Thực Dưỡng ・ Ẩm Thực Việt Nam ・

Bánh Nướng, Bánh Dẻo & Ông Giăng

Anh Yu 16 Thg 09

XEM NHANH

    Mùa thu đi đâu
    Để trăng ở lại
    Má hồng ửng đỏ
    Nước non xanh
    Hạc vàng đi đâu
    Ngàn mây ở lại
    Đáy sông sâu.

    Ăn chơi thì ai cũng thích, học hành thì ai cũng ngại. Nguời xưa biết vậy bèn đưa các triết lý mà con người cần biết vào dồ ăn và đồ chơi. Bánh chưng bánh dầy là trời tròn đất vuông, là quan niệm âm dương, sự sống có dược là bởi hợp lại của hai mặt trái ngược. Trung thu là dịp tốt nhất để trẻ con vừa chơi, vừa ăn, vừa học. Đèn ông sao, đèn ông sư, đèn con cá, con rồng, mâm ngũ quá, bánh nướng bánh dẻo, ông tiến sỹ giấy… mọi thứ đều có ý nghĩa nhất định. Từ ấu thơ, trẻ như tờ giấy trắng dược viết lên, khắc họa dần bằng những quan niệm này kia về cuộc sống.

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 12

    Nhiều người tưởng rằng, đèn ông sao là một đồ chơi mới dăm bẩy chục năm nay. Thực sự nó là biểu đồ của tương sinh, tương khắc trong thuyết ngũ hành. Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, đấy là cái vòng tròn luẩn quẩn cùa tạo hóa, hiểu theo nghĩa đen là: sắt sinh ra nước (nấu chảy), nước sinh ra cây, cây sinh ra lửa, lửa sinh ra đất, đất lại sinh ra sắt. Nhưng rồi Kim lại khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim, hiểu theo nghĩa đen là: sắt chặt được gỗ, gỗ cắm vào đất, đất ngăn được nước, nuớc dập dược lửa và lửa nấu chẩy sắt. Sinh và khắc tuần hoàn tạo ra sự biến đổi vô cùng của tạo vật, và có thể cuộc sống mãi mãi sinh sôi nẩy nở, và diệt vong. Ngôi sao này nguờt ta phái dán bằng giấy bóng 5 mâu: trắng, đen, xanh, đỏ, vàng cũng giống như mâm ngũ quả ít nhất gồm 5 loại bưởi, chuối, hồng, na, ổi cũng là tượng trưng cùa ngũ hành, năm yếu tố tao nên thế giới. Và may quá vào mùa thu thì có đủ.

    Từ tháng 5 đến tháng 10 (âm lịch), hai vụ gặt lúa chiêm và lúa mùa khá xa, nên tháng 8 nhà nông thường thiếu thóc gạo và đói dài. Dịp tết Trung Thu với hoa quả và bánh kẹo giúp cho ai nấy hoàn hồn, vui vẻ đợi mùa lúa mới, lúc ấy một miếng bỏng ngô còn có ý nghĩa, huống chi một cái bánh mới thơm ròn. Bánh dặm, bánh khoai, bánh tét, bánh dầy, bánh tẻ, bánh tro… bằng bột ngô, bột khoai, bột gạo nếp, đỗ xanh được làm tinh khéo mà thành phần gạo tẻ trong đó rất ít. Người Tày Nùng khi giã bánh dầy còn cho thêm những lá nhuộm mầu vào đó, nên bánh dầy cũng có mầu ngũ sắc đen trắng đỗ vàng xanh, xếp lên trông thật thích mắt.

    vong tron cuoc doi

    Bánh nướng bánh dẻo thật sự là một ông thầy triết học, lại chén được ngon lành, nên hấp dẫn trẻ vô cùng. Mỗi chúng ta vừa là trời vừa là đất, hoặc là cả hết tinh tú trời đất, nên ta sẽ chén cả hai. Vừa là trời nên tôi vô hạn, tôi là cha mẹ ông bà thời trước, là con cái cháu chắt thời sau, nên tôi vô cùng. Vì là đất, nên tôi có sinh ra và có chết đi như tất cả mọi tạo vật khác. Nên ra tôi là hình tròn và hình vuông, cái vô hạn và cái hữu hạn. Lồng hình vuông vào hình tròn, tôi – đời người sẽ tiếp xúc với vòng tròn ờ các tuổi 1 (60), 37, 4953 (tuổi 60 quay lại từ đầu). Ở điểm tiếp xúc, tức là người ta chạm vào tiếp tuyến, vô cùng dễ văng ra, nếu không giảm tốc độ, giống như ta đi xe vào đường cua vậy. Nên nguời ta thuờng hay chết vào những tuổi đó. Nhưng theo con số thì những cạnh của hình vuông này không bằng nhau, ta là một hình vuông lệch, được bù lại từ tuổi 37 đến 53 người ta sống được nhiều hơn tất cả những quãng thời gian truớc và sau, tức là khả năng sống lớn và có ý nghĩa nhất trong thời gian ngắn.

    Bánh nướng và bảnh dẻo, vừa tượng trưng cho trời đất, vừa tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, đôi khi được làm to như cái đĩa. hoặc lớn nữa bằng cái mâm để dâng hiển thiên địa. Vuông là tĩnh, tròn là động, nên người ta có thể làm chiếc bánh dẻo đặt khít lòng chiếc bánh nướng, gọi là nhốt cái động trong cái tĩnh, hoặc ngược lạỉ đặt khít chiếc bánh nướng trong lòng cải bánh dẻo, gọi là nhốt cái tĩnh trong cái động. Hành vi của người ta cũng loanh quanh trong cái tĩnh và động này. Quan niệm trời tròn đất vuông có thể là sai qua góc độ khoa học vả chỉ đúng trong trường hợp con người đứng trên mặt đất lấy mình làm tâm nhìn ra bốn phương thắng 4 đường chân trời nên tường lả đất vuông, lẳy vòng tròn làm tâm quay một vòng thẩy bầu trời tròn, nên tưởng là trời tròn. Giời đất là thứ vô thủy vô chung và vô hướng, đem cái hữu hạn của mình để nhìn cái vô hạn, thì bao giờ cũng sai, giống như hàng ngàn năm qua ta ngắm vầng trăng thấy thơ mộng biết bao, khi đến gần thì chỉ là một quả cầu vô hồn, tăm tối và không có sinh khí. Vậy thì hồn nhiên, tự tại thì thấy đâu cũng đẹp, cũng nên thơ, biết nhiều thì thấy méo mó, sinh buồn, và trí tuệ trở thành nghiệp chướng vậy.

     

    – Mùa Thu 2006. Trích Nghệ Thuật Ngày Thường (Phan Cẩm Thượng)-

     

    Cùng quay lại quá khứ để ôn lại những ký ức ngọt ngào về ngày Tết Trung thu:

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 7

    Một cửa hàng bán đồ Trung thu xưa.

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 1Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 2Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 3Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 5Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 6   

     

    Những kỷ niệm tuổi thơ khó quên về Trung thu xưa.

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 8

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 9

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 10

    Chùm ảnh: Ký ức ngọt ngào về Tết Trung thu xưa - Ảnh 11

    Ảnh sưu tầm

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan