Suy Ngẫm Thực Dưỡng ・

Âm Dương Giải Ảo (P1)

Anh Yu 26 Thg 11

XEM NHANH

    Mình luôn có một khát khao mỗi khi thức dậy là ngày hôm nay phải biết được cái gì mới hơn hôm qua, tuy có thể quên mất cái gì đã biết từ hôm trước 🙂 Học về Âm Dương, tức là lấy cái hữu hạn của con người hiểu về cái vô hạn của trời đất thì có lẽ học vài kiếp chắc cũng chưa hiểu hết. Tuy nhiên còn sống thì cứ tà tà mà tìm hiểu, vậy mới vui. Rất nhiều bạn hỏi Bếp Thực Dưỡng về những vấn đề Âm/Dương, có những thứ cần thời gian trải nghiệm để hiểu. Bếp Thực Dưỡng sẽ tuyển chọn những ý tưởng “thân thiện” về Âm Dương dành riêng cho những người thích đăm chiêu, thọc sâu đâm thẳng như mình (nhưng nhớ rút ra không chìm trong mớ canh hẹ thì nguy)

    Ayurveda và Nguyên Lý Âm Dương

    Y thuật Ấn Độ Ayurveda phân chia ảnh hưởng thực phẩm thành 3 dạng cơ bản (phức tạp nói sau):

    Rajasic – Kích thích

    Tamasic – Làm ngu đần

    Sattvic – Cân bằng

    sat raj tam foods rev

    Sự phân chia này nhìn sơ qua có nét giống với Nguyên Lý Âm Dương (Yin/Yology – NLAD), vd: Rajasic ~ Dương, Tamasic ~ Âm, và Sattvic ~ Cân bằng Âm Dương

    Tuy nhiên, soi xét kĩ hơn, một vài điểm khác biệt xuất hiện:

    Các yếu tố kích thích, theo NLAD, có thể là Âm hoặc Dương.

    Ví dụ một số gia vị kích thích, được xem như Rajasic trong y học Ấn Độ, nhưng theo NLAD thì không nhất thiết phải là Dương, khá nhiều trong số đó được xem như Âm.

    Lý do là vì để nói 1 thứ Âm hay Dương phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

    Một là tình trạng của cá nhân sử dụng nó

    Hai là khí hậu của nơi mà thực phẩm đó sinh trưởng và tiêu thụ

    Ba là mùa (thời điểm) mà người ăn vào

    Bốn là loại và mức độ hoạt động của người ăn

    Năm là bản thân thực phẩm đó, nó là rễ, cành, lá, hoa hay quả?

    Sáu là nó đã được rang, hay còn sống, để lâu hay còn tươi

    Tất cả những yếu tố này quyết định nó là Âm hay Dương, hay là cả hai.

    Âm có thể gây kích thích hay tạo ra một tác dụng Dương.

    Với một số người thể trạng Dương, một lượng khiêm tốn Âm có thể làm phóng thích cái Dương thành sức nóng/năng lượng.

    Với một số người thể trạng Âm hơn, tiêu thụ đồ Âm có thể làm họ âm hơn nữa (xìu)

    Vì lý do này, Âm và Dương như một công cụ phân tích mang tính linh hoạt và có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh ở tầm toàn cầu.

    Đồ Âm có thể phóng thích năng lượng Dương trong thời tiết ấm hơn (mùa khí Dương nhiều), trong khi đồ Dương có thể kích thích nhiều năng lượng hơn trong thời tiết lạnh hơn bằng cách sản sinh nhiệt lượng. Điều này có thể có hiệu ứng ngược nếu trong thời tiết ấm mà lại dùng nhiều đồ Dương, làm cơ thể ỉu xìu.

    Cũng như vậy, Âm, trương nở, có thể phóng thích năng lượng Dương dồn nén nếu dùng với lượng nhỏ, nhưng dùng lượng lớn thì hiệu quả ngược lại. Xem ví dụ:

    Một người vừa làm việc chăm chỉ và thấy mệt, vào quán bar và gọi bia. Bia thì Âm vì: bia có gas (carbonated). Sự sục khí CO2 có tính trương nở, tức là Âm. Người ta dùng hoa bia (hop) để làm ra bia, một loại hoa dây leo. Hoa bia được xem là Âm vì nó mềm và thơm. Vì vậy, hoa bia có một hiệu ứng quyến rũ tự nhiên. Tuy nhiên nếu cá nhân làm việc nhiều là một người tạng Dương, thì bia rượi Âm có thể giúp phóng thích năng lượng dồn nén Dương ra, làm cho họ trở nên “sinh động” hơn, thậm chí là hung hăng.

    Tuy nhiên nếu tiếp tục dùng nhiều, bia này từ từ làm mê muội người uống, làm cho người đó chếnh choáng, chậm chạm, cho đến khi đổ gục ngủ không ý thức. Những điều kể trên là mô tả một quá trình Âm hóa.

    ObamaBeer1

    Như vậy Bia làm Âm hay Dương hóa, Rajasic or Tamasic?

    Nó có thể là một trong hai hoặc cả hai, tùy thuộc vào lượng dùng, tình trạng người dùng…

    Mong rằng luận đàm này có thể làm rõ hơn phần nào sự rối rắm của NLAD 🙂 Một cách để hiểu thấu đáo là xem xét nhiều yếu tố ảnh hưởng nhất có thể. Khi học hỏi và nghiền ngẫm sự rối rắm này, từ từ bạn sẽ hiểu sâu vào trật tự Vũ Trụ.

    Lược dịch từ facebook.com/macrobiotic.ccms

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan