Thực Dưỡng ・ Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Vai Trò Của Mỡ Trong Cơ Thể

Anh Yu 28 Thg 03

XEM NHANH

    Nhiều nghiên cứu trong hơn một thập kỷ gần đây cho thấy mô mỡ không chỉ đơn thuần có chức năng dự trữ năng lượng, mô mỡ đóng vai trò động lực trong quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, điều hòa chuyển hóa cũng như các chức năng sinh lý khác. Những chất độc hữu cơ (POPs) như các loại thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp, chất phụ gia thực phẩm có ái lực cao với chất béo và dễ dàng tích trữ tại mô mỡ.

    Vai trò của mô mỡ

    Dự trữ năng lượng

    Mô mỡ gồm nhiều loại tế bào như tế bào mỡ trưởng thành, tế bào mỡ non, tế bào miễn dịch. Chúng phản ứng với những tín hiệu của quá trình chuyển hóa như nồng độ insulin từ tuyến tụy và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đến các mô và cơ quan khác của cơ thể như tích trữ lipid, sản xuất hormone, điều chỉnh sự thèm ăn, chức năng trao đổi chất, bài tiết hóa chất trung gian trong cơ chế viêm, khởi phát phản ứng dây chuyền của hệ miễn dịch.

    Cô lập chất độc

    Mô mỡ rất dễ tích tụ các chất độc từ môi trường, gây rối loạn hoạt động tuyến nội tiết, chức năng sinh sản và hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến hành vi và là nguyên nhân tiềm ẩn bệnh ung thư. Vai trò của mô mỡ là cô lập chất độc, bảo vệ các cơ quan thiết yếu của cơ thể, tạo điều kiện cho độc tố được chuyển hóa và đào thải. Tuy nhiên, khả năng và thời gian dự trữ chất độc không phải vô hạn. Nếu cơ thể cứ liên tục tiếp xúc với nguồn chất độc, mô mỡ bão hòa và trở thành nguồn chất độc nội tại đầu độc chính cơ thể.

    mo-mo-beo-phi

    Trong những thời điểm nhạy cảm của chu trình phát triển cơ thể như giai đoạn bào thai, sơ sinh, dậy thì, nếu mô mỡ tiếp xúc với các thành phần độc hại có thể gây tác động chuyển hướng biểu hiện gen. Tác động này thường không được nhận biết ngay mà có thể để lại hậu quả nhiều năm về sau. Các chất độc hữu cơ tác động như những obesogens (một nhóm hợp chất làm tăng nguy cơ gây béo phì, tiểu đường, bệnh về gan và ung thư). POPs còn gây viêm mô mỡ mãn tính, khởi phát các quá trình chuyển hóa bất lợi cho bệnh nhân béo phì. Nhìn chung, cơ chế tác động, phân bố và chuyển hóa của obesogens trong cơ thể cần được tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm đầy đủ hơn để đem lại biện pháp phòng chống và đào thải độc tố tối ưu nhất.

    Hiểu Về Cơ Chế Thải Độc

    Nguồn http://ehp.niehs.nih.gov/121-a61/

    Lược dịch bởi My Robison

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan