khoa học nấu ăn ・ Ẩm Thực Nhật Bản ・

[Video] Nồi Đất Nhật Bản

Anh Yu 10 Thg 01

XEM NHANH

    Nồi đất (Donabe Pot) rất được người Nhật Bản ưa chuộng. Nó là một trong những dụng cụ nhà bếp đã có từ lâu. Nồi đất không đơn giản là dụng cụ nấu thức ăn, mà còn có tác dụng giữ nhiệt rất tốt. Nồi đất không chỉ dành để nấu, hầm, làm nồi nấu lẩu, mà còn có nhiều công dụng khác như chiên, hấp, nướng.

    Đất sét (clay) có tính kiềm, sẽ trung hoà bớt các thực phẩm có tính axít nấu trong nồi đất. Sốt cà chua, hay cà phê sẽ trở nên ngọt hơn khi nấu với chất liệu này. Nồi có tráng men thì hiệu ứng này có thể bị mất đi.

    – Nghệ nhân gốm Felipe Ortega –

    Thành phố Iga, tỉnh Mie là nơi sản xuất nồi đất rất lâu đời. Gần thành phố Iga có một loại đất chịu nhiệt rất tốt. Dùng loại đất này làm nồi, sản phẩm sẽ rất bền nên đây là lý do nồi đất sản xuất nơi này được người Nhật Bản ưa chuộng. Nhờ có công dụng giữ nhiệt, sức nóng truyền sang món ăn chậm nên nồi đất giữ được vị tươi ngon cho món ăn. Khi nấu cơm thì sức nóng của nồi đất sẽ truyền từ từ đến từng hạt gạo giúp cho hạt cơm chín đều. Nắp nồi nặng giúp cho hương thơm của cơm không bốc hơi. Nồi đất cũng là dụng cụ được lựa chọn nhiều trong các món hấp nhờ đặc tính giữ nhiệt tốt. Sau khi lửa đã tắt, sức nóng vẫn còn truyền sang món ăn như thế này nên tiết kiệm năng lượng. Việc sử dụng nồi đất cũng góp phần bảo vệ môi trường. Bạn có thể hấp chín rau củ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn giữ được dinh dưỡng và độ tươi của chúng. Nồi đất được thiết kế thành nhiều hình dạng khác nhau góp phần làm cho bữa ăn thêm hấp dẫn.

     

    Sử dụng nồi đất:

    Nồi đất đặc biệt thích hợp với các món hầm và kho, giúp bạn tiết kiệm thời gian, làm tăng hương vị cho món ăn và còn tiết kiệm được năng lượng vì nồi đất giữ nhiệt khá tốt. Tuy nhiên, không giống như các loại nồi làm từ những chất liệu khác, việc sử dụng và bảo quản nồi đất có những khác biệt nhất định. Hãy chú ý đến một số vấn đề sau:

    1. Cách sử dụng

    Trước khi nấu, bạn phải ngâm nồi (cả phần thân và nắp) vào nước lạnh khoảng 15 phút. Sau đó, đậy nắp và đặt lên bếp rồi mới bật lửa, nhằm giúp cho nồi hấp thu nhiệt từ từ trong suốt quá trình nấu. Tuyệt đối không đun nóng bếp trước khi đặt nồi lên. Nếu đặt chiếc nồi nguội lên trên bếp nóng, bạn có thể làm vỡ nồi do sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh.

    2. Cách chùi rửa và bảo quản

    Không nên dùng xà bông hoặc nước rửa chén để làm sạch nồi đất. Xà bông sẽ thấm vào những chiếc lỗ bé xíu trên bề mặt của nồi và ngấm vào thức ăn. Cách chùi rửa thông thường đối với nồi đất là dùng nước nóng để tráng nồi và cọ rửa chúng bằng bàn chải cứng. Nếu cần thiết, có thể cho một ít muối vào miếng bọt biển để làm sạch nồi. Đối với những vết bẩn “cứng đầu”, bạn có thể ngâm nồi trong nước với khoảng 1 đến 4 muỗng bột baking soda rồi để qua đêm. Ngâm vào nước có pha bột baking soda còn có tác dụng khử mùi và làm sạch nồi sau khi nấu những món có vị hăng cay.

    Khi bảo quản nồi, bạn chỉ cần cho một ít khăn giấy vào bên trong để hút ẩm và lật ngược nắp nồi để đậy lại. Chú ý là phải lau nồi thật khô trước khi cất. Nếu không sử dụng nồi trong thời gian quá dài, nấm mốc có thể hình thành. Trong trường hợp này, hãy trộn hỗn hợp gồm ½ bột baking soda và ½ nước cho vào nồi, ngâm ít nhất 30 phút rồi dùng bàn chải cọ rửa thật sạch, để khô và có thể phơi nắng nếu thích.

    Theo: noisuphuongdong.com

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan