Thực Dưỡng ・

Bệnh Hoạn: Một Thị Trường Béo Bở

Anh Yu 14 Thg 01

XEM NHANH

    benh hoan thi truong beo bo

    (Việt Hải Trần) – Nói ra hay không nói?

    Nói về đề tài thuốc men dành cho người bệnh vốn là một chuyện dài. Bệnh nhân mắc bệnh phải uống thuốc. Thuốc men có hai hệ phái, hai nhánh cá biệt hay hai khuynh hướng chữa trị do quan niệm dựa trên nền tảng khác nhau: Thuốc Đông Y và Tây Y. Mỗi bên đều có ưu điểm và khuyết điểm.

    Chẩn Đoán: Đông Y vs Tây Y

    Nếu ta chê bai thuốc Đông y dỏm, không được thử nghiệm nghiêm chỉnh đúng đắn, tùy ý nghĩ riêng tư của bạn thôi. Nếu nói thuốc Tây y độc hại gây ra hết phản ứng phụ sang những căn bệnh khác, tùy quan niệm của bạn thôi. Duy có 2 điều cò thể suy tư, nghĩ ngợi:

    1/ Căn bản đầu tiên để ngừa bệnh, hầu tránh bệnh, ăn uống vừa phải, thứ nào nên ăn, thứ nào nên tránh hoặc bớt. Nhiều khi thức ăn ngon miệng là loại độc không chừng.
    Năng tập thể dục hay thể thao càng hay, có thể là đi bộ, chạy bộ, thiền tịnh, tập hít thở, võ thuật, bơi lội, khiêu vũ vì sức khỏe,… Có những loại thể dục hay thể thao không tốn kém hoặc ít tốn kém.

    2/ Thuốc men dù Đông hay Tây do ý đồ bất lương đen tối, do lòng tham lam, lắm khi độc ác hại người, hay gây ra tử vong. Những vị cha già y học như Hải Thượng Lãn Ông, Hoa Đà (Nguyên Hóa) hay Hippocrates chắc hẳn không truyền bá môn đồ như thế đâu. Ngày xưa tôi nhớ bước vào trường y khoa Minh Đức các vị chủ súy y khoa đông tây được trọng nể ngang nhau. Môn đồ cần học hỏi những tinh hoa chân thiện mỹ của họ. Đấy là sự rèn luyện y khoa trung dung, không thiên kiến. Tôi còn nhớ cái ngày vị bác sĩ tây y Mỹ trị bệnh cho tôi trong nhà thương chê bai khinh khi những miếng thuốc dán Salonpas và những vết cạo gió nơi lưng tôi, tự ái dân tộc tạo nên cơn đại hồng thủy như sóng xô dâng trào, tôi quát to cút xéo ông ta ra khỏi tầm mắt của tôi.

    Rồi trong cuộc sống này đôi khi bạn bè tôi nhìn quan điểm của vấn đề qua lăng kính thiên kiến lệch lạc hoặc thành kiến độc đạo một chiều, những ý nghĩ châm chích hẹp hòi mà làm buồn lòng các vị cha già y học nêu trên, dù đông hay tây y, ý nghĩ sẽ tương đối, chẳng thể tuyệt đối được. Triết lý y khoa khi đạt đến căn bản tối hảo của nó rất hay và có khi là người thực hành đi chưa tới, hay có thể đi lạc, đi sai đường. Rất buồn…

    Tôi chứng kiến có những vị cao niên mỗi ngày cứ phải uống cả bụm thuốc trên tay, lỗi ở họ hay các thầy thuốc hay viện bào chế? Bài viết này trình bày phần nào yếu tố thứ ba, các viện bào chế thuốc tây.  Xin giới thiệu hai bài viết của hai tác giả là Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan & Bác sĩ Thú Y Nguyễn Thượng Chánh sau đây:

    “Les vendeurs de maladies” là một tựa đề trong thiên phóng sự Cash Investigation do nhà báo Pháp Elise Lucet, TV France 2 thực hiện và được trình chiếu năm 2012 và 2013 (tại Canada, đài TV5).

    Phóng sự điều tra tố cáo một số đại công ty dược phẩm cố tình “tạo bệnh mới” để bán thuốc. Người gõ xin phỏng dịch ra những ý chánh trong cuốn phim.

     

    Video: LES VENDEURS DE MALADIES – FR2 (1.31 hrs)-nói tiếng Pháp

    “From 2001 to 2013, total pharmaceutical sales in Canada have almost doubled to $21.6 billion, with 89 percent sold to retail drug stores and 11 percent sold to hospitals. Governments account for 42 percent of drug expenditures and private payers the remaining 58 percent (private coverage and individuals).”

     

    Các nhà bào chế cố tình “tạo ra” ra một bệnh lý phù hợp với phân tử mà họ vừa tìm ra được mặc dù đôi khi món thuốc mới nầy có những phản ứng phụ không thể tránh khỏi được.

    Ròng rã trong thời gian 6 tháng, nhóm Cash Investigation đã điều tra về lề lối làm ăn của một số nhà tài phiệt lớn trong ngành dược phẩm và họ đã phải giật mình trước những điều khám phá ra: “Từ 15 năm qua, các nhà bào chế lớn đã tạo ra nhiều bệnh mới để bán thêm được nhiều thuốc”

    Bệnh lý giả tạo, hội chứng tưởng tượng…Lề lối làm ăn vô lương tâm kiểu nầy có hại vô cùng cho sức khoẻ bệnh nhân. Thuốc mới chứa đầy phản ứng phụ nguy hiểm mà nhà sản xuất cố tình lờ đi.

    Đây là một cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu của các nhà báo Pháp. Họ đã dám vuốt râu hùm để tìm sự thật và gom góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada.

    Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích để bán thuốc.

    Các bệnh mới không ngớt ra đời, lấy thí dụ như “Hội chứng biến dưỡng” (Syndrome métabolique) hay còn gọi lại Hội chứng thùng nước lèo hay bụng bự (Syndrome de la bédaine). Công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) tuyên bố rầm rộ về sự ra đời của một món thuốc mới: Acomplia (Ribonabant) và tung ra một chiến dịch nhồi sọ quảng cáo trên khắp thế giới.

    Ngày nay, nhiều nhà chuyên môn trong y khoa quả quyết rằng tất cả đều trên là bịa đặt.

    Hội chứng biến dưỡng thật sự ra không có. Nhưng đó là bốn loại bệnh đã được biết từ trước rồi: áp huyết cao, cholesterol, tiểu đường và dư cân kết hợp lại chung với nhau trong một bao bì mới (nouvel emballage) hay nói một cách khác là bình cũ nhưng rượu mới.

    Acomplia

    Thuốc Acomplia cho thấy đã gây phản ứng phụ cho trên 1000 bệnh nhân tại Pháp (xáo trộn tâm thần nặng, troubles psychiatriques graves). Có 10 người chết trong số nầy có 4 người tự tử…

    Một năm rưởi sau ngày có mặt trên thị trường, Acomplia bị cấm bán tại Pháp và sau đó thuốc cũng bị cấm trên cả thế giới.

    Hơn nữa, qua thí nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được phép bán, công ty Sanofi hơn ai hết đã biết rất rõ tầm quan trọng của các phản ứng phụ…

    Cơ quan quản lý dược phẩm Liên Âu đã quyết định cho phép bán Acomplia sau khi họ cân nhắc “lợi nhiều nhiều hơn hại”

    Thiên phóng sự đã cho chúng ta thấy có mối liên hệ tài chánh giữa cty Sanofi và một số bác sĩ specialists “chuyên môn” về “bệnh” đó.

    Riêng tại Pháp, có thể nói rằng 90% dân chúng rất tín nhiệm bác sĩ gia đình của họ. Nhưng sau những scandal về thuốc men lòng tính nhiệm của người bệnh đối với bác sĩ cũng bị sứt mẻ đi rất nhiều.

    Được biết là các nhà bào chế chi 25 000 euro/năm cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới.

    Để nhắm vào một thị trường càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản xuất thuốc dể chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.

    Nói chung, đó là những bệnh không rõ ràng thường hay thấy xảy ra ở những người bình thường. Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó. Thị trường dược phẩm nở rộng ra. Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi của căn bệnh.

    Bằng cách nào? Nhà bào chế cho hạ ngạch số định bệnh để có thể trị được một số lớn bện nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.

    Một khảo cứu Hoa Kỳ cho biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới ($$$$).

    Bênh tiểu đường type II

    Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.

    Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…Lập tức có thêm 1 700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)

    Cholestérol. Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL. Lâp tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42 600 000 bệnh nhân có Cholesterol cao trong máu…Các nhà bào chế có thêm được 86% khách hàng mới.

    “Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh.” Đó là mục tiêu của các nhà bào chế dược phẩm.

    big pharma Zapiro

    Những chiến lược thường được các công ty bào chế áp dụng

    1 – Cho giảm ngạch số định bệnh

    Đây là chiến lược nhằm thổi phồng lên một cách giả tạo số bệnh nhân cần phải được điều trị. Lấy thí dụ bệnh tiểu đường type 2. Như vậy số người cần phải uống thuốc gia tăng thêm lên mặc dù nguy cơ tiểu đưởng rất ư là thấp. Nay họ lại phải bị bắt buộc chịu đựng thêm nguy cơ phản ứng phụ từ những loại thuốc uống vào.

    2 – Phóng đại sự hiệu nghiệm: tạo cho bệnh nhân ấn tượng thuốc có hiệu nghiệm rất lớn nhằm thống lĩnh thêm thị trường. Theo các nhà chuyên môn, chiến lược nầy rất thường được áp dụng nhưng cũng chỉ là để hổ trợ cho những chiến lược khác mà thôi.

    3 – Tạo ra những bệnh mới: có gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường và tiền cao máu. Đồng thời với việc giảm ngạch mức định bệnh, hoặc áp dụng những sự thay thế. Người ta có thể nghĩ đến chứng ostéopénie nghĩa là những xương có mật độ thấp nhưng chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương ostéoporose.

    Ngày nay, ostéopénie được công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương ostéoporose thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc Fosamax (bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp các bà bị loãng xương.

    Được biết thuốc bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm hư mục xương hàm (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.

    BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞ

    Dịch từ báo Nouvel Observateur

    Thông tin y học láo khoét

    Năm 2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “ Những người sáng chế ra bệnh” cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý niệm loãng xương ostéoporose (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương ostéopénie) là một định mệnh (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollar và euro. Láo khoét càng to tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.

    Từ lúc ngạch mức chẩn đoán cholesterol được người ta cố tình hạ xuống thì số bệnh nhân lúc trước là 6 triệu người phải uống thuốc suốt đời, nay thì tăng lên 36 triệu người. Như vậy có biết bao là những người có sức khỏe bình thường nay thì trở thành nạn nhân của một khảo cứu thiên vị (biasé) và bắt buộc họ phải uống thuốc hết. John Abramson, là bác sĩ và tác giả của quyển: Overdosed America 

    Theo Bs John Abramson, kỹ nghê dược phẩm tập trung việc phòng ngừa bệnh tim mạch qua việc làm hạ cholestérol bằng thuốc statines trong khi các khảo cứu minh chứng là việc phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhứt là thực phẩm dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao.

    Montreal 2014

    Sự Thật Về Ngành Thuốc Tây

    https://www.bepthucduong.com/download-bi-kip/su-that-ve-benh-aids/

    Tây Y

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan