Thực Dưỡng ・

Lối Thoát Cho Bệnh Viêm Phổi & Phế Quản Theo Thực Dưỡng Hiện Đại

Dũng PhD 14 Thg 01

XEM NHANH

    Các bệnh về phổi, cơ quan chính của hệ hô hấp, bao gồm từ các cơn ho thông thường hay xung huyết đến các bệnh như hen suyễn. viêm phế quản và những căn bệnh khác nặng hơn như viêm phổi, viêm màng phổi và các rối loạn nghiêm trọng khác. Bên cạnh phổi, hệ hô hấp còn bao gồm hốc mũi và các xoang, thanh quản và dây thanh âm, khí quản, phế quản và tiểu phế quản, phế nang và khoang màng phổi. Hiện nay, hàng triệu người đang mắc phải các căn bệnh về hô hấp, và trong đó xung huyết mũi và xoang là những bệnh thường gặp nhất trong xã hội hiện đại. Khoảng 70% chất thải mà cơ thể bài tiết ra có dạng khí CO2 và các loại khí khác, đều được đưa ra ngoài thông qua phổi. Một chế độ ăn và lối sống lành mạnh sẽ loại bỏ được sự tích tụ chất nhầy trong phổi và các xoang (nguyên nhân chính của các bệnh về đường hô hấp) và góp phần giúp chúng ta thở đúng, nhờ vậy mà cải thiện được sức khỏe của các cơ quan này.

    Bản PDF Hoàn Chỉnh

    button download

    Đọc thêm về “Ung thư phổi” trong phần “Ung thư” 

    Lối Thoát Cho Ung Thư Phổi

    lungs of the earth

    TRIỆU CHỨNG

    Các triệu chứng sau đây có thể gặp phải khi mắc các bệnh về phổi :

    1. Ho.
    2. Thở nông, thở khó, đau ngực.
    3. Nhiễm trùng hô hấp.
    4. Tức ngực.
    5. Má bị tái nhợt hoặc xuất hiện cái vết sưng phù.
    6. Vai bị cong và căng cứng.
    7. Tư thế bị gục xuống.

    Trong chẩn đoán Y học phương Đông truyền thống, má có liên hệ với tình trạng của phổi. Đánh giá các dấu hiệu này cùng một số dấu hiệu khác có thể nhận biết được sự phát triển của các bệnh về phổi.

    1. Các nốt mụn nhọt xuất hiện trên má cho thấy sự tích tụ các axit béo và chất nhầy từ các sản phẩm từ bơ sữa và đường.

    2. Má bị trắng cho thấy quá nhiều sản phẩm từ bơ sữa tích tụ ở phổi.

    3. Má bị đỏ cho thấy các mao mạch phổi đang hoạt động quá mức, có nguyên nhân từ việc dùng quá nhiều trái cây, nước ép, gia vị, đường và các chất kích thích.

    4. Má bị co rúm quá mức có nguyên nhân từ việc dùng quá nhiều muối, cá, thịt gia cầm, các thức ăn khô hay nướng.
    5. Các đường thẳng đứng trên má thể hiện dòng máu đang bị thu hẹp, phế nang bị co rút và các cơ ngực bị căng cứng.

    6. Trên má xuất hiện các vết tấy đỏ thể hiện tình trạng dư thừa axit từ việc dùng quá nhiều đường.

    7. Những nốt ruồi duyên (beauty marks) trên má cho thấy dấu hiệu của các cơn sốt ở phổi trong quá khứ, trong khi các nốt ruồi thường (moles) thể hiện sự dư thừa lượng đạm và đường nạp vào cơ thể.

    8. Táo bón và các triệu chứng đường ruột khác có liên quan đến sự hoạt động quá mức của phổi.

    9. Bạc màu, có vết trầy, căng cứng, giãn hay các biểu hiện bất thường khác dọc theo phế kinh (phổi) có thể cho thấy sự tiến triển của các bệnh về phổi. Phế kinh chạy từ dạ dày, đi qua đại tràng, phổi, cổ họng, vai và đi xuống dưới phía trong cánh tay đến chỗ nối giữa ngón cái và ngón trỏ và chạy đến góc ngoài của ngón tay cái.

    10. Ngón tay cái bị yếu hay bị căng thường là các dấu hiệu cho thấy phổi đang bị bệnh.

    NGUYÊN NHÂN

    1. Nguyên nhân chính của hầu hết các căn bệnh đường hô hấp là do chế độ ăn mất cân bằng trong một thời gian dài. Ô nhiễm, khói thuốc hay tiếp xúc với các chất hóa học và chất độc thường xuyên là các tác nhân góp phần gây bệnh nhưng chế độ ăn vẫn là yếu tố quyết định.

    2. Phổi nằm ở phía trên của cơ thể, thể hiện sự ảnh hưởng của lực ly tâm, bành trướng của trái đất. Đồng thời, cấu trúc phổi lại mang tính co rút, chắc đặc thể hiện sự ảnh hưởng của năng lượng vũ trụ (heaven). Vì vậy, phổi thu hút cả 2 loại năng lượng và việc dùng quá nhiều các thực phẩm cực âm hay cực dương như thịt, trứng, thịt gia cầm, bơ sữa, bột mỳ tinh chế, đường, các chất béo, trái cây và nước ép, đồ nướng, đồ uống có cồn, chất kích thích, hóa chất hay các loại thuốc Tây có thể gây nguy hại cho phổi.

    3. Tiêu thụ quá nhiều thực ẩm axit, thực phẩm tạo chất nhầy và các thực phẩm nhiều chất béo có thể dẫn đến sự quá tải cho phổi. Chất nhầy có thể phủ kín phế quản, phế nang và các mao mạch ở phổi, dần dần bám chắc ở đó trong một thời gian dài. Các đồ nướng từ bột mỳ, ngũ cốc tinh chế và đặc biệt là các sản phẩm từ bơ sữa là các thực phẩm tạo chất nhầy ở phổi.

    4. Nếu phổi bị chất nặng bởi các chất béo và chất nhầy , đặc biệt là từ các sản phẩm bơ sữa, thì các hợp chất các-bon và các loại hạt từ thuốc lá sẽ bị bám lại ở phổi, dần dần sẽ kích thích cơ quan này và dẫn đến việc các khối u phát triển.

    CÁC DẠNG BỆNH

    Hen suyễn. Căn bệnh mãn tính này thường kèm theo triệu chứng như ngực bị co thắt khi hít thở, ho dai dẳng kéo dài, nhiều chất nhầy và xung huyết. Thông thường, người bị bệnh lên cơn hen suyễn khi có sự tiếp xúc với phấn hoa, cỏ, bụi bẩn, khói thuốc lá, lông thú vật, hay các yếu tố kích thích khác từ môi trường xung quanh cũng như các loại thuốc hay thức ăn có hàm lượng muối sunfua cao. Các triệu chứng trên có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hay kéo dài cả ngày. Và sự tái phát thường xuyên xảy ra và có thể kéo dài hàng ngày hay hàng tuần lễ. Ước tính có khoảng 15 triệu người Mỹ mắc phải bệnh hen suyễn, đặc biệt là trẻ em, nguyên nhân chính dẫn đến việc nghỉ học ở các trường. Các bác sỹ thường điều trị hen suyễn bằng thuốc làm giãn phế quản, bằng cách xông hay uống thuốc, nhưng cách điều trị này có thể mang lại những tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm là việc làm tăng huyết áp.

    Mặc dù yếu tố môi trường hay các tác nhân hóa học có thể gây ra các cơn hen suyễn nhưng nguyên nhân cốt lõi chính là sự tiêu thụ quá nhiều đồ ăn và đồ uống âm tính, đặc biệt là các thực phẩm tạo chất nhầy như bơ sữa, bột mỳ tinh chế, đường hay các đồ ăn đồ uống có đường. Dùng quá nhiều các thực phẩm này có thể gây ra sự tắc nghẽn đường hô hấp do sự co thắt của các cơ ở ống cuống phổi hay do cơ thể tiết ra quá nhiều chất nhầy.

    Để điều trị bệnh hen suyễn, hãy áp dụng một chế độ ăn chuẩn theo Diet#1 cho các bệnh do yếu tố âm. Hãy để ý giảm lượng dung dịch nạp vào cơ thể khi uống hay khi nấu ăn, đồng thời giảm thiếu tối đa trái cây, nước ép, salad hay các thực phẩm âm tính khác. Tất nhiên cũng cần tránh các loại thực phẩm cực âm hay cực dương. Với một chế độ ăn đúng đắn, bệnh hen suyễn có thể được chữa trị trong vài tuần lễ.

    Để phòng chống hay đối phó với các cơn hen suyễn, hay áp GẠC GỪNG liên tục vào vùng ngực. Ngoài ra có thể dùng một lượng nhỏ MUỐI VỪNG hoặc MƠ MUỐI. Các cách điều trị này giúp phế nang co lại, làm giảm nhẹ ngay lập tức các triệu chứng. Hen suyễn thường dễ mắc phải khi ở khí hậu nóng ẩm, vì thế môi trường khô ráo cũng giúp ích cho quá trình điều trị. Nên sử dụng máy hút ẩm để làm giảm độ ấm trong không khí; tích cực tiếp xúc với không khí trong lành (đặt cây xanh trong phòng), môi trường sáng sủa, nhiều ánh nắng mặt trời cũng giúp ích cho quá trình điều trị.

    Viêm phế quản. Viêm phế quản thường đi kèm các triệu chứng như ho dai dẳng kéo dài; có đờm vàng, trắng hoặc xanh; sốt và cảm lạnh; đau tức ngực; và cảm thấy đau khi hít thở. Dạng cấp tính của viêm phế quản thì đến và đi khá nhanh, thường là một vài ngày, và thường kèm theo nhiễm trùng do vi khuẩn hay vi rút. Dạng mãn tính của viêm phế quản thì nghiêm trọng hơn, thường xuất hiện chủ yếu ở những người bị béo phì hay hút thuốc nhiều. Giống như triệu chứng tràn khí, nó có thể gây nguy hại đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế một cách cẩn thận.

    Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản là sự tiêu thụ quá nhiều các thức ăn và đồ uống mang tính cực âm, bao gồm cả đồ uống lạnh, trái cây, nước ép và đường. Để điều trị, hãy loại bỏ ngay các thức ăn này ra khỏi thực đơn, đồng thời cũng tránh dùng các thực phẩm cực dương mà có thể gây ra sự axit cho cơ thể. Bắt đầu một chế độ ăn Thực dưỡng tiêu chuẩn, hơi dương tính một chút, như nêm mặn hơn, nấu lâu hơn, dùng nhiều hơn các loại củ, rong biển và gia vị dương tính. Tuân theo Bảng hướng dẫn số 1 cho các bệnh âm tính.

    Các cơn sốt đi kèm bệnh viêm phế quản thường ở mức nhẹ và có mục đích nhằm tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, nếu sốt quá cao, có thể đắp CAO ĐẬU PHỤ hay CAO LÁ XANH lên trán. Bên cạnh đó, có thể đắp GẠC GỪNG hay CAO MÙ TẠT thường xuyên lên vùng ngực để làm giãn các chất nhầy và cải thiện khả năng thở.

    Ho. Ho thường xuất hiện cùng với khá nhiều chứng bệnh. Nó có thể nhẹ hay nặng, cấp tính hay mãn tính. Trong y học hiện đại, ho thường được chặn đứng bằng thuốc men. Tuy nhiên, theo quan điểm Thực dưỡng, ho chỉ đơn giản là cơ chế thải bỏ nhứng thứ bất thường trong cơ thể như chất nhầy, đờm, độc tố hay cũng có thể là năng lượng dư thừa từ quá trình trao đổi chất mà cơ thể không thể đào thải thông qua các kênh khác. Ho có thể được phân thành ho do yếu tố âm hoặc do yếu tố dương. Ho do yếu tố âm thường nhẹ hơn, thường ở bề mặt ngoài của ngực, kéo dài lâu hơn (thường là mãn tính), kèm đờm được thải ra từ phổi hay phế quản. Ho do yếu đố dương thì nặng hơn (tiếng to hơn, khan hơn), thường ở sâu trong lồng ngực, kéo dài ngắn hơn (thường là cấp tính). Các thực phẩm mang tính cực âm, đặc biệt là sữa, kem và các thực phẩm từ bơ sữa khác, cũng như đường, các chất ngọt, đồ uống đóng chai, gia vị và chất kích thích thường là nguyên nhân gây chứng ho do yếu tố âm. Các đồ nướng từ bột mỳ, hay dùng quá nhiều thịt động vật, quá nhiều muối hay thức ăn mặn là nguyên nhân gây ra chứng ho do yếu tố dương.

    Nếu bị các cơn ho nhẹ, có thể không cần can thiệp vì để chúng thực hiện chức năng của mình nhưng nếu cơn ho trở nên nặng hơn, gây đau đớn thì có thể kiểm soát chúng thông qua các món ăn hay đồ uống đặc trị. Để điều trị các cơn ho do yếu tố âm, hãy dùng bất kỳ loại trà nào sau đây: TRÀ CỦ SEN, TRÀ MU, trà gạo lứt và củ sen [rang một nắm gạo lứt và thêm ít củ sen thái nhỏ, một ít lá tía tô; sau đó thêm 3 cups (750ml) nước, đun cho đến khi cạn còn 1 cup (250ml)].

    Để điều trị chứng ho do yếu tố dương, hãy dùng các loại trà sau: TRÀ NẤM ĐÔNG CÔ, trà gạo với vỏ của trái cây họ cam quýt [rang một nắm gạo lứt và thêm vỏ cam hay chanh thái nhỏ; thêm 3-4 cups (750ml – 1l) nước và đun cho đến khi cạn còn 1 cup (250ml)], TRÀ ĐẬU ĐEN, hay trà AME-DAIKON [Siro gạo lứt với củ cải nạo trộn với tỉ lệ 1:1, sau đó hòa vào TRÀ CÀNH BANCHA nóng, dùng 1-2 thìa mỗi ngày].

    Xơ nang. Bệnh xơ nang xuất hiện khi mà thành phế quản bị bao phủ với chất nhầy, gây ra hiện tượng ho mạnh và thở khò khè. Đồng thời phế nang cũng có thể bị lấp đầy bởi đờm, khiến hít thở khó khăn hơn và ngăn cản sự cung cấp máu của cơ thể. Nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ nang là do thường xuyên ăn các thực phẩm từ bơ sữa, đường, trái cây và các chất béo bão hòa. Ngoài việc áp dụng một chế đô ăn Thực dưỡng đúng chuẩn, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sự tích tụ chất nhầy như áp CAO CỦ SEN hay CAO MÙ TẠT. Hãy áp dụng Bảng hướng dẫn số 3 cho các bệnh có nguyên nhân từ cả yếu tố âm lẫn dương.

    Giãn phế nang. Giãn phế nang (hay còn gọi là khí phế thũng) là một dạng bệnh thoái hóa mà khi đó phổi mất khả năng đàn hồi, dẫn đến các cơn ho mãn tính, thở nông hay thở khò khè. Đàn ông có độ tuổi từ 50 đến 70, đặc biệt là những người hút thuốc lá nhiều là hay mắc phải bệnh này nhất. Giãn phế nang thường được coi là không thể chữa lành hoàn toàn và là nguyên nhân chính gây ra những cái chết bởi bệnh phổi ở Mỹ. Từ góc nhìn Thực dưỡng, nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là do dùng quá nhiều các thức ăn và đồ uống cực âm, đặc biệt là sữa và các thực phẩm từ bơ sữa, đường, đồ uống đóng chai, trái cây, nước ép, đồ lạnh như kem, thức ăn chứa nhiều chất hóa học độc hại, các chất kích thích, gia vị và các thực phẩm mang tính khuếch tán khác. Sự ăn uống mất cân bằng này dẫn đến việc phế nang bị giãn nở, dính vào nhau hay thậm chí có thể bị vỡ. Vì vậy mà làm giảm diện tích khu vực trao đổi khí oxy và cacbonic của phế nang, khiến hít thở gấp gáp và nặng nề hơn. Cuối cùng có thể gây ra sự ngừng thở, làm tăng áp lực cho tim, bị liệt hay thậm chí là tử vong. Một chế độ ăn Thực dưỡng đúng chuẩn sẽ giúp kiểm soát, làm chậm và thường xuyên chặn đứng sự phát triển của bệnh. Nhưng một khi phế nang trở nên dính vào nhau thì sẽ rất khó để chữa lành hoàn toàn hay phục hồi diện tích bề mặt cho các mô phổi. Do đó, các yếu tố cực dương, đặc biệt là thịt động vật, cũng như hút thuốc lá (có đặc tính làm co rút) có thể làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hãy áp dụng Bảng hướng dẫn số 3 cho các bệnh có nguyên nhân từ cả yếu tố cực âm lẫn cực dương.

    Viêm màng phổi. Viêm màng phổi là tình trạng mà màng phổi bao quanh phổi và xương sườn bị viêm, thường đi kèm với triệu chứng đau thắt ngực, sốt cao hay tràn dịch màng phổi. Đây là một biến chứng của bệnh viêm phổi, bệnh lao, suy tim xung huyết hay các bệnh mà gây hại đến phổi và màng phổi. Bệnh nhân viêm màng phổi thường xuyên nằm liệt giường từ 1 đến 3 tháng cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện. Thuốc kháng sinh, kháng viêm, aspirin, thuốc giảm đau, syro ho với codein thường được dùng để điều trị bệnh viêm màng phổi và các triệu chứng của nó.

    Từ góc độ Thực dưỡng, viêm màng phổi có nguyên nhân chính từ việc uống quá nhiều nước, đặc biệt là các loại đồ uống lạnh hay uống với đá như nước ngọt đóng chai, nước ép trái cây, nước có ga hay nước khoáng. Các thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn chứa nhiều đường và các thức ăn, đồ uống làm tăng lượng nước trong cơ thể hay hòa tan nhanh vào nước là các nhân tố góp phần gây bệnh. Thông qua một chế độ ăn cân bằng, viêm màng phổi có thể được chữa trị trong vòng 1-2 tuần trong nhiều trường hợp. Hãy áp dụng Diet#1 cho bệnh do yếu tố cực âm.

    Viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng phổi bị viêm nhiễm, có liên quan đến sự tiếp xúc với các loại virut, vi khuẩn, nấm hay các chất hóa học. Viêm phổi do vi rút, đây là dạng nhẹ, thường đi kèm với triệu chứng đau ngực, ho, đau cơ, đau họng, u bạch huyết ở cổ, sốt nhẹ hay cảm lạnh. Viêm phổi do vi khuẩn nghiêm trọng hơn, thường đi kèm hiện tượng đau thắt ở ngực, thở khó, mệt mỏi, sốt cao hay ho ra đờm và máu. Trước khi phát hiện ra thuốc kháng sinh, Viêm phổi do vi khuẩn thường dẫn đến tử vong. Ngày nay, do sự kháng thuốc của bệnh viêm phổi, quá trình điều trị ngày càng gặp khó khăn và số người chết ngày càng gia tăng. Từ góc độ Thực dưỡng, viêm phổi có nguyên nhân từ việc thường xuyên ăn thịt, trứng và các thức ăn động vật khác. Bệnh này thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Trong khi nguyên nhân của bệnh mang tính dương thì các triệu chứng của bệnh lại xuất hiện do các yếu tố cực âm, bao gồm bơ sữa, đường, trái cây, nước ép, đồ uống lạnh và các thức ăn đồ uống mang tính khuếch tán khác. Ngoài việc loại bỏ các thức ăn này ra khỏi thực đơn, hãy áp dụng Diet#3 cho tình trạng bệnh có nguyên nhân từ cả yếu tố cực âm lẫn cực dương và khi bị sốt cao có thể chườm lạnh vùng phổi để hạ sốt. Ở vùng Viễn Đông (Đông Á), theo truyền thống thì CAO CÁ CHÉP thường được sử dụng. Cá chép là một loài cá rất âm, mang tính hàn và được chứng minh rất hiệu quả trong việc hạ sốt. Nếu không tìm được cá chép thì có thể dùng CAO ĐẬU PHỤ, CAO LÁ XANH hay CAO KHOAI TÂY hay thậm chí là thịt bò xay đông lạnh cũng có thể giúp ích.

    GIẢI PHÁP

    CHẾ ĐỘ ĂN

    1. Chọn ngũ cốc nguyên cám làm thức ăn chính cho mỗi bữa ăn. Gạo lứt đặc biệt tốt cho các bệnh về phổi. Có thể nấu gạo lứt theo nhiều cách khác nhau, có thể là nấu bằng nồi áp suất, nấu như bình thường (luộc), rán hay làm cơm nắm. Lúa mạch đen cũng khá tốt cho các bệnh về phổi và có thể nấu một ít cùng với cơm.

    2. Nên tránh hoặc giảm thiểu tối đa ăn các đồ nướng từ bột mỳ cứng cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện vì chúng có thể tạo chất nhầy và khiến phổi bị ứ đong. Tuy nhiên, nếu cẩm thấy thèm, có thể ăn một lượng nhỏ bánh mỳ chua không men (unyeasted sourdough bread). Nếu tình trạng bệnh không ở mức quá dương, có thể ăn một lượng vừa phải mỳ căn.

    3. Tránh ăn các thực phẩm cực âm hay cực dương như thịt, trứng, bơ sữa, ngũ cốc tinh chế, đường, socola, chất ngọt tinh chế; các loại hạt và bơ từ hạt (ngoại trừ hạt dẻ); thực phẩm có nguồn gốc nhiệt đới, tránh ăn quá nhiều trái cây, nước ép; đồ uống có cồn; chất kích thích; và các loại thuốc.

    4. Đậu đen đặc biệt tốt cho các bệnh về phổi. Nếu điều kiện cho phép, có thể ăn đậu phụ rán kĩ hay tempeh, miso, natto.

    5. Trong số các loại rau xanh lá thì các loại rau lá nhỏ như cải xoong, arugula, cải canh (mustard greens) hay rau mùi tây được khuyến khích dùng. Nói chung, các loại củ như ngưu bàng, cà rốt, củ cải trắng, củ cải đỏ, khoai mài jinenjo đều giúp nuôi dưỡng phổi. Súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải Brussels cũng rất tốt cho phổi.

    6. Củ sen và hạt sen đặc biệt tốt trong việc điều trị các bệnh về phổi.

    7. Trong số các loại rong biển, rong HIJIKI đặc biệt tốt cho phổi.

    8. Nói chung, cá hay các loại hải sản cần tránh ăn cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện, đặc biệt là đối với các tình trạng bệnh có thiên hướng co rut. Nếu thật sự thấy thèm cá, thì 7-10 ngày có thể ăn một ít cá thịt trắng 1 lần. Các loại cá biển nhỏ như cá smelt là tốt nhất cho phổi.

    9. Vị hăng cay cũng giúp phổi khỏe hơn. Có thể dùng tương đậu nành (loại tốt), gừng, mù tạt, dấm gạo hay cải ngựa (horseradish) để nêm nếm.

    10. Có thể dùng TEKKA, MUỐI VỪNG, bột rong biển nướng, vừng làm gia vị.

    11. Cần tránh đồ ngọt hết mức có thể. Tuy nhiên, nếu thấy quá thèm, có thể dùng một ít chất ngọt từ ngũ cốc nguyên cám, đặc biệt là có thể dùng SYRO GẠO LỨT.

    12. Bên cạnh TRÀ CÀNH BANCHA, có thể dùng trà gạo lứt, giúp làm điều hòa chức năng cho phổi.

    13. Trong số các cách nấu nướng thì những phương pháp dương tính hơn giúp nuôi dưỡng phổi tốt hơn, ngoại trừ các tình trạng bệnh quá dương. Những phương pháp này bao gồm nướng, kinpira, xào lâu, kho kiểu nishime, hay nêm mặn thêm một chút. Cũng có thể dùng phương pháp nấu áp suất, cho ít nước hơn và thời gian nấu lâu hơn.

    LỐI SỐNG

    1. Dậy sớm để hít thở bầu không khí trong lành của buổi sáng sớm.

    2. Tránh mặc đồ từ sợi tổng hợp, len, lụa hay các chất liệu có thể gây khó khăn cho việc thở hay quá trình trao đổi năng lượng. Hãy mặc đồ và dùng ga gối bằng chất cotton.

    3. Tránh các nơi có khí thải công nghiệp hay có bầu không khí nhiều bụi bẩn. Hãy đi bộ trong rừng, dạo trên bờ biển hay những cánh đồng, những nơi có bầu không khí trong lành.

    4. Tránh trang trí nhà cửa bằng các đồ có chứa sợi amiang, bao gồm tạp dề, lót tay, một số lại gạch lát hay vật liệu xây dựng khác. Sử dụng chất liệu tự nhiên tối đa có thể.

    5. Đặt cây xanh trong phòng thoáng để cung cấp thêm khí oxy cho ngôi nhà.

    6. Hàng ngày nên TẮM TẨY DA CHẾT (BODY SCRUB) để giúp tăng cường khả năng tuần hoàn của máu, của năng lượng hay cải thiện việc hít thở.

    7. Các loại bức xạ điện từ nhân tạo đặc biệt làm suy yếu phổi và hệ tiêu hóa. Tránh việc xem TV, dùng máy vi tính, điện thoại hay các thiết bị điện tử cầm tay quá nhiều.

    8. Tránh đeo trang sức bằng kim loại, đặc biệt là trên ngón tay và bàn tay vì nó có thể truyền điện từ dọc theo phế kinh.

    9. Tuyệt đối tránh hút thuốc hay hít phải khói thuốc vì có thể gây kích thích cho phổi.

    10. Tình trạng của phổi có liên quan đến chức năng của ruột. Nhu động ruột bình thường, ổn định có thể giúp cải thiện khả năng hít thở và hoạt động của phổi. Nhai đúng cách sẽ giúp phục hồi khả năng bài tiết, đồng thời cũng giúp phổi khỏe hơn. Hãy nhai thật kĩ, khoảng 100 lần hoặc hơn nữa.

    11. Buồn phiền, trầm cảm hay u sầu thường đi kèm với các bệnh về phổi. Hãy luôn có một thái độ tích cực, lạc quan, yêu đời và hạnh phúc.

    12. Các bài tập về hít thở cũng giúp ích cho phổi, nhưng cần chú ý không nên để quá tải.

    13. Hàng ngày hãy hát những bài hát vui vẻ và nghe những bản nhạc có thể giúp nâng cao tinh thần của mình.

    ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

    1. Đối với hầu hết các bệnh về phổi, hãy chuẩn bị loại THỨC UỐNG CHO PHỔI [Chuẩn bị 2 phần củ sen, 1 phần củ cải, 1 phần lá củ cải, 1 phần cà rốt và 1 phần nấm đông cô khô. Thêm nước với lượng gấp 4-5 lần, đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15-20 phút. Uống 1 cốc trong 3-5 ngày.]

    2. CAO CỦ SEN có thể giúp chữa trị xung huyết ở phổi, cổ họng hay phế quản. Đầu tiên hay đắp GẠC GỪNG trong vài phút, sau đó đắp cao củ sen trong vài giờ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, có thể áp dụng phương pháp này hàng ngày trong 7-10 ngày để giúp làm long đờm.

    3. Có thể đắp CAO MÙ TẠT lên vùng ngực hay phần phía sau lưng của ngực để làm giảm những cơn ho dữ dội. Phương pháp này khá tốt cho bệnh viêm phế quản và hen suyễn. Đắp 3-4 lần một ngày nếu cần thiết.

    4. CAO ĐẬU PHỤ, CAO LÁ XANH, hay các loại gạc lạnh khác có thể đắp lên ngực để làm giảm sự sưng viêm hay giúp hạ sốt trong những trường hợp bệnh mang tính dương, co rút nhiều hơn.

    5. TRÀ NƯỚC ÉP CỦ SEN cũng rất tốt trong việc loại bỏ các chất nhầy thừa trong phổi, cổ họng hay xoang. Lấy nửa cốc nước vắt từ củ sen tươi nạo và đun như trà với nửa cốc nước, uống 1-2 lần một ngày trong vài ngày nếu cần thiết. Phương pháp này rất tốt đối với các bệnh mang tính âm (nhiều chất nhầy, đờm), nhưng không nên áp dụng cho các bệnh mang tính dương, co rút.

    6. Có thể nấu hạt sen với rong kombu hay wakame và nêm thêm một chút miso hay tương đậu nành (shoyu). Uống mỗi ngày 1 cốc trong vài ngày.

    7. NƯỚC CÀ RỐT – CỦ CẢI [Nạo cà rốt và củ cải mỗi loại ½ cup (~125ml), xào sơ qua rồi thêm 2 cups (500ml) nước và đun sôi, sau đó thêm nửa lá rong nori và nửa quả mơ muối. Đun nhỏ lửa thêm khoảng 3 phút rồi thêm vài giọt tương shoyu. Có thể thêm ½ cup củ sen nạo khi điều trị các bệnh về phổi.] có thể giúp loại bỏ chất béo và dầu mỡ thừa tích tụ trong phổi. Uống một cốc nhỏ mỗi ngày hoặc cách ngày trong 2-4 tuần, sau đó uống 2-3 lần mỗi tuần trong 2-4 tuần kế tiếp. Có thể dùng củ sen tươi thay thế cho củ cải.

    8. NƯỚC RAU CỦ NGỌT [Chuẩn bị 4 loại rau củ ngọt thái nhỏ (hành tây, cà rốt, bắp cải và bí đỏ). Đun sôi lượng nước gấp 3-4 lần rồi thêm rau củ vào, để mở vung tầm 3 phút, sau đó hạ nhỏ lửa, đậy vung và đun tiếp 20 phút. Uống khi còn nóng hoặc ấm. Có thể thay cà rốt và bí đó bằng củ cải và củ sen.] giúp nuôi dưỡng phổi và các chức năng của chúng. Uống 1 cốc nhỏ mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó uống cách ngày ở tháng thứ 2.

    9. Có thể dùng CỦ CẢI NẠO VỚI TƯƠNG SHOYU 2-3 lần một tuần.

    10. Để giúp phổi bớt căng cứng trong trường hợp ho khan hay bệnh mang tính dương, hãy uống nước ép đậu đen (nấu chín đậu đen rồi lấy nước đó uống) 1-2 lần một ngày.

    11. GẠC GẠO LỨT – GỪNG rất tốt cho việc hồi phục độ căng của phổi và những cơn đau cơ. Rang gạo lứt trên chảo và thêm vài lát gừng. Bọc hỗn hợp gạo và gừng trong vải màn hay cotton rồi đắp lên ngực.

    12. Đối với bệnh viêm phổi, có thể đắp CAO CÁ CHÉP lên vùng phổi để điều hòa cơn sốt.

    CHÚ Ý

    1. Nếu thấy có hiện tượng ho kèm máu, có thể có sự xuất huyết nội và cần sự điều trị y tế ngay lập tức.

    2. Chụp X-quang phổi, chụp quang tuyến vú (mammogram), chụp cộng hưởng từ (MRIs), chụp cắt lớp (CAT) hay các xét nghiệm dùng công cụ công nghệ cao để chuẩn đoán có thể được khuyên dùng trong một vài trường hợp nhưng chúng có thể làm suy yếu cơ thể chúng ta. Nên tránh hay hạn chế tối đa dùng các phương pháp này.

    BẰNG CHỨNG Y HỌC

    VIỆC ĂN CHẤT BÉO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH HEN SUYỄN

    Bệnh hen suyễn có liên quan đến việc ăn quá nhiều chất béo, dựa theo một nguyên cứu của Thụy Điển. “Những người mắc bệnh hen suyễn ăn nhiều chất béo hơn đáng kể so với những người không mắc bệnh hen suyễn,” các nhà nghiên cứu kết luận.

    Nguồn: Strom et al., “Asthma but Not Smoking-Related Airflow Limitnation Is Associated with a High Fat Diet in Men,” Monaldi Archives of Chest Diseases 51(1):16-21, 1996.

    NGŨ CỐC NGUYÊN CÁM VÀ CÁC THỨC ĂN GIÀU VITAMIN E GIÚP PHÒNG CHỐNG BỆNH HEN SUYỄN

    Một chế độ ăn có nhiều vitamin E có thể giúp chúng ta phòng chống bệnh hen suyễn, theo Hiệp hội Phổi của Mỹ. Trong một nghiên cứu với 77.866 người phụ nữ, các nhà khoa học Havard kết luận rằng việc ăn những thức ăn giàu vitamin E, đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám hay rau củ, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

    Nguồn: R. J. Troisi et al., “A Prospective Study of Diet and Adult-Onset Asthma,” American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine 151(5):1401-8, 1995.

    VITAMIN A GIÚP ĐIỀU TRỊ KHÍ THŨNG

    Trong một nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu dinh dưỡng có khả năng điều trị chứng khí thũng và tái tạo phế nang đã từng bị tổn thương bởi căn bệnh mãn tính này. Những con chuột trưởng thành được cho dùng axit retinoic, một dẫn xuất của vitamin A (được tìm thấy trong nhiều loại rau củ và trái cây thông thường), đã phục hồi được phế nang bị tổn thương. “Lần đầu tiên, chúng tôi đã có thể kết luận được quá trình hình thành của phế nang,” Tiến sĩ Donald Massaro, một nhà nghiên cứu của trường đại học Y Georgetown, giải thích.

    Nguồn: Warren E. Leary, “Animal Studies Show How Vitamin Treatment May Reserve the Effects of Emphysema,” New York Times, May 28, 1998.

    Dũng PhD

    dung.phamduc90@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan