Thực Dưỡng ・ Diện Chẩn ・

Chẩn Đoán: Đông Y vs Tây Y

Dũng PhD 19 Thg 05

XEM NHANH


    Tôi e rằng các bạn sẽ hiểu nhầm từ “chẩn đoán” đôi chút đấy. Tôi không chẩn đoán theo cách mà các bác sĩ y khoa hiện đại vẫn làm đâu. Trên thực tế thì có khá nhiều điểm khác nhau giữa Tây Y và Đông Y trong việc chẩn đoán chữa trị, cùng tìm hiểu sự đối lập này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về cách thức tiếp cận của Đông Y trong việc điều trị.

    Hãy bắt đầu với sự khác biệt ở mức phổ quát nhất. Trong Đông Y, cơ thể con người được xem như một thể thống nhất mà trong đó các cơ quan phối hợp một cách hài hòa với nhau. Quan trọng hơn, chúng tôi quan niệm cái toàn thể có ý nghĩa hơn nhiều việc coi nó đơn giản là sự lắp ghép của các bộ phận riêng lẻ.

    51yZS11qoKL

    Bạn cần hiểu bạn là một thực thể sống được hình thành nên từ các yếu tố tâm trí, thể xác và linh hồn. Một thầy thuốc Đông Y luôn quan niệm cả 3 yếu tố trên như là một. Giữa chúng không hề có sự chia rẽ, chúng là một khối thống nhất.

     

    Trong việc chẩn đoán của Đông Y, chúng tôi nhìn nhận cơ thể người như một dàn hợp xướng của linh hồn. Bỏ đi bất kỳ nhạc cụ nào, hay thay đổi cách chơi là bạn đã thay đổi toàn bộ bản nhạc. Để thể hiện chính xác toàn bộ tâm hồn, bạn cần tinh chỉnh từng cơ quan như chúng là những nhạc cụ. Chúng cần phải hoạt động một cách tối ưu, như là dàn nhạc được chơi bởi những nghệ sĩ tài ba nhất. Bên cạnh đó, bạn không được quên rằng từng cơ quan lại cần phối hợp hài hòa với các cơ quan còn lại – những phần khác của dàn nhạc – để thể hiện ra một bản nhạc hoàn chỉnh và tuyệt vời nhất, chính là bạn.

    Người thầy thuốc Đông Y, vì thế, giống như người chỉ huy dàn nhạc vậy. Chính vì thế, người thầy thuốc cần lắng tâm nghe ra nhạc cụ nào đang chơi sai nốt và điều chỉnh lại để đưa chúng trở lại hài hòa với toàn bộ dàn nhạc.

     

    Giờ thì chúng ta sẽ cùng đi thêm sâu hơn chút nữa nhé.

    Bên trong cơ thể, mỗi cơ quan được xem xét dưới sự liên hệ với tất cả các cơ quan còn lại. Tình trạng của một cơ quan riêng việt, ví dụ như gan, phụ thuộc vào tình trạng của tất cả cơ quan khác. Lý do rất đơn giản: từ góc nhìn của Đông Y, cơ thể con người là một vòng tuần hoàn mà trong đó dòng năng lượng chảy qua liên tục. Năng lượng này chính là sinh lực. Ở Nhật, nó được gọi là ki, ở Trung Quốc nó được gọi là chi và ở Ấn Độ nó được gọi là prana. Nếu năng lượng bị tắc nghẽn ở phần nào đó trên cơ thể, các cơ quan khác sẽ không được dòng chảy năng lượng này nuôi dưỡng đầy đủ.

    panchavayuimage

    Vì vậy, gan, tim, lá lách, đại tràng và thận, hay các cơ quan khác đều cùng nhau hoạt động một cách hài hòa, mỗi cơ quan lại phụ thuộc vào các cơ quan khác. Nếu dòng năng lượng được chảy xuyên suốt khắp cơ thể, mọi tế bào sẽ được nuôi dưỡng đầy đủ, các cơ quan sẽ có thể hoạt động một cách tối ưu. Nếu dòng năng lượng bị tắc nghẽn, các tế bào và cơ quan sẽ bị suy yếu do thiếu đi năng lượng nuôi dưỡng.

    Bạn biết không, cùng một từ đấy nhưng Đông Y và Tây Y lại quan niệm theo những cách khác nhau. Trong Tây Y, khi bạn nói về “gan” hay “bệnh gan”, bạn chỉ đang nói đến những vấn đề về mặt vật lý của riêng gan. Nhưng theo Đông Y, nó có thể mang cả ý nghĩa là chính cơ quan nội tạng và cả các kinh mạch liên quan đến cơ quan đó, và các bệnh ảnh hưởng đến cơ quan hay kinh mạch đôi khi có biểu hiện vật lý và đôi khi có biểu hiện về mặt tâm lý.

    Cho rằng thân thể tách biệt hoàn toàn với tinh thần, tôi cho là một sự nhầm lẫn. Thân thể của bạn là sự biểu hiện ra bên ngoài của tinh thần của bạn. Tinh thần hay sinh lực, sẽ thấm đẫm thân thể bạn và nuôi dưỡng nó. Một thầy thuốc Đông Y sẽ chú trọng đến sinh lực của thân thể. Chúng tôi quan tâm đến đặc điểm và trạng thái của từng cơ quan. Ví dụ, nó có bị co thắt quá không, có phải năng lượng đang bị tắc nghẽn ở đây? Đó có phải nguyên nhân gây ra đau đớn hay là do sự lão hóa? Cơ quan này có bị sưng tấy không? Năng lượng có chảy qua bộ phận này của cơ thể không? Tôi tự hỏi chính mình, yếu tố nào trong sinh hoạt, chế độ ăn hay lối sống gây ra sự mất cân bằng bằng này? Đây là chỉ một trong số ít những câu hỏi mà chúng tôi luôn tự đặt ra.

    Bởi vì tinh thần, tâm trí và cơ thể là một thể thống nhất, nên với mỗi đặc điểm riêng của từng người, về mặt cảm xúc, trí tuệ hay tâm linh, đều có sự ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Ví dụ, chúng ta đều biết bộ não là cơ quan giúp chúng ta suy nghĩ, nhưng không hề có một nhà khoa học hay bác sĩ phẫu thuật não nào từng tận mắt nhìn thấy một ý nghĩ. Ý nghĩ là vô hình, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nếu bộ não bị tổn thương thì chắc chắn khả năng suy nghĩ của chúng ta sẽ bị suy giảm. Điều đó cũng tương tự như vậy ở các phần khác của cơ thể. Mỗi cơ quan lại có một vai trò riêng trong việc duy trì đặc điểm tính cách của một con người.

    Trong chẩn đoán Đông Y, chúng tôi cho rằng sức khỏe của thân thể liên quan trực tiếp đến sức khỏe của tinh thần và tâm lý. Chúng tôi thậm chí còn cho rằng mỗi biểu hiện thì lại có liên quan đến một cơ quan hay một nhóm cơ quan nhất định. Ví dụ như gan thì có liên quan đến sự giận dữ. Khi gan gặp vấn đề hay bị tổn thương, bạn sẽ dễ nổi giận hơn bình thường. Còn thận thì giống như bệ đỡ của ý chí và nó cũng kiếm soát nỗi sợ hãi. Thận của bạn càng yếu, bạn sẽ càng dễ sợ hãi.

    Trong Đông Y, chúng tôi cho rằng việc cắt bỏ túi mật, lá lách hay cơ quan nào đó sẽ làm thay đổi toàn bộ người đó. Thay vì làm phẫu thuật, chúng tôi quan niệm người thầy thuốc cần tìm ra được nguyên nhân cốt lõi sâu xa của căn bệnh, chứ không phải cứ có vấn đề ở đâu thì lại cắt bỏ phần đó.

    Triết lý này rất rõ nét trong lối tư duy phương Đông, mang đặc trưng của bán cầu não phải. Người phương Đông thường có cái nhìn toàn thể và trực giác với mọi vấn đề, đối lập với lối tư duy dựa vào lí trí và đi vào chi tiết của phương Tây. Đối với phương Đông, cuộc sống như một bức tranh mà toàn bộ yếu tố trong đó đều có vai trò cần thiết đối với cái toàn thể. Bỏ đi bất kỳ yếu tố nào trong đó thì sẽ làm thay đổi toàn bộ bức tranh, biến nó thành một bức tranh hoàn toàn khác.

    Chẩn đoán Đông Y phụ thuộc chủ yếu vào sự liên hệ giữa người với người. Người thầy thuốc Đông Y quan sát bệnh nhân của mình, sờ nắn bệnh nhân, đưa ra các câu hỏi và lắng nghe một cách cẩn thận. [Tứ chẩn: vọng, văn, vấn, thiết]

    hoa da chua benh4

    Sợi dây liên kết giữa thầy thuốc và bệnh nhân cần được thiết lập gần gũi như một cá thể. Để thực sự thấu hiểu vấn đề của bệnh nhân, người thầy thuốc cần bỏ đi cái tôi và những kiến thức chủ quan của mình, cần để cho sự trực giác dẫn đường cho việc điều trị. Nói cách khác, thầy thuốc sẽ đứng ở cương vị người-lắng-nghe và tìm ra phương cách điều trị thích hợp.

    Trong chẩn đoán Đông Y, chúng tôi cố gắng kích khởi khả năng tự chữa trị bên trong mỗi bệnh nhân. Người thầy thuốc không phải nhân tố chữa trị mà chính là bệnh nhân. Tất cả những gì mà người thầy thuốc làm chỉ là tạo điều kiện để bệnh nhân tự điều trị cho chính mình. Vì vậy, vai trò của người thầy thuốc trong việc điều trị là vô cùng khiêm nhường.

    Cái nhìn trong Đông Y thường là cái nhìn dài hạn. Chúng tôi luôn nhìn nhận toàn thể cả bức tranh, toàn thể một con người. Chúng tôi hướng đến việc phòng hơn là chữa bệnh. Chúng tôi cố gắng duy trì và nâng cao sức khỏe.

    Thời xưa ở Trung Quốc, một thầy thuốc được trả công để duy trì sự khỏe mạnh cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân trở bệnh, thầy thuốc sẽ không nhận được tiền công. Thái Y ở trong cung sẽ bị chặt đầu nếu vua có bệnh. Chúng tôi quan niệm phòng bệnh mới là y khoa tối cao.

    Một sự khác biệt giữa Đông Y và Tây Y nữa chính là Đông Y chú trọng vào sự liên hệ giữa một cá nhân này với một cá nhân khác. Đó không phải là phương thức tiếp cận hàng loạt, máy móc mà là một cách tiếp cận từ tốn, cẩn thận mà khi đó chúng tôi cố gắng tối đa có thể để hòa nhập được với sự sống của một cá nhân khác.

    Chẩn đoán Đông Y đôi khi giống như cuộc sống vậy, nó khá mơ hồ. Tôi luôn đùa rằng thầy thuốc Đông Y chúng tôi là những gã hiền dịu. Chúng tôi chăm sóc bệnh nhân một cách dịu dàng như những người mẹ chăm sóc con cái của mình. Chúng tôi luôn cố gắng  giúp bệnh nhận có khả năng sử dụng khả năng tự chữa trị của chính bản thân mình.

    Vì thế, chẩn đoán trong Đông Y cũng giống như một môn nghệ thuật vậy. Chính xác hơn, đó là một sự tu tập về tâm linh, học cách nuôi dưỡng chất lượng và khía cạnh nghệ thuật của cuộc sống.

     

    Cách điều trị của Tây Y cũng giống như phương cách người phương Tây tiếp cận cuộc sống, mang đặc điểm đặc trưng của não trái, đầy tính phân tích, kỹ thuật và khoa học. Quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân thường bị xem nhẹ bởi các báo cáo thí nghiệm, những cuộc thử máu hay vô số xét nghiệm khác.

    Trong Tây Y, tính khách quan vô cùng được chú trọng. Máy móc được sử dụng để kiểm tra, đưa ra những con số và từ đó đề nghị một tiến trình trị liệu đầy tính khoa học, chứ không phải là từ sự cảm nhận trực tiếp của con người. Người ta vẫn luôn tin tưởng vào sự chính xác của đống máy móc này. Từ đó, sự liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân ngay càng lỏng lẻo và hời hợt. Những quan sát, trực giác hay cảm nhận của bác sĩ chỉ là thứ yếu so với những con số mà máy móc đưa ra.

    Chính vì máy móc và các xét nghiệm được trọng dụng, các bác sĩ giờ đây có thể khám cho hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân. Đây là phương cách tiếp cận hàng loạt, máy móc. Và trong mắt của các bác sĩ, hoặc là bạn đang khỏe, hoặc là bạn đang ốm, chỉ vậy thôi.

    Optimized lung cancer doctor

    Tây Y định nghĩa bệnh dựa trên các triệu chứng. Chính vì thế, cách điều trị của Tây Y là đối chứng trị liệu. Nếu bạn đau đầu, bác sĩ sẽ kê cho bạn aspirin. Thường thì họ chẳng quan tâm đến căn nguyên cơn đau đầu của bạn. Kể cả khi sự căng thẳng hay chế độ ăn là những nguyên nhân rõ ràng gây ra cơn đau đầu, thì cách điều trị luôn y hệt nhau: uống thuốc. Hay như chứng phát ban, cách điều trị thường xuyên là dùng thuốc mỡ bôi vào nơi phát ban, và nguyên nhân của nó không hề được quan tâm đến. Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa, bạn sẽ được kê cho đủ loại thuốc về tiêu hóa như Turns, Rolaids, Alka-Selrzer,…

    Trong quan điểm Đông Y, một cơn đau đầu, một đợt phát ban hay các vấn đề về tiêu hóa có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ thận, gan hay lá lách, hay có thể do chế độ ăn, tâm lý căng thẳng. Cách tiếp cận của Đông Y sẽ không phải kê ra một đơn thuốc mà là đề nghị một sự đổi thay trong thói quen, lối sống hàng ngày.

    Các bác sĩ Tây Y luôn hướng đến cái nhìn vi mô, quan tâm đến vi khuẩn, vi rút hay các vi sinh vật khác, chính vì điều này mà thuốc men được khuyến khích sử dụng. Đối với các bác sĩ, thuốc sẽ được dùng để điều trị cho đến khi căn bệnh phát triển quá mức không thể dùng thuốc được nữa, lúc đó sẽ tiến hành các ca phẫu thuật. Viêm amidan thì cắt bỏ amidan, gặp các bệnh về túi mật thì cắt bỏ túi mật. Nếu bạn có bệnh tim thì lại được thực hiện các cuộc phẫu thuật tim. Cứ như vậy. Hai công cụ chính của y khoa hiện đại chính là thuốc menphẫu thuật, đều là những phương pháp đối chứng trị liệu.

    dees cancer

    Nguyên nhân căn bản của việc đối chứng trị liệu này chính là việc nhìn nhận cơ thể như một cỗ máy, mỗi cơ quan được xem như tách biệt và không có liên hệ gì với các cơ quan khác. Kết quả là ngành y khoa hiện đại phân nhánh thành hàng loạt chuyên ngành chuyên môn.

    Nếu bạn có vấn đề về tâm lý, bạn sẽ đến khám với bác sĩ tâm lý; với bệnh về chân, bạn sẽ đến khám với bác sĩ chuyên khoa chân; với bệnh về xương, bạn sẽ đến khám với bác sĩ chỉnh hỉnh; với bệnh về tim, bạn sẽ đến khám với bác sĩ tim mạch. Và cứ thế.

    Nhìn nhận cơ thể một cách phân mảnh như vậy sẽ có những hậu quả của nó.

    Bác sĩ tim mạch sẽ không có thời gian để nghiên cứu về gan, trong khi các bác sĩ về gan lại không có thời gian để nghiên cứu về thận.

    Một bệnh nhân mắc bệnh về gan có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa gan để điều trị. Bác sĩ chuyên khoa gan sẽ kê đơn thuốc, giúp cho các triệu chứng về gan biến mất. Nhưng các tác dụng phụ của thuốc lại gây ra vấn đề cho tim. Thế là bệnh nhân lại đến gặp bác sĩ tim mạch, và lại được kê đơn thuốc chuyên cho bệnh tim, rồi thì các triệu chứng về tim mạch lại biến mất. Nhưng chỗ thuốc này lại gây ra bệnh cho thận. Rồi thì bệnh nhân lại đến khám với bác sĩ chuyên khoa thận, được kê cho thuốc chữa thận, các triệu chứng về thận biết mất nhưng rồi lại gặp phải các triệu chứng về lá lách. Bệnh nhân tiếp tục đến gặp bác sĩ chuyên về lá lách, lại được kê thuốc chữa lá lách nhưng rồi thì mắc phải các bệnh về tiêu hóa mà có thể gây tử vong. Ông bác sĩ cũng đều nói rằng, “Tôi đã thành công,” nhưng bệnh nhân thì đã ngỏm. Nguyên nhân là do mỗi ông bác sĩ chỉ quan tâm đến chuyên môn từng cơ quan của mình chứ không hề coi cơ thể con người là một khối thống nhất hoàn chỉnh.

    Các bác sĩ Tây Y thường tập trung vào việc điều trị các trường hợp cấp tính, tức là bệnh trạng đã thể hiện ra rồi mới lo điều trị, họ không chú ý đến việc phòng ngừa. Do đó, họ thường làm tốt trong các ca cấp tính hơn là các bệnh mãn tính.

    Cuối cùng, tôi cho rằng cả Đông Y và Tây Y đều cần thiết. Cả hai đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình. Thầy thuốc Đông Y thì điều trị một cách hiền hòa, xử lí các căn bệnh khi chúng còn nhen nhúm. Đông Y có một tầm nhìn dài hạn trong việc duy trì sức khỏe, chú trọng đến chất lượng cuộc sống. Tây Y thì chuyên môn hơn, có khả năng trong các vấn đề cấp tính, chú trọng vào tuổi thọ hơn.

     

    – Nguồn: Reading the Body: Ohashi’s Book of Oriental Diagnosis –

    Dũng PhD

    dung.phamduc90@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan