Nhập Môn Thực Dưỡng ・

10 Chiêu Giúp Từ Bỏ Cơn Thèm Đường

Anh Yu 22 Thg 11

XEM NHANH

    10 chiêu sau đây có thể giúp bạn quên đi hoặc giảm thiểu cơn thèm đường, thèm đồ ngọt. Thèm ăn đường có thể là kết quả của sự mất cân bằng đường trong máu, một số nhóm thực phẩm hay phản ứng sinh hóa. Sự căng thẳng, gặp vấn đề về tâm lý cũng gây nên cơn thèm đường. Áp dụng được những chiêu sau không chỉ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh mà còn bảo vệ được túi tiền làm giàu cho cô bán bánh ngọt, tiệm trà sữa hay các quán hàng ăn vặt khác!

    1. Giảm tiêu thụ muối và các thực phẩm chứa muối

    Nhu cầu tiêu thụ muối trong bữa ăn hằng ngày từ các nguồn tự nhiên là rất quan trọng. Việc thiếu muối có thể gây ra sự mệt mỏi, gây thèm ăn và thường dẫn đến thèm tiêu thụ protein động vật. Ngày nay, để tìm được loại muối tốt không khó, chẳng hạn như muối biển làm theo phương thức thủ công bốc hơi tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời, muối đậu tương miso, và từ nước tương tự nhiên (Tamari hoặc Shoyu). Thông thường, những người ăn protein động vật đang đưa vào cơ thể quá nhiều muối từ thịt đóng hộp hoặc muối có trong các mô động vật. Điều này có thể tạo cho ta sự thèm ngọt kinh khủng. Thực tế, phần lớn thức ăn nhanh được bán trong các nhà hàng chủ yếu là thịt (bánh mì kẹp thịt) và đường (milk shakes, bánh táo, vv). Đột nhiên cảm thấy khát và thèm ngọt là một trong những bằng chứng đáng tin cậy nhất về dư muối hay  protein động vật.

    Để hiểu hơn về muối, bạn có thể tham khảo bài viết sau: 

    Không Phải Muối Nào Cũng Như Nhau

    1. Bớt tiêu thụ protein động vật:

    Bốn nhóm thực phẩm thiết yếu mà chính phủ Mỹ tuyên truyền vào những năm 1940 với sự thổi phồng về sự thiết yếu của protein động vật tạo nên bức tường tâm lý trong lòng người dân mỹ suốt nhiều năm. Cạn khô lời, sự thật rất phũ phàng. Câu chuyện phù phiếm về Thịt và khoai tây trong con mắt người dân Mỹ cần được xem lại khi rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng protein động vật dư thừa có thể dẫn đến một số bệnh như ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt và ảnh hưởng đến thận. Trên thực tế, bên cạnh khía cạnh đạo đức của tiêu thụ thực phẩm động vật, còn có các lý do về hóa học, sinh thái, vệ sinh và nhiều lý do khác đáng để bạn suy ngẫm và cân nhắc việc loại bỏ hoặc giảm tiêu thụ protein động vật.

    Làm Sao Để Không Chết: Bệnh Thận

    1. Giảm lượng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày:

    Ăn quá nhiều có thể dẫn đến mệt mỏi, mất hứng và buồn bã. Người ta hay nói “Căng da bụng chùng da mắt” là vậy. Vì thế, ta có xu hướng tìm ăn giúp ta tỉnh táo hơn như đường, hoặc đồ uống có chứa caffein. Ăn thường xuyên hơn (xem mục 4 dưới đây) sẽ giúp bạn bớt ăn quá nhiều.

    1. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ:  

    Đây là một trong những lý do phổ biến nhất cho cơn thèm đường – đặc biệt là vào ban đêm. Vì bỏ bữa hoặc thời gian giữa các bữa quá lâu, máu cũng không nhận được một lượng glucose ổn định và liên tục. Điều này làm cho lượng đường trong máu giảm dần. Chờ mãi mới được ăn, cơ thể bạn thực sự rất thèm ngọt để bổ sung đường nhanh nhất có thể. Theo diễn biến này bạn cũng có nhiều khả năng sẽ ăn quá nhiều hoặc thèm vu vơ một cái gì đó béo, như là một sự bù đắp cho đường. Chất béo, như một chất đệm, có thể tạm thời làm chậm sự thèm ăn, nhưng đây không phải là một lựa chọn tốt. Nếu lượng đường trong máu thấp hơn mức giới hạn của bạn, không nên chờ 3 đến 4 giờ mới ăn. Nên thu ngắn thời gian giữa các bữa lại.

    1. Tránh ăn đêm

    Nếu cơ thể cần được nghỉ ngơi mà lại phải tiêu hóa, chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Ăn gần thời gian ngủ có thể gây cảm giác bồn chồn, hay mơ và mệt mỏi lúc thức dậy. Bởi vì bạn đã tiêu hóa nửa đêm, nghỉ ngơi mà còn bắt cơ thể làm việc, bất công! Điều này cũng phần nào giải thích cho việc nghiện cà phê buổi sáng. Chúng ta rất mệt mỏi khi thức giấc, phải có một chất kích thích để tạo mood cho cả ngày. Giấc ngủ sâu thường sẽ tạo ra ngày mới tuyệt vời từ lúc thức giấc. Ăn tối ít nhất 2,5 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.

    1. Tránh tiêu thụ đường:eml dka questions

    Điều này nghe có vẻ rõ ràng, tuy nhiên, tiếp tục ăn đường đơn sẽ dẫn đến lượng đường trong máu nhanh tuột, kích thích sự thèm muốn đường nhiều hơn và chu kỳ tiếp tục như vậy, đường đến như cơn gió và đi nhanh như cơn lốc. Mặc dù đường trong trái cây là một loại đường đơn, nhưng nên ăn trái cây khi cần còn hơn là một thức ăn có đường khác, đặc biệt là trái cây theo mùa (táo, lê, đào, mơ, dưa, vv). Đường trong trái cây nhẹ đô hơn đường tinh luyện và có luôn chất xơ da làm chậm quá trình xâm nhập vào máu, sự thèm được không còn thường xuyên như trước. Trái cây nhiệt đới thường có hàm lượng đường cao hơn.

    1. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và hợp lý:

    Tập thể dục hàng ngày làm tăng tuần hoàn và tăng sức mạnh. Đi bộ ngoài trời hoặc bằng máy, đạp xe, chạy bộ, chèo thuyền vv, có thể làm tăng độ bền của bạn và giảm nhu cầu sử dụng đường. Tuy nhiên, tập thể dục quá sức, cuối buổi tập cơ thể bạn tiêu thụ quá nhiều đường và thiếu hụt, chuyện muốn ăn một món ngọt sau khi tập là điều dễ hiểu. Cố gắng dành 20 đến 30 phút mỗi ngày một số bài tập thể dục thú vị và lặp đi lặp lại ít nhất 4 lần/ tuần, lý tưởng là 6 lần/ tuần. Tập thể dục nhiều hơn cũng sẽ củng cố ý chí của bạn và làm tinh thần tốt hơn.

    1. Chế độ ăn Carb phức hợp:

    Nếu thức ăn hàng ngày của bạn bao gồm các loại ngũ cốc nguyên cám (gạo nâu, quinoa, yến mạch, kiều mạch, kê, lúa mạch …), rau (củ, rau xanh và  loại tròn như cam quất, cải bắp …) như là một nhiên liệu chính, bạn sẽ tìm thấy bạn tự động thèm đường ít hơn. Đặc biệt các loại rau củ ngọt như cà rốt, hành tây nấu chín, bắp, cải bắp, củ cải vàng, quả bí, vv, cũng có thể thêm một vị ngọt tự nhiên cho các bữa ăn.  Một ít đậu trong salad, súp làm món ăn phụ làm tăng tỷ lệ carbohydrate phức hợp của bạn để cơ thể tự động giảm thèm đường một cách dễ dàng.

    Không Phải Tinh Bột Nào Cũng Như Nhau!

    1. Cân nhắc những neo cảm xúc gắn liền với đồ ăn trong quá khứ

    Các sự việc tác động  tâm lý diễn ra trong quá khứ gắn liền thực phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô thức hành động của con người. Nhất là các sự kiện trong gia đình, các bộ phim, những nhà hàng quen thuộc, hay thói quen thời thơ ấu, v.v., chúng ta bị kích khi tìm thấy sự quen thuộc trong quá khứ. Bạn có thực sự cần uống nước ngọt khi đi xem phim rạp không? Cẩn thận suy nghĩ về những thói quen đó để làm giảm tác động vào cảm xúc.

    giphy

    Lúc còn nhỏ, để dỗ dành bạn ngừng khóc, mẹ hay cho bạn ăn kẹo ngọt, thói quen như vậy có thể kéo dài đến ngày nay. Neo cảm xúc trên có thể đúng về tâm lý nhưng sai với cơ thể bạn? Nên cân nhắc kỹ hoặc thay đổi những thói quen như vậy.

    1. Chấp nhận cảm xúc

    Điều này không có nghĩa là bạn phải bày ra mọi cảm xúc – chỉ với người quan trọng, và những người thực sự quan trọng với bạn. Thực phẩm giúp “xoa dịu nỗi đau” tốt nhất là đồ ngọt, đây như một cách thuận tiện để gây mê những cảm giác ức chế khó chịu. Mặc dù đường được biết là thứ giúp thõa mãn và xoa dịu cảm xúc những tiêu cực, hoặc tạm thời giúp tinh thần bạn phấn chấn, nhưng đường cũng được biết là thứ cản trở năng lượng của bạn và sự minh mẫn . Về lâu dài, điều này làm cho khả năng đối phó cảm xúc của bạn bị tổn thương nhiều hơn. Ăn ít, thể hiện nhiều hơn!

    Eliminating Sugar Cravings, Effortlessly – Verne Varona

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan