Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Liệu Pháp Ngâm Mông: Thần Dược Cho Phái Đẹp

Anh Yu 01 Thg 02

XEM NHANH

    Tại sao phải ngâm mông?

    Mông – vùng xương chậu, gắn liền với tử cung, là trung tâm năng lượng của phụ nữ. Nếu vùng này mà bị lạnh thì nhiều vùng khác cũng bị lạnh theo như tử cung lạnh, bụng lạnh, thận lạnh, chân lạnh và chắc chắn sức khỏe kém và có biểu hiện của nhiều bệnh như bệnh về tiêu hóa, sinh lý, kinh nguyệt, đau bụng kinh, tiết niệu. Lạnh tử cung là nguyên nhân của khó đậu thai, đẻ non, ung thư tử cung. Những người bị lạnh vùng này thì chứng tỏ khí huyết cũng kém. Dưỡng vùng mông – vùng trung tâm năng lượng của phụ nữ, là điểm lợi hại và cốt yếu. Do quá trình ăn uống, sinh hoạt chưa đúng mà nhiều chị em bị lạnh vùng này.

    Khi bị lạnh vùng này thì cũng có nghĩa là khí huyết vùng này kém nên rất dễ bị bệnh, tự bị bệnh chứ không cần thiết phải “đối tác” gây ra. Thêm nữa, ngày nay là thời kỳ của các bệnh về nấm.

    Trong Tây y, khu vực này cũng là khu rất quan trong gọi là đám rối thần kinh vùng thắt lưng hay hông, liên quan đến 2 chân, sinh dục, tiết niệu.

    Trong Đông y, khu vực này cũng là khu rất quan trong gọi là khu vực bát liêu (8 huyệt quan trọng) có nhiều đường kinh mạch đi qua.

    Ngâm mông còn là một cách thông khí, thải độc rất tốt. Nước ấm cùng muối và các chất hoạt khí từ các thảo dược giúp hút độc ra và lưu thông khí huyết.

    Chậu để ngâm mông thường là một chậu rửa lớn (đủ để ngồi vào). Ngâm mông đặc biệt tốt cho các vấn đề bàng quang, bệnh ngoài da và một số rối loạn ở phụ nữ. Những người theo thực dưỡng thường tự trồng củ cải trắng (thu lá cải) để ngâm mông. Cải trắng thu được là loại hữu cơ, tốt và sạch nhất. Sau đó thu lá xanh đem phơi khô để dành ngâm mông.

    Để ngâm mông, cần chuẩn bị nước ngâm và những nguyên liệu cần thiết. Cho hỗn hợp chất lỏng ngâm mông vào chậu và thêm nước nóng đủ để bạn ngồi sao cho mực nước ngập quá phần xương hông.

    6

    Đặt tay và chân ngoài chậu. Ngồi trong phòng kín gió, nếu lạnh, phủ 1 lớp chăn mỏng lên người sao cho kín. Sau 15-20 phút, cơ thể toát mồ hôi, lau khô và giữ ấm bằng cách nằm lên giường rồi đi ngủ. Ngâm mông đạt hiệu quả tốt nhất khi bạn đi ngủ ngay sau đó. Nếu sau khi ngâm mông không đi ngủ, bạn nên nghỉ ngơi 30 phút rồi mới vận động.

    Trong bài ngâm mông người ta dùng lá cải già phơi khô, cho vào nước nóng rồi ngâm cả mông ngập qua xương chậu. Bạn có thể lấy lá cải của cải củ, là thứ lá vứt đi để phơi khô dùng dần. Ở cửa hàng thực dưỡng có bán. Người ta cũng có thể dùng trà bancha (lá chè già), kukicha (cành cây trà) đun để ngâm. Ngoài lá cải, trà, ở VN có thể lấy lá ngải cứu, lá trầu, gừng. Các loại lá ấy tươi cũng được, khô cũng được đun lên lấy nước cho chút muối vào ngâm đều được. Có gì chơi đó.

    Lá cải, lá ngải, gừng hay trầu không ngoài tính diệt khuẩn, diệt nấm mốc thì còn có tính lưu thông khí huyết hơn. Mỗi lá đều có cái hay. Mà không có thì thường xuyên dùng muối không cũng rất tốt. Muối ngoài tính sát khuẩn thì còn kéo năng lượng xuống phía dưới, hút độc ra bên ngoài. Muối với gừng thì càng tốt. (Theo Bimatthucduong.com)

    Vintage Tub Woman High Resolution Stock Photography and Images - Alamy

    Ngâm mông bằng rong biển

    seaweed arame

    Có lợi cho các bệnh về da, đau hậu môn, viêm bàng quang, chuột rút kinh niên, các vấn đề về buồng trứng hay tử cung, và các rối loạn khác ở nữ giới. Nguyên liệu gồm 4 chén rong arame cho vào 10 cup nước lạnh. Đun sôi và để liu riu trong 20 phút. Tắt lửa và thêm 1.4 muỗng muối. Lọc bã và để nguội bớt từ 5 đến 10 phút trước khi ngâm mông.

     

    Ngâm mông lá cải

    IMG 2641

    Có lợi cho các chứng bệnh về da như ngứa, đau hậu môn, viêm bàng quang, đau bụng kinh, các vấn đề về buồng trứng hay tử cung, và các rối loạn nữ khác (nếu không có lá cải, có thể thay thế bằng ngâm mông rong biển). Để ngâm mông lá cải, cần khoảng 50g lá cải khô (lá củ cải trắng tươi, cột thành bó rồi treo trong bóng râm từ 1 đến vài tuần) nấu sôi cùng 4-5 lít nước, để liu riu đến khi chuyển màu nâu sẫm. Trước khi tắt bếp, thêm 1 cup muối biển. Lọc bã và để nguội từ 5-10 phút trước khi ngâm mông.

    Khi kết hợp gừng mài cùng ngâm mông rong biển hoặc ngâm mông lá cải:

    Phương pháp này giúp giảm đau bụng, đau dạ dày và đau thần kinh tọa, và tê chân, và để cân bằng các nội tiết tố cơ thể. Sau khi đã lọc nước rong biển trên cho vào chậu ngâm mông 3 muỗng gừng nạo. Được bọc trong túi vải. Để yên trong 5 – 10 phút, bóp túi gừng bằng đũa hoặc dụng cụ khác để tinh chất trong gừng hòa cùng nước rong biển. Dùng dung dịch này (vẫn để túi gừng) để ngâm mông.

    Khi kết hợp mù tạc cùng ngâm mông rong biển hoặc ngâm mông lá cải:

    Hữu ích cho tiêu chảy trầm trọng do viêm ruột, cho bệnh lao phổi, giảm chuột rút do dịch tả.

    Thêm 1/3 cup bột mù tạt vào nước ngâm mông rong biển đã lọc.

     

    Ngâm mông nước gừng

    2 2

    Ngâm mông trong nước gừng rất hữu ích cho chứng tiêu chảy, và đau bụng do từ viêm ruột hay kiết lỵ ở trẻ em. Nấu sôi 2.5l nước rồi tắt bếp, cho ngay nước gừng lọc từ 3 cup gừng nạo vào nước. Có thể sử dụng nhiều gừng hơn nếu gừng cũ hoặc muốn có tác dụng mạnh hơn. Cho bã gừng đã vắt vào túi vải và thả luôn vào nước. Để vài phút và vắt kiệt tinh chất gừng trong túi vải hòa đều trong nước. Để bớt nóng rồi ngâm mông.

     

    Ngâm mông bột mù tạc

    coverimage 28 1498630089

    Tốt cho tiêu chảy và đau dạ dày do kiệt lỵ ở trẻ em. Đun sôi 12 cup nước và thêm 1/3 cup bột mù tạc. Tắt lửa và để cho nước nguội vài phút trước khi ngâm mông.

     

    Ngâm mông nước muối

    diem mat 4 bai thuoc ngam mong dieu tri benh phu khoa 3

    Giúp giảm đau và một số triệu chứng liên quan đến âm đạo, lạc nội mạc tử dung hoặc u tử cung. Cách làm:  250g muối vào 3,5 lít nước nóng, để nguội vài phút trước khi ngâm mông.

     
    IMG 3737 e1517420024781

    Chậu gỗ ngâm mông có bán trên mạng

     

    Natural healing from head to toe – traditional macrobiotic remedies, Cornellia Aihara and Herman Aihara, with Carl Ferre. 

    Hoàng Anh lược dịch

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan