Điều này được phổ biến nhiều nên rất nhiều người không dám dùng gừng vào ban đêm. Mình không biết thông tin này được viết trong sách nào. Người ta nói rất chung chung, không giải thích tại sao, trong trường hợp nào. Nó làm mọi người hoang mang, lo sợ, thậm chí mâu thuẫn.
Thực tế chưa có trường hợp nào tử hay lâm bệnh vì uống gừng ban đêm hoặc là mình chưa nghe nói đến. Thực tế chỉ thấy nhiều người khỏi bệnh nhờ dùng gừng đêm. Mình có nghe nói về bài gừng muối giúp chữa lạnh thận của bác Hùng Y. Nhờ nó mà nhiều cặp đã có con mà chưa có ai bị vấn đề “độc như thạch tín cả”.
Hơn nữa, các bạn cứ thử nghĩ mà xem nếu ăn những thứ hàn lạnh như rong biển, hải sản mà không dùng gừng thì hại nhiều hơn lợi so với nỗi sợ độc như thạch tín. Hay là thôi không nấu ăn tối nữa nhỉ. Các món ăn của Trung Quốc đều dùng gừng. Gừng giúp ấm tì vị và tiêu hóa thức ăn. Gừng còn có tính thải độc rất tốt. Trong dưỡng sinh họ còn pha nước gừng và mật ong uống hàng ngày. Trong thuốc đông y, gừng còn được dùng như một chất dẫn và giúp bớt hàn.
Vậy lý do gì mà nói gừng độc như thạch tín? Tất nhiên là cũng có lý do đấy! Nhưng có lẽ cách nói này quá cường điệu mà mọi người thì không hiểu. Vậy hãy suy nghĩ sâu hơn về gừng.
Gừng có tính tán khí, hoạt huyết. Thế nên nói chung bạn không nên uống TRÀ GỪNG hoặc nước gừng vào buổi tối nếu bạn đang không gặp vấn đề gì cần dùng. Buổi tối là lúc khí cần được thu về, tâm trí cần trầm lặng để nghỉ ngơi. Dùng gừng là nghịch âm dương. Đúng là nếu chả làm sao mà cứ đi uống trà gừng trước khi đi ngủ thì sinh bệnh thật. Thế nên là thuốc hay là độc phụ thuộc cách chúng ta dùng.
Vào buổi sáng dùng trà gừng lại rất tốt, giúp khí huyết lưu thông. Ở đây phải nhấn mạnh là TRÀ GỪNG chứ không phải gừng được phối với thức ăn. Mỗi loại phối hợp thì đều cho kết quả và cách sử dụng khác nhau. Nhiều trường hợp cần phải dùng trà gừng dù là buổi nào đi chăng nữa. VD huyết áp bạn đang tụt hoặc bụng đang lạnh thì có thể dùng trà gừng để giúp bạn cân bằng lại.
Gừng cho vào thức ăn hay thuốc giúp thức ăn và thuốc được cân bằng mà không sợ làm bạn tán khí nữa. Bạn ăn đồ ăn được xào nấu với gừng có bao giờ thấy nóng như là uống trà gừng không? Trong trường hợp này, năng lượng của gừng đã dùng để khắc nghịch với thức ăn hoặc thuốc giúp tạo ra sự cân bằng nên nó không còn dư thừa như dùng trà gừng hay nước gừng sống nữa. Thế nên, bạn cần phải phán đoán xem năng lượng của các thức đi đâu và dịch chuyển như nào.
Với mỗi sự kết hợp, năng lượng của gừng sẽ đi về những nơi khác nhau. Bạn uống gừng đường thì sẽ đi lên phía tim và tì vị, làm huyết áp tăng mạnh, độ phừng phừng mạnh hơn so với gừng muối. Trong bài gừng muối của bác Hùng Y thì năng lượng của gừng được muối mặn dẫn xuống thận, làm ấm thận và ấm chân. Mặc dù rất cay nhưng bạn không cảm thấy phừng phừng như gừng đường. Còn bạn uống gừng đường thì đầu nóng mà có khi chân lại lạnh vì lúc này khí bốc lên trên, còn gừng muối thì khí đi xuống dưới làm đầu mát mà chân ấm. Bài gừng muối thực sự là một bài hay.
Bài thuốc với gừng bản thân nó không chữa được bệnh nào cả, mà nó chỉ làm ấm thận lên, cho quả thận không bị héo, khô, lạnh. Khi thận ấm lên thì các bệnh tự hết:
Đổ mồ hôi tay – lạnh tay chân, cước khi gặp mưa lạnh,
Hay bị cảm, sổ mũi, dị ứng, đau bụng khi ăn đồ lạ,
Nóng trong, mụn nhọt, mẩn ngứa
Nhức mỏi chân tay khi thay đổi thời tiết, đau khớp,
Mất ngủ, ho gió ho khan, ho không rõ nguyên nhân…
Tụt huyết áp, rối loạn tiền đình, thiếu máu não
Hậu sản: là sau khi sinh bị cảm, cúm, ốm sốt… gây nên mệt mỏi, biếng ăn, đắng miệng, sút cân…Một miếng gừng tươi cắt vuông 2,5 – 3cm đập dập (khoảng 10g) + ½ thìa bé bằng móng tay muối (Khoảng 2g muối) + 100ml nước, sau đó đun sôi nhỏ lửa khoảng 3 – 5 phút. Rót ra cốc cho nguội bớt cho 2 thìa ăn cơm mật ong. Uống nóng trước khi đi ngủ. (Bỏ bã đi).
Uống 3 tối (tôi nào làm tối đó uống), trước khi lên giường đi ngủ.
Rồi nghỉ 7 tối không uống.
Làm và uống tiếp 3 tối, nghỉ 7 tối không uống,
Làm và uống tiếp 3 tối lần 3.Lưu ý: Trước khi đi ngủ, làm xong uống luôn rồi lên giường đi ngủ, (phải ngủ ngay mới hiệu nghiệm).
Sau 1 tháng sức khỏe thay đổi rất nhiều, thâm quầng mắt sẽ hết. 1 tháng sau làm lại như trên. Sau 30 – 45 ngày của lần 2, làm lại lần 3. Nếu làm đúng làm đủ, xin giã từ các bệnh kể trên. Nếu còn thì chắc chắn làm sai mà tao chắc mày đọc không thuộc bài làm không đúng hiểu chưa.
Gừng làm nóng ấm, muối dẫn cái nóng ấm đó vào thận, mật ong với gừng giúp thông mạch, nước dẫn các chất trên đi sâu vào từng mạch máu nhỏ li ti. Khi quả thận ấm nóng thì tự nhiên gan mát xuống, các bệnh bắt nguồn từ gan hết, thận ấm thì lọc máu sạch hết cặn bẩn, bổ sung khí trong huyết làm cho hồng hào.
(Bác Hùng Y)
Đấy là đối với thức ăn, còn dùng ngoài như rượu gừng hay áp nước gừng nóng để trị bệnh, đánh cảm thì bạn khỏi lo sợ độc hại gì.
Trong đông y người ta dùng gừng nướng chứ không dùng gừng tươi. Có một chút khác biệt giữa gừng tươi và nướng.
Có thể tóm lại nếu dùng trong chế biến thức ăn dù vào ban đêm thì bạn cũng đừng có lo độc. Nếu là gừng đường hoặc gừng không thì không nên dùng tối nếu không cần. Vào buổi sáng, bạn nên uống một cốc trà gừng hay một loại nước uống có gừng (vd chanh gừng mật ong) khá tốt.
Hy vọng bài này cho bạn cái nhìn khái quát mà lại chi tiết hơn về gừng, và hiểu điều “dùng gừng ban đêm độc như thạch tín” là vì sao để bớt lo sợ.
-Vũ Minh Việt-