Thực Dưỡng ・ Thai Giáo & Nuôi Con ・

Hiểu Về Bệnh Của Trẻ Nhỏ Và Cách Xử Lý

Anh Yu 27 Thg 06

XEM NHANH

    Đa số những căn bệnh ở trẻ em khỏe mạnh phản ánh trạng thái điều chỉnh của cơ thể.

    Bệnh có tính chất điều chỉnh xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn không quân bình, làm kích hoạt cơ chế thải hồi với một vài biểu hiện như sốt, ho, chảy mũi, đau họng hay nôn mửa. Sự điều chỉnh này thường đến đột ngột và hết ngay khi trạng thái dư thừa được xử lý và đứa trẻ trở lại điều kiện quân bình hơn.

    Trừ những thay đổi đơn giản trong ăn uống và chăm sóc tại gia, tốt hơn là không nên cản trở quá trình thải loại tự nhiên này trừ khi triệu chứng bệnh trở nên xấu đi. Nếu trẻ ăn uống tốt trong thời gian này, nó sẽ nhanh chóng trở lại bình thường và cơ chế miễn dịch cũng như khả năng tự chữa trị của cơ thể bé cũng được tăng cường.

    Trẻ con cũng tự điều chỉnh với môi trường bằng cách đào thải những nhân tố không quân bình đã thu nhận trong quá trình thai nghén, ví dụ như sởi, biểu hiện cho sự đào thải những yếu tố dương hơn. Sự thải hồi này giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.

    khi tre bi man ngua cha me can lam gi de con tre het man ngua 1

    Một dạng khác của cơ chế thải loại xảy ra từ sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống của người mẹ khi cho con bú, có thể dẫn đến phát ban, đổ ghèn hay chảy mũi. Cũng như những điều chỉnh đơn giản khác, các triệu chứng trên thường lắng xuống khi lượng dư thừa đã được cân bằng.

    Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, hiện tượng thải loại cũng diễn ra kể cả khi người mẹ đã ăn uống đúng phép sau khi sinh. Đây có thể là hệ quả của thức ăn mất quân bình trong thai kỳ. Trong một trường hợp, một em bé 6 tháng tuổi bị phát ban trên má, da em trở nên khô, đỏ và căng. Mẹ bé ăn thực dưỡng đã được vài năm và ăn uống rất tốt trong suốt thời gian nuôi con. Khi bé bắt đầu phát ban, cô cẩn thận hạn chế dầu, sản phẩm từ bột mì, cá, trái cây và những thức có thể dẫn đến thải loại.

    Tuy vậy, trong lúc bầu bì cô ấy có đến nhà hàng vài lần và ăn bánh khoai tây nướng kèm mì Ý với sốt cà chua. Nhân tố dư thừa trong những món này đã được em bé hấp thụ và thải hồi sau khi ra đời. Làn da khô ráp trên má em hao hao như … lớp vỏ khoai tây nướng. Sốt cà chua biểu hiện thành viêm đỏ. Phát ban kéo dài vài tháng cho tới khi những thức ăn đó được thải trừ hoàn toàn. Trong thời gian này mẹ bé ăn “chuẩn” và rửa bằng cám gạo lên vùng má sưng đỏ. Bây giờ, sau vài năm, da bé hoàn toàn bình thường và không bị phát ban lần nào nữa.

    Bệnh thoái hóa thì nghiêm trọng hơn. Nó xuất phát từ sự suy giảm mãn tính của các cơ quan và chức năng trong cơ thể, thường ít xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn so với người trưởng thành và người già. Các loại bệnh này có thời gian ủ bệnh lâu hơn, và bắt nguồn từ sự mất cân bằng thường xuyên trong chế độ ăn và lối sống thường ngày. Quá trình thoái hóa có thể không xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý cho đến vài năm sau đó. Tuy nhiên, dù thậm chí chúng không chạm đến giai đoạn quyết định trong nhiều năm, quá trình thoái hóa thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Rất nhiều trẻ em và thanh niên có mức cholesterol cao cũng như bị xơ cứng động mạch, cả hai đều là nguyên nhân của bệnh tim mạch. Trẻ em bây giờ cũng chịu nhiều bệnh thoái hóa như chứng động kinh, hen suyễn, xơ nang, đa xơ cứng (bệnh của hệ thần kinh gây tê liệt dần dần), béo phì, loạn dưỡng cơ bắp, rối loạn thần kinh, kể cả ung thư và AIDS. Bệnh bạch cầu và nhiều loại ung thư khác tăng đến nỗi chúng giờ là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ em dưới 15 tuổi.

    tre beo

    Kiểu rối loạn khác xảy ra khi có sự điều chỉnh gay gắt, dữ dội dẫn đến sự thoái hóa nhanh chóng về chất lượng của máu, tế bào và các cơ quan. Những rối loạn suy thoái/điều chỉnh này bắt nguồn từ một chế độ ăn uống mất cân bằng lặp đi lặp lại, tạo ra điều kiện khác thường trong máu, thể dịch, tế bào và mô. Với những điều kiện cơ bản này, “điều chỉnh” có thể leo thang nghiêm trọng hơn thành “suy thoái”. Ví dụ như viêm màng não có thể là hậu quả của việc xử lý bất thành từ sởi, viêm phổi, bại liệt trẻ em, sốt thấp khớp, đậu mùa, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ dưới một tuổi). Một chế độ ăn mất quân bình hoặc quá cực đoan làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng tính nhạy cảm với những rối loạn lây nhiễm. Trẻ em có hệ thống tự miễn dịch khỏe mạnh hơn sẽ “tận hưởng” miễn dịch tự nhiên từ rất nhiều điều kiện lây nhiễm thông thường gặp phải trong suốt thời ấu thơ.

    Nhìn chung, những điều chỉnh đơn giản liên quan đến những điều kiện hằng ngày của một đứa trẻ, đặc biệt là chất lượng máu – thứ luôn luôn thay đổi tùy theo chế độ ăn và môi trường. Bệnh thoái hóa khó lường hơn nhiều. Chúng ảnh hưởng đến thể chất (constitution), bao gồm cấu trúc và chất lượng các cơ quan và các mô. Thể chất của trẻ bắt đầu hình thành từ khi mẹ mang thai, và những rối loạn suy thoái thường khởi nguồn từ thức ăn trong giai đoạn này hay thậm chí từ trước khi thụ thai thông qua ảnh hưởng của chúng (thức ăn) đến tế bào sinh sản của bố mẹ. Khuyết tật ở trẻ sơ sinh là một ví dụ cho thấy ảnh hưởng của chế độ ăn mất quân bình hoặc môi trường trong thời gian mang thai hoặc trước khi thụ thai.

    Chế độ ăn cực đoan (quá âm hay quá dương) khi mang thai có thể tạo ra thể chất yếu đuối. Sự thiếu hụt này là nền tảng cho những điều kiện thoái hóa phát triển trong thời thơ ấu hoặc sau đó trong đời người. Trái lại, chế độ thực dưỡng làm mạnh thể chất và ngăn chặn tình trạng thoái hóa phát triển. Thể chất một người không định hình hoàn toàn cho đến khi trưởng thành. Nó bị ảnh hưởng bởi chất lượng thực phẩm đứa trẻ dùng trong suốt thời thơ bé và giai đoạn phát triển. Rất nhiều trẻ chuyển qua thực dưỡng đã kiểm chứng sự tiến triển của các bệnh mãn tính và tăng trưởng sinh lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ thực dưỡng từ trong bụng mẹ thường được sinh ra với thể chất mạnh mẽ. Nếu tiếp tục ăn uống đúng phép, chúng sẽ khỏe mạnh cả đời và tránh được tật bệnh.

    Trong những phần sau chúng tôi sẽ trình bày phương pháp thực dưỡng để đối phó với những vấn đề thường gặp ở trẻ. Xin nhớ giúp cho, những lời khuyên này chỉ mang tính chất tham khảo về mặt tri thức chứ không phải là những lời khuyên y tế. Không nên áp dụng trong những trung tâm y tế chuyên nghiệp và những trường hợp khẩn cấp cần cấp cứu tức thì. Đồng thời, chúng tôi khuyên các bậc cha mẹ nên tìm đến một vị thầy thực dưỡng am hiểu khi muốn thay đổi chế độ ăn và lối sống của trẻ hay áp dụng những kỹ thuật chăm sóc tại gia.

    Hàng ngàn phụ huynh đã dùng những phương pháp đơn giản nhưng an toàn và hiệu quả dưới đây để nuôi dưỡng con khỏe mạnh. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, tránh mất quân bình ngay từ đầu thì vẫn tốt hơn là đi điều chỉnh sau khi sự đã rồi. Học hỏi, thảo luận với bạn bè và kinh nghiệm sẽ rèn luyện sự tinh nhạy của bố mẹ đối với những thay đổi của trẻ và các thành viên khác trong gia đình. Luôn nhớ rằng ăn uống quân bình và lối sống lành mạnh là yếu tố quyết định cho một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn.

    SỐT (simple fever)

    Child sick fever jpg

    Khi trẻ ăn uống quân bình, chúng ít khi sốt. Với ngoại lệ là bệnh sởi – một dạng thải loại tự nhiên – trẻ ăn đúng phép sẽ chỉ sốt nếu môi trường hay thực phẩm trở nên thái quá.

    Những cơn sốt đơn giản biểu hiện cho việc thải loại những yếu tố thừa dương hoặc thừa âm. Tùy theo đó mà sốt có thể kèm với triệu chứng khác như ho, chảy mũi hay đau họng. Trong hầu hết các trường hợp, cơn sốt không quá nghiêm trọng và chỉ cần chăm sóc đơn giản tại nhà. Cơn sốt nặng thường khi đi kèm với các triệu chứng như khó thở, bơ phờ cực độ, rối loạn hành vi. Những cơn sốt nghiêm trọng thường là kết quả của sốc nhiệt hoặc ngộ độc. Trong trường hợp đó, tất nhiên bố mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế.

    Sốt đơn giản là phản ứng thải loại khi hoạt động chuyển hóa trở nên quá tải, cơ chế thải loại có thể diễn ra ở nhiều hình thức, một trong số đó là tỏa nhiệt. Sự phát nhiệt từ hoạt động chuyển hóa gắn với một chức năng của cơ thể gọi là triple heater. Cái tên này xuất phát từ 3 trung tâm năng lượng – luân xa. Sự thoát nhiệt ở phần trên của cơ thể tập trung quanh luân xa tim; ở phần giữa, quanh trung tâm năng lượng dạ dày và ở phần bụng, quanh ruột non hay còn gọi là hara luân xa. Những chakras này còn được gọi là “lò năng lượng”.

    Sốt xảy ra khi năng lượng bên trong những “lò” này trở nên dư thừa. Cơ thể nhận năng lượng từ môi trường – thông qua thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ và rất nhiều dạng khác của bức xạ. Trong trường hợp bình thường, một đứa trẻ sẽ thải các yếu tố thừa qua việc tiểu tiện, đại tiện, hô hấp và qua da. Trẻ cũng thường xuyên thải độc qua hoạt động thể chất và duy trì nhiệt độ bình thường của cơ thể, qua đó một lượng lớn nhiệt được giải phóng liên tục.

    Khi trẻ tiêu thụ nhiều thức ăn không quân bình, nhiều cơ chế thải loại sẽ được kích hoạt cùng lúc. Sốt là một trong những cơ chế phổ biến của thải loại. Trong nhiều trường hợp, sốt đơn giản xuất hiện khi trẻ bị táo bón. Khi trung tâm năng lượng ở bụng bị ứ đọng hoặc đình trệ, yếu tố dư thừa sẽ được tích lũy và thải qua các kênh khác, bao gồm sốt.

    Ăn nhiều thức dương như thịt gia súc, trứng, muối, gia cầm, cá có thể gây sốt. Sốt cũng bắt nguồn từ việc thừa âm như đường, trái cây nhiệt đới, soda, mật ong, đường cô đặc, kem, gia vị, chocolate và nước ngọt. Thức ăn khó tiêu như ngũ cốc nhiều kem, dầu, mỡ, bơ đậu và sản phẩm từ tinh bột nướng cũng có thể gây sốt.

    Điều chỉnh thông thường trong chế độ ăn uống

    Khi trẻ bị sốt, trước tiên hãy đánh giá tình trạng chung để xác định đâu có thể là những nguyên nhân gây sốt và hy vọng rằng sẽ loại trừ được những rối loạn đặc biệt hoặc tình huống cấp cứu như sốc nhiệt. Xin lưu ý rằng nếu trẻ chưa từng bị sởi, tốt hơn là xử lý sốt như thể đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh này. Nếu bệnh sởi không được xử lý đúng đắn, trong một vài trường hợp, bệnh sẽ chuyển biến phức tạp và nghiêm trọng hơn, nhất là nếu cơn sốt bị “đàn áp” một cách sai lầm. Trong trường hợp đó, thay vì được thải ra ngoài theo cơ chế tự nhiên, sởi sẽ đi sâu vào bên trong cơ thể, những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra.

    [alert style=”alert-info” close=”false”]Trẻ bị sốt có thể ăn uống theo chế độ thực dưỡng tiêu chuẩn với những điều chỉnh phù hợp theo độ tuổi và thể chất. Những lối ăn uống thừa âm/thừa dương cần được tiết giảm hoặc loại trừ. Ví dụ, nếu trẻ uống vài ly nước ép trái cây hằng ngày hay thường tráng miệng bằng đồ ngọt và bánh snack có dầu, những món này cần loại khỏi thực đơn của bé đến khi hết sốt. Thậm chí sau khi khỏi bệnh cũng nên kiêng cữ chúng nếu không muốn bệnh tái phát trong tương lai. Nếu bạn xác định rằng con bị sốt do ăn quá nhiều muối hoặc món nướng hoặc thiếu các thức ăn tươi, tạm thời đừng cho trẻ ăn muối hoặc giảm đáng kể lượng muối khi nấu ăn. Bạn cũng có thể giảm các món nướng lò, các món nấu chín kỹ, thay vào đó bằng rau xanh lá hấp hơi, salad luộc, rau nấu vừa chín tới…[/alert]

    BROWN RICE SUSHI EMBED

    Như đã nói, sốt có thể gây ra do táo bón. Những món như bánh mì nguyên cám hoặc muffin với bơ đậu/bơ mè có thể gây ứ đọng trong đường ruột, dẫn đến táo bón. Những món nguyên cám được nấu chín – bao gồm cả ăn lỡ như sushi hoặc cơm nắm – là lựa chọn hoàn hảo thay thế cho bánh mì, bơ đậu – những thứ nên tránh cho đến khi bé khỏe hơn. Thỉnh thoảng có thể dùng mì udon hoặc các loại mì nguyên cám khác, dễ tiêu hóa hơn sản phẩm từ bột mì. Bánh arepa làm từ bắp nguyên cám hay bánh mochi cũng có thể dùng như bữa lỡ.

    Những món đặc biệt

    Bên cạnh chế độ ăn thông thường, những món sau đây khá hữu ích để giảm sốt cho trẻ.

    1. Kem gạo đặc biệt: trẻ có thể ăn 1 đến 2 chén nhỏ kem gạo đặc biệt (dùng nóng) ngoài cơm và những món khác. Trong trường hợp trẻ thừa dương – căng và co rút – có thể thêm vào một lượng nhỏ si-rô gạo hoặc đường lúa mạch chất lượng tốt. Nếu trẻ đang thừa âm, có thể thêm một miếng nhỏ (1/4 hoặc 1/3) mơ muối hoặc ¼ thìa nhỏ muối mè.
    2. Trà củ cải khô: Đối với những trẻ lớn, một hoặc hai tách trà củ cải mài, thêm vài giọt tamari giúp làm dịu cơn sốt. Tuy nhiên, trà này rất mạnh nên k thích hợp với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Thay vào đó ta có thể dùng trà củ cải khô. Trẻ hơn 2 tuổi có thể dùng ½ tách trà củ cải khô. Trẻ nhỏ hơn không nên dùng quá 1-2 muỗng.
    3. Trà nấm đông cô: trẻ có thể dùng trà nấm đông cô thay cho trà củ cải khô, với lượng tương tự.
    4. Trà nấm củ cải khô: loại trà thứ ba là sự pha trộn giữa hai loại trên, lượng dùng cũng tương đương.
    5. Trà củ cải mài: trẻ trên 6 tuổi có thể dùng trà củ cải (tươi) mài, 1 tách nhỏ là đủ rồi.
    6. Táo mài: Táo xanh có thể giúp hạ sốt vì nó giải phóng năng lượng đình trệ, nhất là ở dạ dày và ruột. Có thể dùng ½ trái táo làm nước ép và ½ còn lại làm sốt táo. Nước ép táo xua tan sự ứ đọng ở dạ dày tong khi sốt táo mài sẽ giải phóng ứ đọng ở ruột. Trẻ sơ sinh chỉ nên dùng 1 muỗng nước ép còn trẻ lớn hơn thì có thể dùng cả trái theo hai cách trên.
    7. Trà ngũ cốc: trà lúa mạch hay trà gạo lứt có thể dùng thay thế các thức trên hoặc dùng như thức uống thông thường.

    Chăm sóc trẻ

    Sốt là cơ chế tự nhiên để cơ thể giải phóng lượng dư thừa và tự điều hòa với môi trường. Nó không phải là sự “chống trả” bệnh tật như mọi người thường nghĩ. Cơ thể không “chiến đấu” với bệnh theo kiểu quân đội đánh nhau ngoài chiến trường. Vi khuẩn và virus không phải là kẻ thù của chúng ta mà là những sản phẩm tự nhiên của sự thừa mứa. Chẳng hạn như, cơn sốt kích thích cơ thể giải phóng loại hóa chất gọi là pyrogen, chất này có tác dụng huy động bạch cầu đi tiêu diệt virus và vi khuẩn. Các tế bào bạch cầu này không “chiến đấu” với virus và vi khuẩn mà “ăn” chúng. Phản ứng miễn dịch của cơ thể thực ra là cơ chế “ẩm thực” nội bộ, nó không bạo lực hơn việc một cái cây lấy dinh dưỡng từ đất hoặc một người tận hưởng bữa ăn là bao. Nếu chúng ta ăn uống quá độ, tế bào bạch cầu sẽ phải bận rộn đi “ăn” những sản phẩm của sự vượt mức đó, bao gồm cả virus và vi khuẩn. Ý tưởng hệ thống miễn dịch “chiến đấu” với bệnh nhiễm trùng thực tình là một hiểu lầm sâu sắc. Sự xuất hiện của cơn sốt là một dấu hiệu tích cực, nó cho thấy sức mạnh của đứa trẻ trong việc thải loại những gì dư thừa và cho thấy các chức năng đang được vận hành đúng.

    aspirin cooling off child with a fever

    Uống aspirin hằng ngày để đối phó với cơn sốt làm yếu khả năng thải độc của bé. Aspirin cực âm và làm tê liệt khả năng trục xuất độc chất, vì vậy những triệu chứng thải loại như ho hay sốt bị ngưng lại. Kết quả là toàn bộ cơ thể trở nên yếu đi, buộc cơ thể tốn nhiều thời gian hơn để phục hồi và quay lại trạng thái bình thường, mạnh khỏe.

    Tóm lại, không nên kìm nén cơn sốt mà hãy chấp nhận để những chất dư thừa được thải hồi khỏi cơ thể bé. Những trợ phương tự nhiên dưới đây có thể giúp trẻ dễ chịu hơn mà không làm yếu cơ thể hay ngăn chặn tiến trình thải loại:

    1. Dùng ngoài: áp dụng trong trường hợp bé sốt cao hơn 39.5 độ. Dưới dây là những hướng dẫn đơn giản về cách dùng. Các bậc cha mẹ không quen với những trợ phương này nên nhờ tư vấn bởi một tư vấn  thực dưỡng trước khi dùng.

    a) Cao rau xanh: cao rau xanh làm từ rau xanh (tươi) thái nhỏ, rất êm dịu và dùng áp lên trán bé một lúc cho đến khi nhiệt độ bắt đầu hạ. Hoặc có thể để vậy đến khi cao ấm lên và thay bằng miếng cao khác.

    b) Cao rau xanh đậu hũ: cao làm từ rau xanh và đậu hũ tươi, áp lên trán trẻ. Có thể để vậy đến khi nhiệt độ hạ hoặc đến khi nó hấp thụ nhiệt và ấm lên. Nếu cần, có thể áp thêm miếng khác.

    c) Cao đậu hũ: cao làm từ đậu hũ tươi dường như có tác dụng mạnh hơn so với loại kèm rau xanh. Vì vậy, tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ nhỏ hơn thì trợ phương nhẹ nhàng là đủ rồi. Cách dùng tương tự hai loại trên.

    Như đã đề cập ở phần trước, tốt hơn là không áp cao nếu trẻ chưa từng bị nổi sởi. Tuy nhiên, nếu trẻ đã từng bị nổi sởi, có thể dùng cách này khi cơn sốt trở nên khó chịu hơn.

    1. Điều chỉnh môi trường: trẻ bị sốt có thể mất nước do thoát mồ hôi. Nên giữ phòng trẻ hơi ẩm và ấm hơn bình thường để tránh luồng không khí lạnh. Không khí trong phòng có thể được làm ẩm bằng cách đặt 1 hoặc 2 bình nước bốc hơi ở góc phòng. Có thể dùng máy làm bay hơi và tạo độ ẩm bằng điện.

    tra bancha rang mieng

    Trẻ có thể uống trà già, trà lúa mạch hay trà gạo lứt để bù nước. Quan trọng là giữ cho trẻ không bị lạnh. Giữ cho trẻ thoải mái bằng áo quần cotton và đắp chăn. Nếu trẻ nóng đầu và cổ, hãy giữ cho những phần còn lại của cơ thể trẻ được kín và ấm. Nếu trẻ ớn lạnh, áp muối rang ấm lên bụng (rang muối trên chảo khô đến khi nóng và bọc trong vải cotton linen dày hoặc bỏ vào áo gối và bọc xung quanh bằng khăn lông cotton; để nguội một chút trước khi áp lên bụng trẻ). Tránh tắm bằng nước lạnh hoặc lau bằng dung dịch có cồn. Những phương pháp này có thể làm sốc cơ thể trẻ và giảm lạnh, nhưng cũng làm cơ chế thải hồi hướng ngược vào trong. Nếu trẻ lạnh tay và chân, nhẹ nhàng lau tay chân trẻ bằng khăn mềm nhúng qua nước ấm.

    Áp bàn tay- Chưởng liệu pháp (Palm Healing)

    Áp lòng bàn tay có thể xoa dịu những khó chịu của trẻ và giúp năng lượng dư thừa được thải loại dễ dàng hơn. Khi thực hành phương pháp này, điều quan trọng là bạn phải giữ tư thế ngay ngắn nhưng thoải mái. Không cần ấn tay quá mạnh lên vị trí bạn muốn chữa trị, áp nhẹ nhàng sẽ tốt hơn.

    1. Áp lên trán: để giải phóng năng lượng ở trán, đặt trẻ nằm ngửa, nhẹ nhàng áp lòng bàn tay lên trán trẻ. Nhắm mắt và thở khẽ, đều đặn, giữ cho tay áp nhẹ lên trán. Có thể phát ra âm thanh “su” khi bạn thở từ phổi. Nhẹ nhàng bỏ tay ra sau 15-20 phút.
    2. Áp tay trước và sau đầu: tương tự như trên, áp một tay lên trán và tay kia sau đầu, phía đối diện. Thở như trên và giữ tay nhẹ nhàng ở vị trí đó trong 15-20 phút.
    3. Áp lên bụng: Như đã đề cập, nhiều cơn sốt có thể liên quan đến những tắc nghẽn ở ruột. Đặt trẻ nằm ngửa, ngồi gần trẻ trong một tư thế ngay ngắn và thư giãn. Thở nhẹ nhàng, bình thường và đặt nhẹ một tay lên bụng, sao cho trung tâm của lòng bàn tay phủ lên khu vực dưới rốn. Đảm bảo rằng trẻ được giữ ấm thích hợp. Thở như trên và giữ 15-20 phút.
    4. Áp đầu và bụng: phần dưới cơ thể liên quan mật thiết với bộ phận phía trên. Sự mất cân bằng ở một chỗ tất sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại. Ứ tắc ở ruột thường gây phát nhiệt ở trán hoặc một vài trường hợp, gây đau đầu và căn ở vai và cổ (với cùng lý do, các vấn đề kinh nguyệt thường gây đau đầu và tâm lý căng thẳng). Có thể áp lòng bàn tay lên cả 2 khu vực này để giảm sự đình trệ và điều hòa dòng chảy năng lượng của toàn cơ thể. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng cho những cơn sốt gây ra do rối loạn tiêu hóa.

    Đặt một tay lên trán, một tay ở bụng dưới, thở như mô tả ở trên và giữ 15-20 phút. Cẩn thận giữ cho trẻ không bị lạnh.

    Thụt ruột

    Nếu trẻ bị sốt do táo bón, có thể thụt ruột cho trẻ. Trong nhiều trường hợp, cách này giúp giảm sốt mà không phải áp dụng các phương pháp khác.

    Massage

    Tác động nhẹ nhàng lên huyệt ruột già ở mặt trên bàn tay (xem hình) cũng giúp giải tỏa khó chịu do táo bón. Ấn nhẹ ngón cái lên huyệt và xoa tròn. Lần lượt massge ở mỗi tay chừng 5 phút. Tuy nhiên, hãy nhớ là trẻ nhạy cảm  hơn người lớn nhiều, vì vậy hãy ấn thật nhẹ. Chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, và thật nhẹ nhàng.

    Screenshot 2015-06-27 11.59.40

    – “Macrobiotic Childcare & Family Health”, Aveline Kushi –

    Dịch thuật: Thu Thảo

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan