Thực Dưỡng ・ Các Loại Bệnh ・

Giã Từ Thối Tai: Cách Chữa Viêm Tai Theo Thực Dưỡng Ohsawa

Anh Yu 26 Thg 02

XEM NHANH

    Viêm và nhiễm trùng có thể xảy ra ở vùng tai giữa hoặc tai ngoài. Viêm tai giữa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng bất kỳ lứa tuổi đều có thể mắc phải. Các triệu chứng bao gồm đau tai, cảm giác đầy hoặc áp lực ở tai, nghe kém, tai chảy nước, tiêu chảy (thi thoảng), và sốt từ 39℃ trở lên.

    Nhiễm trùng tai giữa thường được cho là do vi khuẩn hoặc virus ở mũi và cổ họng, tắc nghẽn do dị ứng, khối adenoids (khối tổ chức nằng ở vòng họng bao gồm cả amidan) bị sưng hoặc màng nhĩ bị rách. Nhiễm trùng tai giữa mãn tính có thể là kết quả của việc nhiễm trùng nhiều lần gây ra chứng tăng khối adenoids.

    Nhiễm trùng tai ngoài biểu hiện qua các triệu chứng ở tai trở nên nghiêm trọng hơn khi bị thắt tai, sốt nhẹ, chảy mủ tai, và mất thính lực tạm thời. Theo Tây y, nhiễm trùng tai ngoài là do bơi trong nước bẩn, bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc nấm; nồng độ clo nhiều trong nước bể bơi hoặc; hoặc chứ nhiều nước tù đọng.

    Tuy nhiên, dưới góc nhìn thực dưỡng, nguyên nhân cơ bản là ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường như kem và trái cây, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật trong cơ thể. Đối với một số người dân Mỹ, nguyên nhân là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến từ sữa. Những thực phẩm này không chỉ làm cho cơ thể dễ bị vi khuẩn, nấm và vi rút hơn mà còn ảnh hưởng đến thận. Đối với thực dưỡng hiện đại, tất cả các vấn đề về tai đều liên quan với thận yếu. Nếu tai của trẻ chảy ra chất nhầy và sáp, đó là dấu hiệu của bệnh thận. Các vấn đề về tai cũng có thể xảy ra do thời tiết lạnh.

    giphy

    Một số phương pháp có thể áp dụng:

    – Giảm đau tai thông thường: bạn có thể đắp muối nóng rang (roasted salt pack) giúp làm ấm cơ thể. Cách làm: đảo 1 cup muối biển (muối hột) trên chảo gang/inox cho đến khi muối thật nóng, quấn muối trên vải cotton và đợi đến khi nguội bớt để da không bị phỏng) lên vùng tai bị đau.

    1280px Tofu 4

    – Hoặc khi ăn quá nhiều thịt và sữa dẫn đến đau tai, đắp muối có thể gây đau, trong trường hợp này, đắp cao đậu phụ (tofu plaster) sẽ là phương án tốt nhất. Lưu ý là đổi túi đậu phụ mỗi giờ đồng hồ đến khi tai hết đau.

    Cách làm cao đậu phụ: Dùng để giảm sốt, giúp tỉnh táo và giảm đau, đặc biệt là đau đầu. Đậu phụ sử dụng có thể là bất cứ loại nào được bán ở siêu thị. Thường sẽ là miếng to, nên cắt lát và dùng vật nặng đè lên để chảy bớt nước. Sau đó, nghiền nhỏ đậu phụ vừa vắt nước. Trộn chung với gừng nạo theo  tỷ lệ 1 muỗng canh gừng trộn cùng 230g đậu phụ. Thêm một ít bột mì để tăng độ kết dính. Cho hỗn hợp ra vải sạch dày khoảng 1cm rồi đắp vào chỗ cần điều trị.

    Đối với sốt, áp vào trán. Đậu phụ sẽ đổi vàng sau một thời gian. Cách 2 đến 3 giờ đổi cao 1 lần, hoặc khi đậu phụ trở nên nóng hoặc vàng. Thay đổi thường xuyên hơn trong trường hợp sốt cao hoặc khi đắp trên ngực.

    Trong trường hợp xuất huyết não mà không có trợ giúp, cạo đầu và áp cao đậu phụ dày 4cm toàn bộ đầu.

     

    – Đối với trẻ nhỏ, không nên nhỏ dung dịch hay dùng bông ngoái vào tai trẻ. Thay vào đó, sử dụng cách đắp các loại gạc hay túi bên ngoài tai. Tốt hơn hết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề tai trẻ đang gặp phải, nhất là khi đắp hay dùng gạc ngoài tai không có tác dụng.

    – Để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng tai ở người lớn, nên sử dụng liệu pháp thông tai bằng nhỏ dầu mè gừng (đun sôi hỗn hợp dầu mè (nên dùng dầu mè đen nguyên chất) và nước ép gừng nạo với tỷ lệ 1:1. Lọc qua gạc cotton khử rùng rồi để nguội. Khi dùng, chỉ nên nhỏ 1 giọt vào tai) nhỏ vào tai từ 2 đến 3 giờ, 3 lần mỗi ngày. Cách này cũng có thể giải quyết cho tình trạng ù tai. Nếu kèm theo đau đớn, có thể đắp thêm muối nướng hay gạc đậu phụ đã mô tả ở trên. Sau đó đắp cao khoai sọ mỗi 4h vào ban ngày và để luôn qua đêm giúp giải trừ những tắc nghẽn ở tai.

    taro root

    Cách làm cao sọ: Cao sọ giúp thải bỏ những độc tố và làm giảm đau nhức. Cao sọ được dùng áp lên khắp cơ thể kể cả lên phần đầu, thường sử dụng cao sọ ngay sau khi áp gạc gừng nóng.

    – Khoai sọ: Lượng vừa đủ để trải phủ lên đều khắp vùng nhiễm độc và có độ dày 1.5cm trở lên, dùng khoai có màu trắng tím mà không dùng loại khoai sọ có màu đỏ. Chọn củ giáo tức là củ con đeo trên củ cái, không dùng củ cái.

    – Gừng: Vừa đủ để trộn vào cao sọ, tỷ lệ 5% so với cao sọ…

    1. Gọt bỏ vỏ, đừng gọt dày quá, xong mài khoai cho nhừ mịn (dùng bàn mài hay máy xay cũng được), xong trộn với gừng cho đều làm thành một vền bột dẻo.
    2. Dùng một miếng vải cotton trải cao cho đều lên vải dày độ 1.5cm hay hơn và áp thẳng lên vùng nhiễm độc, có thể lót qua da một băng gạc (vải mùng thưa rồi áp lên để lột bỏ cao dễ dàng sau khi áp xong, cuối cùng dùng vải cô-ton cột định vị cao không cho xê dịch).
    3. Thời gian áp cao ít nhất là 4 giờ đồng hồ hoặc để luôn qua đêm.
    4. Đối với những bệnh nghiêm trọng như ung thư, nếu có thể thì áp liên tục gạc gừng 5 phút, cao sọ 4 giờ rồi lại gạc gừng, rồi cao sọ như trên.
    5. Tất cả các bệnh đều áp gạc gừng khoảng 20 phút ngoại trừ bệnh ung thư nhất là ung thư ở vú, ngực thì chỉ đắp gạc gừng có 5 phút rồi áp cao sọ hoặc là chỉ đắp cao sọ không cũng được.
    6. Nếu cao sọ nhão quá có thể thêm bột gạo trộn vào, nếu xay bằng máy thì thêm chút nước lúc xay để không kẹt cháy máy rồi sau đó lại thêm bột gạo vào cho vừa dẻo nếu cần.
    7. Nếu đắp thấy ngứa quá thì:

    – Lúc trộn cao sọ với gừng cho thêm vào đó nửa chén cơm nguội trộn đều rồi áp lên nơi viêm nhiễm.

    – Lúc mua cao sọ về đem rửa nước, phơi ráo chỗ bóng hanh (âm can) rồi mới gọt vọ. Sau khi gọt vỏ đem chẻ đôi ra phơi chỗ hanh cho khô. Sau đó đem mài hoặc thêm nước vào đem xay. Xay xong nhão quá thì lại cho bột gạo vào cho vừa.

    – Xoa một lớp dầu mè lên da sau khi áp gạc gừng nóng (hoặc không áp gạc gừng nóng tùy trường hợp như đã nói trên) rồi mới áp cao sọ lên trên và dùng băng cô-ton định vị hại.

    – Thêm chút muối vào cao sọ rồi mới áp lên da

    Nếu khó gỡ ra thì thấm nước lên lớp bột cao cho mềm

    Sau khi gỡ bỏ cao sọ ra lau lại da cho sạch bằng nước ấm, nếu da khó chịu thì thoa 1 lớp dầu mè hoặc dầu mè gừng (tỷ lệ 1/1).

    Nếu vùng viêm nhiễm có nước, ví dụ như ở bàng quang, phổi ứ nước, phúc mạc ứ nước thì phải áp cao bột kiều mạch (buckwheat) trước 20 phút cho bớt nước rồi mới áp cao sọ

    Tình trạng của tai liên quan mật thiết đến sức khỏe của thận. Nếu thận yếu và không thể thải độc cho cơ thể, chất cặn bã sẽ thải ra từ tai. Vì thế, nếu trẻ muốn ăn miso, hay nước tương, muối biển thì vẫn nên chiều theo ý trẻ. Với lứa tuổi như vậy, trẻ chưa thể hiểu được khái niệm âm dương, nhưng chúng rất nhạy cảm và có tính bản năng cao. Vì thế, cho trẻ ăn miso và nước tương thêm nếu chúng muốn, lượng muối mới đưa vào cơ thể thay thế lượng muối cũ.

    Chế độ ăn gợi ý

    Thức ăn chính: gạo lức và lúa mach (tỷ lệ 3:1), cơm xích tiểu đậu, kem gạo lứt, muối mè. Nhai 100 lần mới nuốt.

    Thức ăn phụ: (⅓ so với thức ăn chính): ăn súp cá chế 2-3 lần mỗi ngày, món hầm ngưu bàng củ sen, ngưu bàng hầm và món hầm rong hijiki. Dùng dầu mè để nấu ăn và nấu kỹ. Chỉ nên ăn đồ ấm, tránh nguội lạnh.

    Súp miso: rong wakame, củ cải và thân lá cải.

    Thức uống: trà ban cha tương, trà bancha, trà phổ tai.

    Thực phẩm nên tránh: tất cả các loại thịt, cá thịt đỏ, thịt gà, sữa và chế phẩm từ sữa, đồ ăn thức uống ngọt và trái cây. Đặc biệt là trứng.

     

    Natural healing from head to toe – traditional macrobiotic remedies, Cornellia Aihara and Herman Aihara, with Carl Ferre. 

    Hoàng Anh lược dịch

    Những Cách Làm Khỏe Thận

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan