Như các bạn đã biết, Thực Dưỡng (hay còn gọi là phương pháp Ohsawa) là cách ăn uống phù hợp với quy luật của tự nhiên, tức là sử dụng các nguyên liệu hữu cơ, ít hoặc không qua chế biến công nghiệp (whole food), theo mùa và có sẵn tại địa phương. Ngoài ra còn 1 concept mang tính “bản sắc” của thực dưỡng là tính chất Âm – Dương, chi phối mọi sự vật trên đời này. Tư duy này có nguồn gốc từ Y Học Cổ Truyền Trung Hoa.
Nếu là người Á Đông, chắc chắn bạn đã ít nhiều quen thuộc với khái niệm này. Những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam đều chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nhưng ở mỗi nước đều có cách tiếp cận riêng. Bạn có thể bắt gặp trong đời sống hàng ngày như:
Lớp học chuyên Văn thường có nhiều nữ hơn nam, gọi là Âm thịnh Dương suy
Đốt tiền Âm phủ cho người chết xài
Trong bếp thì không đặt bể cá
Trời lạnh, bị cảm ta thường ăn thêm gừng cho nóng người và ra mồ hôi…
Nếu đi sâu vào nữa thì ta sẽ thấy cái gì cũng có thể quy về Âm và Dương. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ xin tóm tắt 1 vài điểm về tính chất Âm Dương của thực phẩm thôi. Xin lưu ý là Âm Dương của thực dưỡng (có nguồn gốc từ Nhật Bản) có chút khác biệt với cách phân định Âm Dương cổ truyền Trung Hoa và Việt Nam. Âm và Dương có tính tương đối, không cái nào xấu/ tốt hoàn toàn. Điều quan trọng là Cân Bằng.
Thực Phẩm Nào Âm, Thực Phẩm Nào Dương?
Có bốn yếu tố để xác định xem một thực phẩm là âm hay dương:
• Cách thức thực phẩm phát triển (bao gồm cả tốc độ và hướng).
• Thực phẩm lớn lên ở đâu (ở vùng khí hậu phía Bắc hay miền Nam).
• Hàm lượng Kali và Natri trong nó
• Tác động của thực phẩm trên cơ thể
Theo mình, khi phán cái gì đó là Âm hay Dương thì phải xem tác động của nó trên cơ thể là quan trọng nhất.
Âm có xu hướng trương nở, lạnh lẽo, nhiều nước và mềm
Vd: Khi uống rượu, bị xỉn, đầu óc tưng tưng, cảm giác muốn “thăng hoa” (expansive). Trẻ con uống sữa rất mau lớn (có thể làm người lớn bị tiêu chảy). Vì 2 đặc tính nổi trội này, ta có thể xem Rượu và Sữa là 2 thực phẩm Âm.
Dương có xu hướng co rút, ấm nóng, khô và cứng
Vd: Khi ăn thịt xu hướng người ta sẽ nóng tính hơn (dân Mông Cổ ngày xưa), gây táo bón, tắc nghẽn mạch máu. Vì đặc tính này ta có thể xem Thịt là Dương
Có thể hình dung mạng sống của chúng ta như cái bập bênh vậy. Chúng ta chỉ sống nếu nó cân bằng. Theo tự nhiên, khi ăn trong nhóm Cực Dương thì cơ thể sẽ đòi hỏi ta phải ăn thêm nhóm Cực Âm để cân bằng. Đó là lý do nhiều người theo chế độ ăn Low Carbs (tức là nhóm Cực Dương nhiều) thì sẽ rất thèm trái cây. Ở nhóm Cực Dương này gồm nhiều chất Protein Phức Tạp (Complex Protein), đối nghịch với nó là Đường Đơn (Simple Sugar) ở nhóm Cực Âm “đứng núi này sẽ trông núi kia”. Khi nhu cầu đó của cơ thể không được thỏa mãn, buộc lòng cơ thể phải rút khoáng chất trong xương và nội tạng ra để đạt được cân bằng Âm – Dương, hoặc cân bằng Axít – Kiềm theo quan điểm phương Tây. Khi lượng dự trữ cạn kiệt thì những bệnh thuộc dạng thoái hóa sẽ xuất hiện, cơ thể sẽ báo hiệu đau nhức, sưng, sốt cho chúng ta biết là nó đang có vấn đề.
Như bạn thấy, nếu cứ nhảy từ cực này qua cực kia, khả năng Té là cao. Vậy thì đứng ở đâu đó gần giữa là cân bằng đúng không? Dĩ nhiên cuộc sống còn có lúc mưa lúc nắng, chúng ta phải biết nhích qua phải/trái 1 tí để đạt được cân bằng tối ưu. Tiên sinh Ohsawa đã tìm ra rằng Ngũ cốc toàn phần mà Gạo lứt là đại diện ở châu Á là thực phẩm có tính cân bằng Âm Dương tốt nhất (tỉ lệ Ka/Na ~ 5/1). Hằng ngày chúng ta hoạt động, cần yếu tố Âm nhiều hơn để phát triển. Càng hoạt động nhiều thì cơ thể càng đòi hỏi thực phẩm Âm nhiều hơn. Nhưng dù thế nào đi nữa, để có sức khỏe bền vững thì phải lấy Ngũ cốc toàn phần làm trung tâm trong bữa ăn hàng ngày.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, khi bệnh có thể giảm/kiêng bớt cá, chất béo, đường, trái cây nhưng tiêu chuẩn ăn thực dưỡng là như vầy:
Nói chung thức ăn động vật mang tính Dương và tạo ảnh hưởng co rút trong khi các thức ăn thực vật mang tính Âm và tạo ảnh hưởng trương nở, các nhân tố áp suất, lửa và thời gian chế biến cũng có ảnh hưởng lớn đến đặc tính này của thực phẩm.
Các loại thực vật dương là loại có kích thước nhỏ có xu hướng mọc sâu xuống dưới đất, chúng khô và cứng ngắn chắc, chúng thường được trồng ở các vùng lạnh. Một số sách phân loại thực vật theo mầu sắc. Các màu tím xanh và trắng trên rau quả thiên về Âm. Các thực vật vàng nâu và đỏ thiên về Dương. Tuy nhiên cách phân định bằng màu sắc này chỉ đúng tương đối, có những ngoại lệ, còn phải xét thêm về tính vị mỗi loại.
Từ đó chúng ta cần phải thường xuyên duy trì tỉ lệ âm dương cân bằng khi chúng ta chế biến xào nấu và pha trộn chúng thâm nhập vào nhau. Ví dụ nếu ta nấu thức ăn gần thịt, trứng và các thức ăn động vật mang tính dương cao yêu cầu chúng ta phải gia giảm một lượng tương đối các thức ăn âm như hoa quả, đường, rau, rượu vang để thiết lập sự cân bằng. Dù sao thì cũng rất khó để cân bằng những bữa ăn nhiều thức ăn như vậy và hậu quả là dễ gây nên đau ốm. Đau ốm bệnh tật không có gì khác ngoài mất cân bằng do một vài nhân tố nào đó. Như vậy ăn đơn giản là tốt nhất.
Bảng Phân Định Tính Âm Dương Của Thực Phẩm (tương đối)
dương hơn ↓ muối biển nước tương miso trứng thịt đỏ thịt gia cầm phô mai muối cá ngũ cốc nguyên cám ngũ cốc tinh chế ít dương hơn |
âm hơn ↓ chất làm ngọt thức uống sữa dầu trái cây quả hạnh hạt đậu rong biển rau củ ít âm hơn |
- Theo thành phần: Dương ↓ | Âm ↓
giàu natri khô hơn nhiều chất đường phức hợp (complex carbs) |
giàu kali nhiều nước giàu chất béo |
- Theo màu sắc và vị:
đỏ, nâu, cam, vàng màu đậm hơn vị đắng, mặn |
trắng, xanh lá, xanh dương, tím màu nhạt hơn vị ngọt, chua, cay |
- Theo sinh trưởng:
hướng xuống hoặc hướng vào trong bò dọc dưới mặt đất bò ngang trên mặt đất sinh trưởng chậm |
hướng lên trên hoặc hướng ra ngoài bò dọc trên mặt đất bò ngang dưới mặt đất sinh trưởng nhanh |
- Theo mùa:
mọc nhiều hơn vào mùa đông mọc nhiều ở xứ lạnh hơn (lớn và nhiều hơn ở xứ phía Bắc) |
mọc nhiều hơn vào mùa hè mọc nhiều ở xứ nóng hơn (lớn và nhiều hơn ở xứ phía nam) |
- Theo phương thức sản xuất:
trồng hữu cơ cần nhiều thời gian nấu hơn toàn phần |
trồng có phân hóa học cần ít thời gian nấu hơn tinh chế |
- Theo kích thước, cân nặng và độ cứng:
nhỏ và lùn hơn nặng và cứng hơn |
to và cao hơn nhẹ và mềm hơn |
Lắng Nghe Cơ Thể
Trong mỗi con người đều có trực giác về Âm và Dương. Chỉ cần chú ý lắng nghe cơ thể cần gì 1 chút là có thể biết được mình đang cần Âm hơn hay Dương hơn.
Cách lắng nghe cơ thể tốt nhất là nhìn Phân và Nước tiểu của mình, theo vài lới hướng dẫn dưới đây (xin phép không minh họa ạ)
Xem Phân
- Một người ăn uống quân bình sẽ đi phân có khuôn lọn, chặt, màu vàng sẫm, ít hôi thối và nổi trên mặt nước
- Nếu bị táo bón hoặc đi cầu >2 lần/ngày chứng tỏ hệ tiêu hóa có vấn đề.
- Nếu phân khô cứng, màu nâu đậm thì ngày hôm trước đã ăn quá Dương (vd ăn quá mặn hoặc nhiều món rang nướng). Trái lại, nếu phân nhão lỏng màu xanh là đã ăn quá Âm (vd ăn thiếu muối, nhiều trái cây, nhiều nước)
- Nếu phân đen, có thể do xuất huyết nội, máu chảy ở ruột/dạ dày hòa vào. Táo bón có thể do Dương hoặc Âm, do Dương: ruột bị co thắt, phân như phân dê, do Âm: ruột bị trương nở, bề mặt phân ko bóng láng.
- Phân chìm xuống nước là do ăn uống bừa bãi và nhai dối.
Xem nước tiểu
- Nước tiểu có màu vàng trong như rượu bia. Trong 24h, người nam không tiểu quá 3-4 lần, và người nữ không quá 2-3 lần được xem là hệ tiết niệu hoạt động tốt (tiêu chuẩn này dành cho người ăn theo kiểu thực dưỡng)
- Nếu nước tiểu màu quá nhạt hoặc trắng trong, loãng và nhiều là do thừa Âm, thận bị giãn nở và có thể là triệu chứng bệnh tiểu đường.
Để tìm hiểu kĩ hơn về cách lựa chọn thực phẩm theo Âm/ Dương với người ở Việt Nam các bạn có thể xem cuốn ebook này rất chi tiết.
Để hỗ trợ cân bằng Âm – Dương cho cơ thể, bạn có thể dùng thêm Canh Dưỡng Sinh hoặc Thảo dược Age Reviver