Suy Ngẫm Thực Dưỡng ・

Âm Dương Giải Ảo (P4): Thử Định Nghĩa Lại Âm Dương

Vũ Minh Việt 24 Thg 06

XEM NHANH

    Cái tiêu đề này có vẻ rất âm, nghe thấy ngạo mạn quá. Đây chỉ là quan điểm cá nhân, không có trong sách vở, bạn thấy có lý thì bạn nghe. Chúng ta ai cũng thuộc định nghĩa về âm dương, nhưng coi chừng đó là định nghĩa chết, tôi thấy hầu hết là theo kiểu này. Với một định nghĩa chết, người ta chỉ bám vào 1 cái hình cứng nhắc mà không thấy sự linh động về khí bên dưới. Và tất nhiên sẽ làm người ta đầy mâu thuẫn.

    Một thứ nóng như ớt, rượu người ta cũng nói âm. Một thứ hàn lạnh như mồng tơi, rau đay, mướp người ta cũng nói âm. Không biết căn cứ vào đâu để nói là âm hay dương. Nếu căn cứ vào qui định trên mặt đất hay dưới mặt đất thì những thứ lá như mồng tơi, rau đay hay quả như ớt là âm thì cũng không đúng bởi vì khoai tây cũng âm. Thế còn rượu thì căn cứ vào tiêu chuẩn nào. Nếu nói rượu làm bốc hỏa là âm thì những thứ hàn lạnh như nước đá sẽ là dương….

    Chúng ta đang bị nhầm hệ qui chiếu, nhầm hệ trục tọa độ. Hầu hết những tiêu chuẩn phân định âm dương đang lấy một gốc để qui chiếu là TÂM CẦU – TRÁI ĐẤT. Đấy chỉ là một hệ qui chiếu để có can cứ phân định âm dương, để phân định thứ này với thứ kia để bạn có đường có lối mà đi. Nhưng thật sai lầm khi cho rằng chỉ có 1 hệ qui chiếu đó để so sánh. Rốt cuộc của vấn đề chuyển hóa âm dương là nó có trở thành thứ cân bằng với bạn – con người – hay không. Chính vì thế cần phải xem ÂM DƯƠNG ở đây là so với CON NGƯỜI – với chính bạn chứ không phải chỉ có với TÂM CẦU.

    Một thứ gì đó kéo khí của con người lệch khỏi miền cân bằng thì được coi là âm, một thứ gì đó làm KHÍ của con người LI TÂM khỏi miền cân bằng của cơ thể được coi là âm dù thứ đó là âm hay dương so với hệ qui chiếu tâm cầu.

    Một thứ là âm so với hệ qui chiếu tâm cầu tâm cầu (li tâm khói tâm cầu) nhưng giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng thì vẫn được coi là dương tại thời điểm đó. Một thứ là dương so với hệ qui chiếu tâm cầu nhưng làm cơ thể lệch khỏi trạng thái cân bằng thì vẫn được coi là âm tại thời điểm đó.

    Hai thứ âm kết hợp với nhau mà tạo ra cái thứ 3 cân bằng với cơ thể con người thì vẫn được coi là dương.

    Ở đây có 2 trạng thái khí ngược nhau và đều được coi là âm. Một là làm li tâm khí khỏi cơ thể (rượu ớt) – hướng bốc lên trên. Hai là làm ỳ trệ khí trong cơ thể – hướng kéo xuống dưới (nước đá, hải sản, mồng tơi). Tuy nhiên qui định này cũng chỉ là tương đối nó còn phụ thuộc trạng thái cơ thể lúc đó thế nào.

    Ví dụ:
    Ớt rượu được coi là âm theo chiều hướng làm tán khí, làm bốc hỏa, khí bốc lên trên, mang tính nhiệt. Nó là âm với người uống quá nhiều, với người cao huyết áp, với người say nắng… Nếu một người uống 1 ly nhỏ làm khí lưu thông thì không được coi là âm. Với người đang bị hàn lạnh, nhiễm phong hàn thì rượu được coi là dương vì giúp cơ thể đang bị âm (khí ì trệ, kéo xuống) về trạng thái cân bằng.

    Mồng tơi, rau đay, rau muống dưa leo được coi là âm theo chiều hướng làm ì trệ khí, kéo khí đi xuống, nó có tính hàn lạnh. Nó lại được coi là dương với những người nóng trong, nhiệt, hoặc với ngày mùa hè nóng nực.

    Hầu hết mọi người cho rằng sắn dây là dương. Với những người đang bị nhiễm lạnh, đang đau bụng do lạnh thì bột sắn dây sống là âm vì càng làm lạnh thêm. Nhưng nếu đem bột sắn dây mà quấy chín thì sẽ trở thành dương. Bột sắn dây sống được coi là dương với những người đang bị bốc hỏa, say rượu, cảm nắng, nhiệt. Nhưng cũng những bệnh như nhiệt mà với một người bụng yếu thì bột sắn dây sống có thể là âm, lúc đó cần quấy chín, vừa chữa được nhiệt mà không bị lạnh bụng.

    Ngưu bàng được coi là dương với cái nhìn về hình nhưng thực chất rất âm về khí, khí hàn lạnh và chìm sâu. Thế nên không ai ăn ngưu bàng luộc.

    Đến đây tôi mới lại giải thích việc tại sao cơm nấu thì nói là âm mà trà gạo rang thì nói là dương hoặc ngược lại. Hầu hết các thức ăn khi nấu mọi người bảo là làm dương hóa thức ăn nhưng trực quan mà nói thì tất cả các thức nấu đều bị nát – li tán về mặt hình. Thế nên về mặt hình có thẻ nói nó bị âm hóa. Nhưng về mặt khí mà nói, thì nó được chuyển từ dạng chìm sâu, dạng khó dùng, dạng ẩn tảng, dạng không cân bằng với cơ thể sang dạng nổi, dễ hấp thu và dạng cân bằng với cơ thể. Thế nên nói nấu thức ăn là làm dương hóa thức ăn là đang nói về mặt khí.

    Đối với trà gạo rang, về hình thì co rút, cứng, rắn chắc lại được coi là dương nhưng về mặt khí nếu không được hạ thổ đúng thì tính ly tâm của lửa truyền vào gạo rang sẽ làm khí của trà gạo rang có tính ly tâm mạnh. Tính ly tâm này được coi là âm hay còn gọi là hư hỏa.

    Việc kết hơp âm dương là việc tìm ra các vectơ khí đối lập để khắc chế nhau đưa cả 2 về miền cân bằng với cơ thể. Hoặc xác định được trạng thái âm dương của cơ thể để dùng một vectơ ngược chiều kéo cơ thể về trạng thái cân bằng.

    Âm dương thực chất là 2 cặp lực đối lập, 2 véctơ đối lập mà vẻ bên ngoài của nó có thể âm hay dương cũng không quan trọng, quan trọng là nó phải được dùng với một thứ đối nghịch với nó.

    Bạn phải tìm ra tôm cá, thịt bò, thịt heo, trứng gà, trứng vịt, ngưu bàng, củ cải, xà lách, rau muống, cà chua, gừng, ớt, tỏi… dùng với cái gì để năng lượng của nó sẽ chuyển thành dạng cân bằng và dễ hấp thu với cơ thể mà không quan trọng thứ đó là âm hay dương (theo kiểu mọi người vẫn hiểu là li tâm cầu hay hướng tâm cầu).

    Dù ớt rất âm nhưng ăn với hải sản cũng ok, dù hải sản rất âm nhưng ăn với ớt cũng ok.

    HÌNH HOÁ KHÍ QUA VECTOR (VÉC TƠ)

    Tại sao phải dùng vecto để biểu thị khí. Vì từ ngữ không thể mô tả đủ. Đông y đã có nhiều từ để mô tả chi tiết hơn về cặp phạm trù đối lập này như hàn nhiệt, thu liễm phát hãn, ôn bình… Nhưng tôi thấy cũng chẳng đủ để người khác rõ ràng được tính chất của một thức.

    838301194 Coal Fire 6

    Ví dụ cùng là lửa nhưng than đá, than củi, lửa củi, lửa gas, lò vi sóng, tia laze, bức xạ ion là rất khác nhau. Chắc đông y khó mà mô tả được chúng khác nhau thế nào hay do người nông dân này không biết. Ai cũng biết là khác nhau nhưng có từ ngữ hay cách nào để mô tả cho người khác hiểu được.

    Một câu hỏi đặt ra là sao không dùng cách diễn dịch của đông y mô tả như hàn nhiệt ôn bình… thì có rõ ràng dễ dàng hơn không? Đôi khi người ta lại cần rút gọn để có thể nói những điều rộng lớn hơn to tát hơn mà lại đơn giản xúc tích hơn, nhanh hơn thậm chí dễ hiểu hơn. Vì không phải lúc nào cũng có thể diễn dịch một cách đầy đủ nhưng loằng ngoằng được.

    Có thể có rất nhiều cặp phạm trù đối lập nhưng dù bao nhiêu thì cũng có thể qui gọn về hai từ âm và dương. Nhưng theo tôi để đơn giản được thì phải qua phức tạp, để rút gọn được người ta phải hiểu cái diễn dịch là gì. Trong cái hiểu người ta có thể rút gọn và trong cái rút gọn người ta có thể hiểu.

    Nói cách khác bài này chỉ là cách diễn dịch về khí rồi để rút gọn đơn giản hoá vào hai từ âm dương.

    Lấy ví dụ tiếp thế này. Cùng là lực tác động vào một cái thớt bằng gỗ dày 5cm; một đầu đạn nhỏ nhưng gia tốc nhanh và lực mạnh sẽ xuyên thủng nhưng không làm thớt nhúc nhích; một cái bồ bằng gỗ nặng 3kg với gia tốc chậm và lực vừa phải không làm thớt thủng nhưng làm cái thớt bay xa vài mét. Cái bồ có thể tượng trưng cho lửa than đá âm ỉ, hoặc tính nóng trong của tam thất; còn đầu đạn có thể tượng trưng cho lửa tia laze hoặc tính nóng da gà da vịt của mù tạt, ớt. Làm sao có thể mô tả được điều này qua ngôn ngữ. Chỉ có người hiểu phần diễn dịch ngầm bên dưới mới có thể hiểu được từ âm khi nói về tam thất và mù tạt còn người không hiểu thì đều cho chúng âm như nhau.

    Rồi người ta có thể nói rút gọn Hải sản âm. Trong cái hiểu mà không cần mô tả rõ là khí của nó là đi lên hay đi xuống, mạnh hay nhẹ người ta vẫn biết dùng cái gì để kết hợp với hải sản đó là gừng xả ớt cũng là âm. Cách ám chỉ này phổ biến trong sách thực dưỡng. Nói một thứ là âm hay dương mà không diễn dịch rõ âm dương như thế nào. Thực ra cũng không thể nào mà diễn dịch mọi thứ ra được nên đành phải nói rút gọn là âm hay dương nhưng với sự hiểu ngầm định. Điều này làm nảy sinh bao cuộc tranh cãi về việc nói thứ này âm thứ kia dương.

    Thế nên người nông dân mới nghĩ ra hình hoá khí bằng vecto, đây cũng là các tính chất của khí. Không biết có làm vấn đề thêm rắc rối không.

    Trước hết làm rõ một vài khái niệm (mang tính cá nhân)

    Hình là tất cả những gì tai nghe mắt thấy mũi ngửi lưỡi nếm tay sờ ví dụ trên cao dưới thấp, hắc nồng, chua cay mặn ngọt, cứng mềm… Bạn có thể dùng cách đó để biết được khí như thế nào, ngoài ra cũng phải ăn, phải dùng thì mới rõ được chứ không ai nhìn không mà biết được hết.

    Khí là năng lượng ẩn tàng bên trong hình có các mặt như chiều hướng (lên xuống, vào ra), cường độ (mạnh nhẹ), tính chất (nóng lạnh), vị trí (nông sâu).

    Thức âm là ăn vào làm ly tâm khí khỏi cơ thể (bốc hỏa lên trên hay ì trệ hàn lạnh kéo xuống), dương là gom khí lại cho cơ thể, làm khí vượng lên.

    16463289 1455585964510509 4278281749802225674 o

    1. VECTO MẢNH & DÀI
    Biểu thị cho lực li tâm mạnh nhanh, gia tốc lớn, cường độ mạnh, thời gian nhanh.
    Vd cho loại này là lửa tia laze, lò vi sóng, mù tạt, nồi inox, nồi sắt

    2. VECTO DÀY & DÀI
    Biểu thị cho lực li tâm vừa, cường độ vừa, thời gian vừa, phù hợp với sự cân bằng của cơ thể.
    Vd cho loại này là lửa củi, lửa gas, gừng xả, nồi đồng, nồi nhôm

    3. VECTO DÀY & NGẮN
    Biểu thị cho lực li tâm nhỏ, cường độ nhỏ, thời gian chậm
    Vd lửa than đá, than củi, tam thất, nồi đất

    4. VECTO HƯỚNG LÊN
    Biểu thị cho khí bốc, tính hoạt. Vd mù tạt, ớt, gừng, rượu.

    5. VECTO HƯỚNG XUỐNG
    Biểu thị cho khí chìm, tính trệ vd hải sản, ngưu bàng, mồng tơi.

    6. VECTO ĐUÔI TO ĐẦU BÉ
    Biểu thị cho ban đầu thì mạnh về sau thì yếu, nhanh tắt, ít ảnh hưởng về sau. vd mù tạt

    7. VECTO ĐUÔI BÉ ĐẦU TO
    Biểu thị cho ban đầu thì yếu về sau thì mạnh, lâu dài âm ỉ, ban đầu thì không thấy gì nhưng ảnh hưởng mạnh về sau. vd tam thất, hồ tiêu.

    8. VECTO MÀU XANH
    Biểu thị cho tính hàn lạnh vd củ cải, mù tạt, hải sản, thịt trâu.

    9. VECTO MÀU ĐỎ
    Biểu thị cho tính nóng ấm vd cảrot, thịt gà, thịt dê.

    10. VECTO Ở VỊ TRÍ GẦN VÙNG CÂN BẰNG (biểu thị trên ma trận toạ độ)
    Biểu thị cho năng lượng nổi, dễ dùng, ngay bên trên, ngay bên ngoài, dễ hấp thu, nhanh tan, dễ tiêu hoá. vd như carot, mù tạt, các loại hoa quả sinh tố

    11. VECTO Ở VỊ TRÍ XA VÙNG CÂN BẰNG (biểu thị trên ma trận toạ độ)
    Biểu thị cho năng lượng chìm sâu, ẩn tàng, khó dùng, khó hấp thu, khó tiêu hoá. Vd ngưu bàng, tam thất, hồ tiêu, cá trê, lươn, gạo nếp.

    rau mong toi khoe sinh ly(1)

    Hầu hết thức có tính hàn lạnh thì khí đi xuống, ì trệ. Ví dụ rau muống, rau đay, mồng tơi, dưa chuột, ngưu bàng, nhân sâm. Các thức này được mô tả bằng vecto màu xanh hướng xuống nhưng độ dày mỏng và vị trí xa gần miền cân bằng khác nhau. Rau muống rau đay dưa chuột thì vecto mỏng và gần miền cân bằng còn ngưu bàng và nhân sâm vecto to dày và xa miền cân bằng.

    ginger

    Hầu hết các thức có tính nóng ấm thì khí hướng lên. Ví dụ như ớt sả gừng hạt tiêu. Ớt vecto đỏ mảnh dài gần miền cân bằng, gừng xả vecto dày ngắn gần vùng cân bằng, hồ tiêu, tam thất vecto dày ngắn xa vùng cân bằng.

    Stocksy Watermelon Kirstin Mckee

    Có loại vừa có tính nhiệt mà khí lại đi xuống, ì trệ. Ví dụ dưa hấu ăn vừa lạnh bụng nhưng lại gây nóng trong. Biểu thị bằng vecto đỏ hướng xuống, gần miền cân bằng. Loại này có thể nói là nóng âm.

    7317002 Seafood Plate Sushi with Wasabi and GInger Stock Photo

    Có loại vừa có tính hàn nhưng lại bốc lên. Ví dụ củ cải, mù tạt. Biểu thị bằng vecto xanh mảnh hướng lên. Mù tạt thì năng lượng nổi hơn nên vecto gần miền cân bằng, củ cải chìm sâu hơn nên xa vùng cân bằng. Mù tạt rất cay nhưng hết ngay, cay nhưng không gây nhiệt. Loại này có thể nói là lạnh âm, hàn lạnh nhưng lại li tâm, lạnh mà khí lại hoạt. Một loại có tính chất hay vì đa phần là hàn lạnh và khí chìm, ì trệ, đi xuống còn loại này là bốc lên. Ngược với mù tạt là ớt, cùng là cay nóng nhưng ớt thì bốc lên. Cũng ngược với mù tạc là hải sản, cùng lạnh nhưng hải sản khí chìm, đi xuống, ì trệ. Thế nên hải sản vừa có thể ăn với ớt vừa có thể ăn với mù tạc. Nhưng mù tạc năng lượng rất bên ngoài, cay cái tan hết ngay, nó chỉ dùng để chấm không dùng để nấu vì năng lượng của nó rất nhanh huỷ. Ai muốn ăn cay mà không sợ nhiệt có thể ăn mù tạt.

    carrots

    Cà rốtsắn dây là 2 củ khá đặc biệt. Nếu bạn tra Từ điển đông y nói cà rốt vị ngọt ấm, tính bình không độc. Thì cũng cả trăm thứ đều vị tính đều thế, thế nên dùng biểu đồ vectơ mới biết cái nào hơn cái nào, nằm ở vị trí nào. Cái tôi chuẩn bị nói đây là cách nông dân, bạn cứ quan sát, ăn cảm nhận thôi. Cà rốt màu đỏ nên nó có xu hướng là ấm nóng nhưng ăn thì có vẻ mát vì nó là củ nên khí đi xuống nhưng lại không quá chìm đến mức hàn lạnh ì trệ. Củ rất cứng tưởng năng lượng chìm sâu mà lại rất nổi, có thể ăn sống ép nước sinh tố uống nhiều mà không lạnh bụng. Nếu biểu thị bằng vecto nó là vecto đỏ hướng xuống, dày và ở trong miền cân bằng của cơ thể. Nó làm khí của cơ thể vượng lên chứ kéo xuống ì trệ cũng không làm bốc lên. Nếu tra bài thuốc về Cà rốt thì rất nhiều, trong đó làm phục hồi sinh lực, chữa ho, chữa ỉa chảy, ăn nhiều có thể gây táo bón. Có thể nói cà rốt là ấm dương – ấm mà không gây ly tâm.

    Pueraria P E Kudzu Root Extract Powder e1442600626930

    Sắn dây thì khí chìm sâu hơn nên lạnh hơn nhưng không quá sâu như ngưu bàng hay nhân sâm. Nó lạnh khi sống nhưng khi quấy chín nó lại có thể giúp chữa ho, chữa cảm, làm ấm người. Lúc quấy chín năng lượng được lôi ra ngoài và làm khí hoạt hơn nên nó trở thành thứ mát mà khí hoạt, có thể nói là mát dương – mát mà không gây ly tâm.

    Có thể nhận định trên ko phải chính xác, không có tính hàn lâm, chính thống, chỉ để tham khảo.

    -Vũ Minh Việt-

    Hiểu Về Sắn Dây

    Vũ Minh Việt

    Mua dao chém thớt qua ngày. Tìm cao Ngải Cứu thì mời ghé thăm: bimatthucduong.com

    Gửi

    Bài viết liên quan