Thực Dưỡng ・

Lối Thoát Cho Bệnh Đau Lưng

My Robinson 10 Thg 04

XEM NHANH

    Nguyên nhân thường gặp của bệnh đau lưng là do tư thế không đúng (tư thế đi, ngồi), tập thể thao quá sức, ngủ trên nệm mềm. Ngồi nhiều hoặc các tình trạng stress kéo dài có thể gây đau vùng lưng dưới. Té ngã hoặc chấn thương gây tổn thương cột sống hoặc đau cơ lân cận khởi phát cơn đau lưng. Một số bệnh lý như: loãng xương, tiểu đường, nhiễm trùng thận, viêm khớp, viêm phổi, lệch đĩa đệm có thể dẫn đến cơn đau lưng.

    Theo góc nhìn của thực dưỡng, bệnh đau lưng là do chế độ ăn chứa quá nhiều thịt và các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Lượng protein và chất béo quá tải từ thực phẩm khiến môi trường dịch thể bị acid hóa, thận phải làm việc cật lực để đào thải acid thừa. Chất béo từ động vật khiến lòng mao mạch ách tắc, quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn và hai quả thận không được cung cấp đủ dưỡng chất để hoạt động. Hệ thống thần kinh xung quanh thận thiếu oxy sẽ khởi phát cơn đau.

    Việc ăn uống quá nhiều protein và chất béo cũng như các thực phẩm cực âm, cực dương luôn làm thận quá tải và không nhận đủ dưỡng khí cũng như dưỡng chất để hoạt động

     

    Giải pháp

    Mục đích Phương pháp
    Giảm đau Đắp gạc gừng ấm lên chổ đau khoảng 20 phút.
    Cải thiện chức năng thận  

    Đắp gạc gừng lên bụng (vị trí của 2 quả thận) khoảng 20 phút. Xông hơi 1 lần 1 tuần để thải chất độc qua mồ hôi.

    Giảm đau lưng  

     

     

     

    Không nâng vác vật năng quá sức hoặc chơi thể thao cường độ cao. Chỉ nên vận động vừa sức như đi bộ, làm vườn, bơi lội.

    Chú ý chiều cao của bàn và ghế nơi bạn làm việc hoặc sinh hoạt phải vừa tầm sao cho cảm thấy thật thoải mái

    Những Cách Làm Khỏe Thận

     

     

    Chế độ ăn đề nghị

    Cho bệnh đau lưng bạn có thể áp dụng chế độ đề nghị dưới đây với nhiều rau củ và rong biển. Nếu yếu quá có thể ăn 4-6 con cá khô nhỏ với súp miso mỗi ngày. Uống ít hơn bình thường cũng sẽ có lợi.

    Lựa chọn thực phẩm

    Chọn thực phẩm và nước uống có nguồn gốc tự nhiên, càng ít tinh chế càng tốt. Tránh các loại thực phẩm lai tạo, thức ăn chế biến sẵn, tẩm ướp nhiều phụ gia.

    Chọn thực phẩm có nguồn gốc địa phương. Các loại thực phẩm theo mùa và hiện diện xung quanh, tương thích với khí hậu và điều kiện tự nhiên nơi bạn sống sẽ tạo điều kiện cho sự đồng điệu giữa cơ thể và môi trường.

    Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như nguồn thực phẩm chính. Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng, chứa tỉ lệ Na/K tối ưu. Ở những nơi khí hậu lạnh, bạn có thể ăn nhiều kiều mạch, kê, lúa mạch đen. Ở những nói khí hậu nóng, bạn có thể ăn nhiều gia vị, kê, bắp, đậu.

    Chọn rau mọc có nguồn gốc từ đất và các loại rau dưới nước theo tỉ lệ 1:3 (theo khối lượng). Nguồn đất và rau không được bi ô nhiễm quá nhiều bởi thuốc trừ sâu và hóa chất. Đối với những người vốn đã ăn nhiều thực phẩm nguồn gốc động vật, có thể ăn nhiều rau quả hơn để đẩy nhanh quá trình thải độc.

    Bạn có thể ăn một ít cá, gia cầm chăn thả, sữa từ bò nuôi tự nhiên, thịt nạc không chứa hóa chất nhưng vẫn không quá 10% lượng thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Nếu bạn hoạt động thể lực thể nhiều, bạn có thể ăn nhiều thực phẩm động vật hơn. Chú ý phản ứng của cơ thể để điều chỉnh tỷ lệ phù hợp nhất cho cơ thể.

    Rượu, bia, sữa, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, chất tạo ngọt nhân tạo cần được hạn chế. Trong nhiều trường hợp, những loại thực phẩm này có thể đem lại cảm giác dễ chịu nhất thời nhưng bạn không nên lạm chúng. Cảm xúc khi ăn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ thể hơn cả bản chất chính loại thực phẩm ấy. Vì vậy, bạn nên thoải mái và vui vẻ khi ngồi vào bàn ăn.

    Bạn nên lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu bạn không khỏe, hãy tránh xa các loại thực phẩm có nguồn gốc công nghiệp hoặc thông qua quá nhiều giai đoạn chế biến cho đến khi tình trạng sức khỏe được cải thiện.

    Chế biến

    Quá trình chế biến thức ăn rất quan trọng vì chất lượng và tính chất món ăn sẽ thay đổi trong suốt quá trình nấu nướng. Thực tế, việc tuân thủ học thuyết âm dương trong nghệ thuật nấu ăn sẽ giúp bạn chủ động điều chỉnh dược tính của thức ăn sao cho phù hợp với cơ thể nhất.

    Các loại rong kombu (phổ tai), wakame và các loại cá nhỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin B12. Không nên sử dụng bột ngọt, gia vị nhân tạo, đường tinh chế, giấm công nghiệp trong quá trình chế biến.

    Ăn

    Nhai kỹ. Trong giai đoạn bắt đầu ăn theo thực dưỡng, bạn nên nhai mỗi miếng ít nhất 100 lần trước khi nuốt. Nước bọt thấm đều trong thực phẩm giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn. Nhai kỹ hạn chế việc ăn quá nhiều, giảm thèm ăn, giúp bạn nhận biết lượng muối mà cơ thể thực sự cần.

    Nhai, nhai nữa, nhai mãi…

    Kiểm soát lượng nước uống hàng ngày giúp duy trì sức khỏe tim và thận. Khi khẩu phần ăn của bạn chủ yếu dựa trên rau và ngủ cốc, bạn sẽ không cần phải uống nhiều nước. Chỉ uống khi cơ thể cảm thấy khát. Nam giới đi tiểu khoảng 4 lần một ngày và phụ nữ khoảng 3 lần một ngày là tốt. Người lớn tuổi có thể đi tiểu khoảng 6 lần một ngày.

    Lượng đổi sẽ dẫn đến chất đổi. Quá nhiều của một thực phẩm tốt cũng sẽ trở nên có hại. Nguyên nhân của hầu hết các loại bệnh tật trong xã hội hiện đại bắt nguồn từ sự dư thừa. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật, đường tinh chế và các chất phụ gia trong thực phẩm sẽ cản trở năng lực chữa lành của cơ thể.

    Theo Natural Healing from Head to Toe (1994) Cornelia Aihara, Hermann Aihara, Carl Ferré

    Gửi

    Bài viết liên quan