Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Vì Sao Chất Xơ Quan Trọng Hơn Bạn Nghĩ ? p.1

Dũng PhD 15 Thg 07

XEM NHANH

    Hầu hết mọi người đều biết chất xơ giúp ruột hoạt động điều độ và làm giảm cholesterol. Nhưng ít người biết chất xơ còn có những vai trò ngạc nhiên khác, nó tác động đến mọi thứ trong cơ thể từ làn da đến túi mật, tim hay cả hệ miễn dịch. Chứ ko đơn thuần là..

    Ăn nhiều chất xơ cho dễ đi “ấy” 🙂

    Có một thành phần nên có trong mọi bữa ăn. Không cần đi đâu xa hay đến một cửa hàng đặc biệt để tìm thấy nó, mẹ tự nhiên đã chu đáo chuẩn bị cho chúng ta, nó có mặt trong hầu hết các loại rau, đậu, trái cây hay hạt. Thành phần đó là gì ư ? Chính là chất xơ (fiber).

    DIGESTIVEHEALTH %20importanceoffiber iStock 000012876752XSmall

    Không có gì đáng ngạc nhiên cả. Qua nhiều thập kỷ, chúng ta đã biết rằng những thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Nhiều chuyên gia đã nhận thấy rằng khi những người sống trong nhiều nền văn hóa khác nhau từ bỏ chế độ ăn truyền thống và ăn theo thói quen của người phương Tây (hầu hết là thực phẩm đã qua chế biến, ít chất xơ và có hàm lượng đường cao), họ rất dễ bị tăng cân hay cơ thể họ sẽ trở thành nơi tập trung của vô số bệnh tật.

    Trong khi đó, một loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho sức khỏe, từ điều tiết lượng đường trong máu cho tới giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, ung thư vú, ung thư đại tràng và rối loạn tiêu hóa (trào ngược, loét tá tràng, viêm túi thừa,…) hay có thể hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra, chất xơ còn có thể điều hòa gan và ruột trong cơ thể, giúp làm sạch các chất thải trong máu.

    Nếu chúng ta ăn không đủ chất xơ hòa tan thì mật của chúng ta, thay vì được đưa ra ngoài cơ thể và được thay thế bằng lượng mật tươi mới được sản xuất bởi gan thì nó lại tiếp tục tuần hoàn trong cơ thể. Khi đó, mật sẽ chứa thêm nhiều độc tố và sẽ dẫn đến các loại bệnh viêm nhiễm như viêm túi mật, viêm đường ruột và thậm chí cả mụn trứng cá, eczama và bệnh vẩy nến.

    mat

    Nhiều nghiên cứu gần đây đã tập trung vào cách chất xơ làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Những nghiên cứu đó chỉ ra rằng một loạt các quá trình xử lí chất xơ chính là chìa khóa trong việc duy trì sức đề kháng của chúng ta đối với sự viêm nhiễm hay bệnh tật như ung thư.

    Chiếc xe rác của cơ thể

    Không phải mọi chất xơ đều giống nhau. Người ta chia làm 2 loại : không hòa tan và hòa tan. Cả 2 đều giúp đẩy những chất thải trong cơ thể ra bên ngoài thông qua những cách khác nhau.

    Chất xơ không hòa tan là phần kết cấu cứng của thực vật, như vỏ cám của lúa hay vỏ của các loại rau và trái cây. Chúng giúp làm mềm phân, kích thích ruột tăng co bóp và chống táo bón. Ngoài ra, chúng còn làm giảm áp lực trong ruột bằng cách kích thích nhu động ruột nhanh hơn làm cho thức ăn đi qua ruột nhanh hơn, do vậy làm giảm thời gian những chất độc tiếp xúc với ruột.

    Không giống như vậy, chất xơ hòa tan là phần kết cấu bên trong tế bào của thực vật. Khi chất xơ hòa tan được tiêu hóa, chúng hấp thụ nước tạo thành một chất kết dính có dạng gel. Mặc dù cả 2 loại chất xơ đều trợ giúp cơ thể trong việc đưa mật tuần hoàn trong cơ thể một cách hiệu quả, nhưng chất xơ hòa tan đóng vai trò quan trọng hơn.

    Khi chúng ta ăn một bữa ăn có chất béo, gan của chúng ta – tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể – bắt đầu sản xuất mật, một chất lỏng bao gồm axit, cholesterol, lecithin và các chất khác. Gan sản xuất khoảng 4 tách mật (1 lít) mỗi ngày, và tất cả cuối cùng được bài tiết vào tá tràng – phần đầu của ruột non – nơi nó giúp phá vỡ các chất béo thành từng phần nhỏ.

    Mỗi khi bị phá vỡ thành từng phần nhỏ, hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thu ở phần trên của ruột non. Tại hồi tràng – phần cuối của ruột non, mật được chia thành nhiều phần tử và được dòng máu trong cơ thể đưa trở lại gan. Gan giúp lọc máu, loại bỏ các hóa chất, chất độc, chất béo và chất thải tan trong chất béo bằng cách đưa chúng vào dòng mật mới được tạo ra.

    Too Much Fiber1

    Bởi vì mật đã được hấp thu ở hồi tràng và đi vào máu, nó được đưa trở lại và mang theo chất béo, chất độc và các chất thải. Một lần nữa, gan phải lọc các thành phần này ra khỏi máu. Chúng được thêm vào phần chất thải mới lọc được từ máu. Lượng mật cũ được kết hợp với lượng mật mới, làm tăng lượng độc tố trong mật và một lần nữa được bài tiết vào ruột non.

    Nếu bạn ăn đủ chất xơ, cơ thể bạn sẽ không gặp vấn đề gì. Chất xơ liên kết chặt chẽ với mật, giữ các chất độc hại, cholesterol và chất béo trong mật. Nếu các chất xơ hòa tan không được hấp thụ vào thành ruột thì mật cũng không thể giữ chúng. Bởi vậy, khi cơ thể không có đủ chất xơ, mật của chúng ta ngày càng dày đặc độc tố và chất béo.

    Mật như chiếc xe rác của cơ thể, nó thải rác vào máu và gan lại lọc chúng.

    Khi mật được hộ tống bởi chất xơ và được đưa ra ngoài cơ thể thông qua phân, có một ít axit mật được đưa trở lại gan và dự trữ trong túi mật. Điều đó có nghĩa rằng khi bữa ăn kế tiếp của ta có chứa chất béo, gan phải tái tạo lượng mật mới bằng cách kéo cholesterol (một trong những thành phần chính của mật) ra khỏi máu, từ đó làm giảm mức cholesterol trong máu. Khi không đủ chất xơ, quá trình đó sẽ khó có thể tiến hành, do đó làm tăng lượng cholesterol trong máu cũng như động mạch.

     

    Bãi bùn nguy hiểm

    SLUDGE 2

    Một vấn đề khác khi thiếu chất xơ, mật sẽ đậm đặc độc tố hơn, nó không còn là chất lỏng nữa mà trở nên đặc sệt giống như bùn. Cuối cùng, nó có thể biến thành chất rắn mà chúng ta gọi là sỏi mật. Hơn nữa, khi mật bị nhiễm độc nhiều hơn và trở nên đặc hơn, mức axit của nó tăng lên và kích thích nó trở thành các mô. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm sưng tấy và viêm đại tràng, tá tràng hay các bộ phận trong thực quản. Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các vấn đề về da như mụn trứng cá, eczema hay bệnh vảy nến do túi mật gặp khó khăn trong việc phân hủy và nhũ hóa chất béo, và khi bạn không có đúng loại chất béo trong da, da của bạn sẽ gặp vấn đề.

    Tệ hơn nữa, nếu các chất béo không được nhũ hóa bởi mật, cơ thể sẽ oxy hóa các chất béo để phân tách các chất béo chuỗi dài thành các chuỗi ngắn dễ hấp thu hơn, điều này có thể khiến cơ thể bị lão hóa sớm và dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, kể cả bệnh tim. Một khi các chất béo không được phân hủy đúng cách, nó có thể sẽ hấp thụ trở lại máu của bạn thông qua hồi tràng, đi qua hệ bạch huyết và tích tụ vào trong hệ tuần hoàn ở tim. Tim là một trong những nơi giàu oxy nhất trong cơ thể và nó sẽ ngay lập tức oxy hóa chất béo, tạo ra những tế bào dạng bọt và rất dính bám vào các động mạch. Và khi động mạch của bạn bị chèn kín bởi các chất này, bạn sẽ gặp phải hiện tượng vẫn được gọi là nhồi máu cơ tim.

    heart attack

    Thông tin thiếu chất xơ là nguyên nhân gốc rễ gây ra cấc bệnh nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch có thể gây sốc đối với nhiều người. Tuy nhiên, việc hệ thống lọc thải chất độc trong cơ thể không hoạt động tốt còn gây ra những hậu qủa đáng ngạc nhiên hơn nữa, như là ung thư, đặc biệt là các loại ung thư liên quan đến estrogen.

    Estrogen được tạo ra từ chất béo, nó là một trong những chất béo hòa tan vẫn được lọc và thải ra bởi gan. Nhưng nếu cơ thể bạn không thể loại bỏ được lượng mật bị nhiễm độc, estrogen sẽ trở lại trong máu khiến mức estrogen trong máu tăng lên, rồi chính lượng estrogen này có thể kích thích sự tăng trưởng của các tế bào bất thường, dẫn đến sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và các bệnh ung thư liên quan đến estrogen như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thu buồng trứng,…

    1329299889 daudau2

    – còn tiếp –

     

     

    Dũng PhD

    dung.phamduc90@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan