Suy Ngẫm Thực Dưỡng ・

Thực Dưỡng & Những Sai Lầm Chết Người

Anh Yu 27 Thg 10

XEM NHANH

    Nối tiếp bài viết Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Bắt Đầu Thực Dưỡng trước đây, bài viết này của tác giả Carl Ferre lại thọc sâu đâm thẳng vào những mặt tối, mặt hạn chế của phương pháp thực dưỡng. Đọc xong bạn đừng hỏi mình có nên hay không nên ăn thực dưỡng nhé.

    Vài tuần trước, tôi nhận được một cuộc gọi hỏi tôi tại sao một số người giảng dạy thực dưỡng lại chết vì các bệnh thoái hóa. Suốt cuộc trò chuyện, anh ta nói rằng anh ta đã thống kê và thấy rằng tuổi thọ của người ăn thực dưỡng lại thấp hơn tuổi thọ trung bình của quốc gia.Tôi đã rất vui khi nói chuyện với cậu ấy vì tôi đang viết về đề tài này. Số lượng người hỏi những câu hỏi như vậy đã tăng lên trong vài năm qua và tôi đã đọc một số bài viết phỏng đoán và thông tin sai sự thật. Dưới đây là những quan điểm của tôi.

    Trước tiên, tôi phải nói rằng trong kinh nghiệm của tôi, tôi chưa bao giờ thấy bất cứ ai không đạt được lợi ích nào khi thực hành phương pháp dưỡng sinh – ngay cả những người đã bỏ dưỡng sinh sau một thời gian dài áp dụng. Tất cả đều đạt được lợi ích và trong những năm qua tôi đã thấy và đã nghe nói đến nhiều phép lạ.

    Thứ hai, tôi biết có những người tư vấn thực dưỡng thành công, và thậm chí có người còn nói họ chưa bao giờ thất bại. Tuy nhiên, tôi cũng gặp những người thực dưỡng không thành công cho lắm. Tại sao lại như vậy? Có lẽ họ không nghiên cứu về thực dưỡng, có lẽ họ không chọn đúng thực phẩm cho thể trạng của họ, có lẽ họ ăn quá nhiều và quên rằng lượng biến đổi phẩm, có lẽ họ quá thụ động, họ quên rằng hoạt động, tập thể dục cũng quan trọng không kém.

    Khi phương pháp dưỡng sinh không có kết quả với một số người, họ dễ dàng đổ lỗi cho sự thực hành và hiểu biết của họ hơn là tìm hiểu bản chất thực dưỡng là gì. Khi người tư vấn thực dưỡng mất vì căn bệnh thoái hóa không phải do họ không thực hành hay thiếu hiểu biết. Chắc chắn rằng, họ biết điều gì tốt không tốt và họ cũng không muốn bản thân mình tới tình trạng như vậy. Người ta bắt đầu đặt câu hỏi về phương pháp thực dưỡng và một số người cảm thấy nó có những sai lầm nguy hiểm.

    Tôi không có ý định phân tích từng trường hợp cụ thể, những ý kiến sẽ được thảo luận sau. Theo ý kiến của tôi, những sai lầm nguy hiểm này bắt nguồn từ sự không hiểu biết đầy đủ và chính xác về phương pháp dưỡng sinh. Tôi có loạt bài viết về  “The Real Macrobiotic Diet” trong Macrobiotics Today, chúng ta sẽ thảo luận sâu hơn những hiểu lầm về phương pháp dưỡng sinh ở đó.

    thay-thuc-duong

    Thực phẩm quan trọng như thế nào?

    Hầu hết mọi người cho rằng chữa bệnh theo phương pháp dưỡng sinh mang nhiều ý nghĩa, chúng ta có thể nhấn mạnh điều cơ bản sau, ăn thực phẩm tốt với số lượng phù hợp với tình trạng thể chất, nhu cầu, mục đích. Từ quan điểm này, sức khỏe được xác định 100% bởi thực phẩm ăn vào.

    Nhiều năm trước, tôi hỏi Herman Aihara yếu tố về thực phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm trong sức khỏe một người.

    Ông ta nói liền ”5%”.

    “Thật tuyệt vời! Đó chính xác là những gì tôi nghĩ”

    Ông ta đi một hồi rồi đột ngột quay đầu lại với nụ cười tinh quái “Nhưng đó là 5% quan trọng nhất”.

    Cái nào đúng? Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, thực phẩm là “bất cứ cái gì nuôi dưỡng hoặc kích thích bạn”. Nó bao gồm tất cả những suy nghĩ, cảm xúc, giác quan… cũng quan trọng như việc ăn uống. Hiểu theo cách này thì không phổ thông lắm nên ở đây tôi ám chỉ thức ăn chỉ là thức ăn theo lý thuyết 5%.

    Sai lầm nguy hiểm về thực dưỡng đó chính là nghĩ rằng thực phẩm là tất cả những gì chúng ta cần để duy trì sức khỏe. Điều này dẫn đến việc quá khắt khe và lo lắng về thực phẩm “Tôi đã lỡ ăn trái cà chua! Chuyện gì sẽ xảy ra với tôi” (Trong thực dưỡng, cà, măng, giá, nấm là cực âm nên tránh ăn) hoặc “Tôi chỉ nhai có 20 lần thay vì 50 lần”. Nó sẽ dẫn đến việc thất bại trong việc nhìn nhận những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn phải hiểu là phương pháp dưỡng sinh bao gồm tất cả những nhân tố ảnh hưởng tới cuộc sống, sự sống của bạn chứ không đơn thuần là việc ăn uống dưỡng sinh.

    635

    Theo quan điểm của tôi, khuyết điểm chết người này xảy ra bởi vì người ta không biết thế nào mới dưỡng sinh thực sự. Chúng ta nên có cái nhìn toàn cảnh về phương pháp dưỡng sinh ngay từ đầu khi họ đến với phương pháp này kể cả khi họ chỉ áp dụng một phần nhỏ. Tôi thấy rất ít người viết rằng phương pháp dưỡng sinh không phải chỉ là phương pháp ăn uống. Hãy thay đổi điều đó và nên viết về phương pháp dưỡng sinh như là lối sống hạnh phúc, tự do, hòa bình, nhất thể, toàn năng, vô biên.

    Tôi không thể nào biết chính xác những gì mọi người ăn trong thời gian qua. Chắc chắn như vậy, tôi từng ăn với Herman Aihara, Michio Kushi và nhiều nhà tư vấn thực dưỡng khác trong những năm qua. Nếu bạn không ở với họ, làm sao bạn biết được họ ăn uống những gì trong thời gian qua? Tưởng tượng rằng tôi đã ngạc nhiên thế nào khi Herman nói rằng trong suốt thời gian ở trại French Meadows, ông ta đã ăn bánh donuts và uống cà phê mỗi ngày trong 4 năm.

    Chẳng lẽ Herman không biết rằng điều đó gây nguy hại cho sức khỏe à? Tại sao ông ta lại làm điều đó? Herman có thực hành phương pháp dưỡng sinh tại thời điểm này hay không, và nếu không, tại sao không? Có phải ăn bánh donuts và uống cà phê lý do duy nhất khiến Herman bị bệnh tim và qua đời? Chúng ta hãy xem xét một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe, trong đó “thức ăn” được hiểu ở nghĩa rộng lớn.

     

    Tâm linh

    Không có câu hỏi nào hỏi rằng liệu Herman biết rằng có bánh donuts và cà phê là có hại cho sức khỏe của mình. 2 thứ đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của Herman, điều đó  nhắc nhớ chúng ta về lý thuyết thực dưỡng. Nếu bạn vi phạm trật tự của vũ trụ, bạn sẽ phải trả giá cho dù bạn là ai. Tại sao Herman làm điều đó? Chúng ta có lẽ không thể biết tất cả lý do. Ông ta nói rằng ông đã làm điều đó để chuộc lỗi vì đã không ăn mochi với đường mẹ làm khi ông rời Nhật Bản tới Mỹ.

    Herman tin rằng có sự gắn kết về tinh thần với mẹ và hành động của mình thể hiện tình yêu cho bà ấy. Herman thường giảng dạy về việc từ bỏ những gì mình thích để phát triển tâm linh. Trong trường hợp này, Herman đã từ bỏ những gì quan trọng nhất – thể chất của mình. Ohsawa phải mất từ 30 đến 50 năm (10 đến 20 năm nếu rất siêng năng) để đạt được sự giải thoát về tinh thần. Nếu bất cứ ai mà tôi biết đã đạt được một sự giải thoát như vậy, đó là Herman.

    Một năm trước khi Herman qua đời, Herman đã rơi xuống sông Feather khi đang câu cá và gần như bị chết đuối. Cornellia tin rằng chính điều này làm Herman suy yếu. Tôi không đồng ý. Nhắc lại điều này, Herman có nhiều kinh nghiệm về sông nước và đối phó với việc đuối nước. Herman nói rằng càng vùng vẫy, tình hình càng tồi tệ hơn. Lúc đó đột nhiên ông nhìn thấy khuôn mặt của Ohsawa và nó thật đẹp. Ông ngừng vùng vẫy và thả lỏng, chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra cho số phận. Vào thời điểm đó, Herman đã được một ai đó cứu sống. Tôi thấy trải nghiệm này đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông.

    Vai trò của tinh thần cần được khám phá nhiều hơn nữa. Trong trường hợp Herrrman, ông biết ông là ai, đến từ đâu, và đang đi đâu. Theo tôi, tôi cảm thấy Herman đã sẵn sàng để ra đi. Tôi không đổ lỗi cho ông. Herman ăn bánh donuts và cà phê là một biểu hiện của sự tự do và nuôi dưỡng tinh thần của mình. Liệu đó là bản án của ông ta hay sự lựa chọn?

     

    Hòa hợp xã hội

    51KAFYRWZVL. SX287 BO1,204,203,200

    Một lý do mà mọi người nói chung và người giảng dạy thực dưỡng nói riêng ăn những thực phẩm không phải dưỡng sinh là để hòa nhập với cộng đồng. Có lẽ Herman đã đi đến cửa hàng donuts để hòa hợp với mọi người. Ở đó, ông có thể nói chuyện với bạn bè của mình về câu cá. Ông không cần phải giải thích âm dương và không nói về dưỡng sinh. Ông chỉ là Herman.

    Tôi ở với Herman và bác sĩ Anthony Sattilaro một thời gian ngắn trước khi bs Sattilaro qua đời. Bs Sattilaro giải thích rằng ông đã chọn không thực hành dưỡng sinh vì bất cứ khi nào ông nói về dưỡng sinh là ông bị tẩy chay bởi các đồng nghiệp của mình. Nhu cầu xã hội của ông ấy quan trọng hơn việc ăn uống dưỡng sinh để có thể sống lâu hơn. Đây là một ví dụ khác về sự cần thiết của việc hòa hợp với mọi người và là một biểu hiện của sự tự do.

    Herman nói với tôi nên giữ một người bạn thay vì giữ chế độ ăn uống. Tối ưu nhất là làm cả hai, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được. Những tình huống như vậy sẽ dẫn đến stress và làm giảm năng lượng của bạn. Những lo lắng về ăn một loại thực phẩm nhất định gây nhiều bất lợi hơn là việc chỉ ăn chúng.

     

    Nước

    “Uống càng ít nước càng tốt”. Một sai lầm nguy hiểm nữa liên quan đến việc uống nước. Tôi tin rằng Ohsawa muốn khuyên mọi người rằng hãy uống đủ lượng nước cần thiết. Tuy nhiên, khi ông đến nước Mỹ, ông đã thấy nhiều người uống nước quá nhiều, dẫn đến việc suy yếu thận. Tất nhiên những gì họ uống chủ yếu là cà phê, bia, rượu, nước giải khát. Vì vậy, ông khuyên mọi người rằng hãy uống nước càng ít càng tốt. Ông không có ý định khuyên mọi người không uống nước.

    Trong những năm đầu thực hành dưỡng sinh, tôi đã bỏ uống nước. Uống quá ít nước cũng nguy hiểm như việc uống nhiều nước. Sau một thời gian không uống nước, cơ chế khát nước của tôi không làm việc và tôi không thấy khát nước. Vài năm sau, tôi uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, sau đó cơ chế cơn khát của tôi tự điều chỉnh, tôi có thể uống nước khi thấy khát.

    Herman từng nói với tôi rằng ông ta có thể không bị bất cứ bệnh tật nào bằng cách không dung nạp chất lỏng nào bao gồm uống nước. Trong suốt mùa hè trước khi Herman qua đời, Bob Ruggles, tôi, và những người khác cố gắng để Herman uống nhiều nước hơn vì tôi nghĩ rằng ông ta đang có nguy cơ bị mất nước khô máu nhưng Herman vẫn không thay đổi thói quen uống nước “càng ít càng tốt” của mình.

    Uống Bao Nhiêu Nước Là Đủ ?

    Khả năng thích nghi

    Nếu có một từ định nghĩa sức khỏe thì từ đó sẽ là sự linh hoạt – khả năng thích ứng hoặc thay đổi. Đối với tôi, kể cả người thực hành dưỡng sinh mà bị bệnh, chứng tỏ họ cần phải thay đổi. Phương pháp dưỡng sinh là một triết lý của sự thay đổi. Nếu bạn có suy nghĩ rằng bạn không thể thích nghi hay thay đổi được, bạn không phải là người thực hành dưỡng sinh một cách thấu đáo. Tôi thấy nhiều người dưỡng sinh khác khá bảo thủ và thiếu sự linh hoạt trong suy nghĩ.

    Một trong những bài học quan trọng nhất của Herman là “Nắm giữ hay Buông bỏ”. Dưới đây là một trích dẫn từ cuốn sách “Kính vạn hoa” của ông.

    “Trên thực tế, hạnh phúc đến khi bạn bắt đầu từ bỏ và nó không đến khi bạn cứ khư khư giữ lấy.

    Ví dụ, khi bạn bắt đầu thực hành thực dưỡng, bạn rất hạnh phúc vì bạn đã từ bỏ thịt hay phomat. Rồi thì, khi bạn thích gạo lứt và súp miso, bạn (cũng) cần phải từ bỏ chúng. Nhiều người bất hạnh vì họ bị kẹt vào gạo lứt với miso. Khi bạn chữa bệnh bằng gạo lứt, không phải bạn chỉ được chữa lành nhờ gạo lứt mà là nhờ cả những gì bạn đã từ bỏ. Thế nên nếu bạn bị bệnh lần tới [và vẫn còn kẹt vào gạo lứt, miso…], việc chữa bệnh sẽ là bất khả thi bởi vì bạn chỉ còn mỗi gạo lứt, miso và nước tương để từ bỏ.

    Vì thế, bạn hãy thận trọng với việc luôn làm lớn cái Tôi. Xu hướng của thực dưỡng là ngược lại [tức là càng thực hành thì càng phóng khoáng, tự do]. Đừng đánh đổi gạo lứt cho hạnh phúc.”

     

    Thuốc lá

    in the mood for love tony leung 10 4390a61ff31ac922490fefe6d5f2b927

    Khi tôi đến học viện của Cornellia Aihara, mọi người đều hút thuốc, chỉ có tôi là không hút thuốc. Trong một lần tôi lái xe đưa Herman từ Oroville tới San Francisco, Herman lấy ra một điếu thuốc.

    Tôi buột miệng nói “Herman, anh nên bỏ hút thuốc”

    “Anh nói đúng”. Anh ta bỏ điếu thuốc vô trong gói thuốc và quăng nó ra cửa sổ.

    “Herman, anh không nên vứt nó ra trên đường cao tốc như vậy!” Tôi hét lớn.

    “Chúng ta ổn mà…Được rồi, quay xe lại, có lẽ tôi cần thuốc lá”, Herman nói với giọng điềm tĩnh.

    Tôi cân nhắc và quyết định vẫn tiếp tục lái xe. Sau đó, tôi mới biết ông có ý định bỏ hút thuốc vì không muốn làm gương xấu cho con gái của mình.

    Tôi rất vui khi thấy bài viết của Roy Collin về vấn đề hút thuốc lá trong tuần báo tháng 3, tháng 4 của tạp chí Macrobiotics Today. Không còn nghi ngờ gì nữa, thuốc lá và khói thuốc là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong nhiều dịp trò chuyện, Herman nói với tôi rằng nếu Ohsawa còn sống, ông sẽ thay đổi quan điểm về hút thuốc vì ông ta có nhiều bằng chứng cho thấy nó gây nên cái chết của Ohsawa vào năm 1966. Tôi tin rằng Herman luôn khuyến khích mọi người, kể cà người giảng dạy thực dưỡng ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt.

    Tôi ở châu Âu vào năm 1991 khi nghe tin Aveline Kushi bị bệnh ung thư. Trong cuộc nói chuyện với mọi người, tôi đã rất ngạc nhiên rằng không có ai coi việc hít phải khói thuốc là một yếu tố. Tôi xin nhắc lại, thuốc lá là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe con người. Một yếu tố khác trong trường hợp Aveline là làm việc quá sức trong nhiều năm trong việc giúp đỡ người khác. Nhiều người giảng dạy thực dưỡng dành nhiều thời gian giúp đỡ người khác nhưng lại quên chú ý sức khỏe của họ.

     

    Ô nhiễm không khí (sương khói quang hóa)

    Điều này đưa chúng ta đến một chủ đề liên quan, chất lượng không khí chúng ta hít thở. Gần đây tôi đọc một lời thú nhận đáng ngạc nhiên từ Công viên quốc gia Hoa Kỳ (National Park Service) rằng, “Trong một số ngày, chất lượng không khí của Công viên quốc gia Smoky Mountains đã giảm đến điểm mà có thể nguy hiểm cho con người.” Hãy tưởng tượng về chất lượng không khí ở Los Angeles và các thành phố lớn khác. Ở Carlifornia, có tám (trong mười) thành phố có bầu không khí không tốt cho sức khỏe con người

    Ohsawa sống trong thời có bầu không khí sạch hơn hiện nay. Hiện nay, ô nhiễm không khí là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, đặc biệt là ở các thành phố lớn, gần các nhà máy công nghiệp, và gần khu nông nghiệp – nơi cây cối được phun tẩm hóa chất. Bạn nên thay thế chúng bằng những thực phẩm organic, tuy nhiên khi bạn ở gần nơi ô nhiễm, bạn không thể tránh khỏi hóa chất hoàn toàn Tôi sống bên cạnh vùng không khí phun tẩm hóa chất, nên tôi không thể làm việc bên ngoài trong thời điểm không khí tồi tệ nhất trong năm.

    Nếu có một người thực hành theo thực dưỡng một cách nghiêm ngặt, thì đó là Cecile Levin. Học trò của cô ấy xác nhận với tôi điều đó. Sống giữa thành phố Los Angeles với bầu không khí ô nhiễm nặng nề có lẽ gây hại cho sức khỏe cô ấy nhiều hơn chúng ta tưởng, đặc biệt là trong những năm cuối cuộc đời. Trong lúc chiến đấu với bệnh ung thư và bệnh tim thì không khí sạch và nước khoáng tinh khiết là cực kỳ quan trọng.

     

    Nguy hiểm từ môi trường

    Macrobiotics Today (tháng Ba / Tư và tháng Năm / tháng Sáu, 2002) có những bài viết tuyệt vời của Lynda Mathé về “Mối Liên Hệ Sức khỏe và Trái Đất.” Trong bài viết đầu tiên Lynda nói rằng năng lượng trái đất có ảnh hưởng đến chúng ta, những khu vực gây ra sự căng thẳng có sự liên quan mật thiết với năng lượng trái đất và những khu vực nhất định ấy có liên quan đến ung thư. Làm thế nào chúng ta có thể biết những người giảng dạy thực dưỡng đã qua đời phải chịu geopathic stress (Stress địa lý) trừ khi chúng ta kiểm nghiệm nhà và nơi làm việc của họ?

    Trong bài viết thứ hai, Lynda “…khám phá những tia điện từ được tạo ra bởi công nghệ, và làm thế nào để đối phó với chúng. “Cô đã cho những ý tưởng tuyệt vời để đối phó với những ảnh hưởng của điện từ trường đang gia tăng nhanh chóng. Một trong những lý do chúng tôi di chuyển khỏi Oroville Chico bởi vì ở đó cho xây dựng một trạm phát điện ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Những ngôi nhà hiện nay đầy rẫy những sản phẩm độc hại. Làm thế nào chúng ta biết được những người giảng dạy thực dưỡng có thay thế chúng bằng sản phẩm thiên nhiên hay không. Ngoài ra, quần áo và mỹ phẩm cũng cần phải xem xét.

     

    Stress

    Stress là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe chúng ta. Khi chúng ta ăn những thực phẩm không phù hợp dẫn tới việc nhiễm độc toàn thân từ đó làm giảm khả năng chữa bệnh của cơ thể. Môi trường ô nhiễm và stress là điều chúng ta phải đối mặt khiến chúng ta suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, tình yêu thương từ gia đình và bạn bè giúp chúng ta có thật nhiều năng lượng để đối đầu với stress.

    Một người có thể bị stress khi họ không cảm nhận đầy đủ tình yêu thương. Stress vì công việc, stress vì vấn đề tài chính, stress vì mất mát… và trong thời gian đó họ trở nên kiệt quệ về năng lượng. Tôi đã viết về cái vòng luẩn quẩn này trong Pocket Guide to Macrobiotics (trang 106).

    “Những nỗi sợ hãi bất thường làm tế bào T bị đình trệ, điều đó có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến bệnh tật, và khi bị bệnh chúng ta lại có những nỗi sợ hãi lớn hơn nữa, cứ lặp đi lặp lại như vậy”

    Nếu bạn không ở với họ 24/7, hiểu những suy nghĩ và cảm nhận của họ, làm sao bạn biết stress có ảnh hưởng tới họ hay không. Chúng tôi rất yêu quý Herman, nhưng liệu anh ta có cảm nhận được tình yêu thương đó? Có thể nó đã bị che khuất bởi những mối quan tâm khác làm hút cạn năng lượng sống và trí phán đoán của ông ấy?

    Những yếu tố khác cần lưu tâm là lượng ánh nắng mặt trời thu nhận được, vận động, chất lượng giấc ngủ,… Theo Herman, Ohsawa chỉ ngủ 2-3 tiếng mỗi đêm. Ngủ quá ít là một trong những yếu tố dẫn đến sự qua đời sớm của Ohsawa.

     

    Dương là tốt

    Quan niệm sai lầm rằng dương là tốt và âm là xấu. Cả hai đều cần thiết cho một sức khỏe tốt. Khi một người bắt đầu một thực hành dưỡng sinh, đặc biệt nếu người đó tiêu thụ một lượng lớn đường tinh chế trong quá khứ thì những thực phẩm dương là cần thiết. Sau một thời gian dài thêm muối (dương) vào chế độ ăn và uống nước ít (dương), thì nên ăn âm một chút bằng cách dùng rau, củ, quả chất lượng tốt như rau xanh và / hay salad cùng với sự cắt giảm các yếu tố dương là cần thiết.

    Vài năm trước, Bob Ligon – cựu Biên tập viên Macrobiotics Today đã gây nên một tiếng vang khá lớn tại trại French Meadows, ông nói rằng trong kinh nghiệm tư vấn của mình ông thấy rất nhiều người thiếu hụt năng lượng Yin (âm) sau một thời gian dài thực hành phương pháp dưỡng sinh một cách khắc nghiệt. Tôi tin rằng Bob đã đánh giá chính xác, chúng ta cần phải thay đổi cách nhận thức và thực hành dưỡng sinh.

    Âm Dương Giải Ảo (P1)

    Tất cả là ở thái độ

    Có một người phụ nữ đến trung tâm, cô ta đã dành cả cuộc đời bán mỹ phẩm. Cô đã bị bệnh ung thư và quyết tâm chữa lành. Cô rất tích cực, luôn có cái nhìn lạc quan hướng về phía trước. Trong thời gian chữa bệnh, cô luôn giúp người khác hiểu về sự nguy hiểm của các sản phẩm mà cô đã bán rất nhiều năm. Cô ấy làm rất tốt “tinh thần dưỡng sinh”.

    Một người đàn ông nữa đến trung tâm qua lời giới thiệu của con gái. Ông ta không có chút niềm tin nào về phương pháp dưỡng sinh, ông ta có suy nghĩ tiêu cực về dưỡng sinh. Trong thời gian ở trung tâm, ông ta rất ngạc nhiên khi thấy cơn đau của mình giảm hẳn nhưng ông ta không tin sự thay đổi trong chế độ ăn đóng vai trò quan trọng.

    Theo quan điểm của tôi, nếu yếu tố thực phẩm là 5% sức khỏe thì yếu tố thái độ là 50% hoặc hơn. Một thái độ tích cực, ít những suy nghĩ tiêu cực là rất quan trọng. Tôi nghi ngờ rằng không phải tất cả những người giảng dạy thực dưỡng có một cái nhìn tích cực đối với phương pháp dưỡng sinh. Nếu niềm tin của ai đó là ăn thực dưỡng có nghĩa là không bao giờ bị bệnh và sau đó người ta bị bệnh, suy nghĩ tiêu cực hoặc những nỗi sợ hãi rằng cơ thể không thể tự chữa lành có thể là một yếu tố trong việc hạn chế khả năng phục hồi.

    Thái độ của một người là rất quan trọng vì nó xác định chúng ta có linh hoạt hay không, có dám thử những điều mới – nói cách khác, làm thế nào để thay đổi. Điều này áp dụng cho những người mới đến TD và những người đã ăn chay trong nhiều năm qua xem xét một cách thành thật thể trạng và nhu cầu của họ.

    Một trong những lý do để viết bài viết này là bởi vì rất nhiều người đặt câu hỏi về nó. Về cơ bản, những gì họ muốn biết là thực dưỡng cò phù hợp với họ hay không. Họ sợ hãi rằng thực dưỡng không phù hợp với họ. Những gì bạn cần phải nhớ là cơ địa mỗi người khác nhau, những thực phẩm phù hợp với người này nhưng chưa chắc phù hợp với người khác. Tất nhiên, chúng ta luôn muốn học hỏi từ sai lầm của người khác, nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng cuối cùng những gì thực sự quan trọng là kinh nghiệm của chính mình!

     

    Thành công hay thất bại?

    Ohsawa không sử dụng ỵ học hiện đại từ năm ông 18 tuổi. Ông đã sống cho đến tuổi 73. Đây là một sự thành công hay thất bại? Một số người xem đó như là một thất bại vì ông qua đời vì bệnh tim ở độ tuổi tương đối “trẻ”. Tuy nhiên, 5 năm sau y học hiện đại nói đó là một thành công. Với những thành tựu và những ảnh hưởng của Ohsawa, tôi sẽ phải nói đó là một thành công vang dội.

    Trường hợp của Ohsawa cho thấy, cuộc sống của một người trước khi biết dưỡng sinh có một ảnh hưởng sâu sắc và luôn phải được ghi nhớ rằng đó là một yếu tố xác định tình trạng sức khỏe tổng thể của một người. Jacques de Langre (1925-1993) có vấn đề tim bẩm sinh, nhưng ông đã sống một cuộc sống hạnh phúc và có năng suất do thực hành dưỡng sinh. Tuy nhiên, bởi vì ông đã qua đời ở độ tuổi trẻ hơn so với mức trung bình của quốc gia, một số người nghĩ rằng ông ta thất bại. (Nếu không thực hành dưỡng sinh, liệu Ohsawa và Jacques deLangre có qua đời sớm hơn nữa chăng?)

    Khi tôi mới bước vào dưỡng sinh, tôi nghĩ rằng chỉ cần thực hành tốt tôi sẽ không bao giờ bị ốm đau nữa rồi tất cả những giấc mơ của tôi sẽ trở thành sự thật, và rằng tôi sẽ chết một cái chết tự nhiên tại một thời điểm được báo trước. Khi tôi đọc sách và có được hiểu biết tại thời điểm đó, tôi nghĩ đơn giản là chỉ cần thực hành dưỡng sinh siêng năng và đúng đắn, tôi sẽ không bị bệnh. Hiện giờ, tôi xem thực hành ăn dưỡng sinh của tôi như là một thử nghiệm để xem xét các mục tiêu của tôi có thành hiện thực hay không.

    Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, tôi tiếp tục với thử nghiệm, mặc dù sự hiểu biết của tôi đã thay đổi. Tôi có bị bệnh trong những năm thực hành? Có, tôi đã bị ốm nhiều lần. Tất cả những giấc mơ trước đây của tôi trở thành sự thật? Không, vì tôi muốn quá nhiều – sức khỏe mà không bệnh tật, đẹp đẽ mà không xấu xa, tốt mà không xấu, hòa bình không có chiến tranh, và cứ như vậy. Tôi vẫn tin rằng tôi có thể chết một cái chết tự nhiên tại một thời điểm tôi có thể lựa chọn? Tôi nghi ngờ điều đó vì thế giới ngày càng trở nên ô nhiễm. Tuy nhiên, điều đó thực sự không có vẻ là quan trọng với tôi nữa.

    Điều tôi thay đổi là tôi bắt đầu có một tầm nhìn rộng lớn hơn và nhận thức được mục đích sống của tôi. Theo tôi, năng lực vươn tới một cuộc sống rõ ràng (clarity of life) nói chung và có một vị trí nhất định nói riêng là một trong những lợi ích chính của việc thực hành dưỡng sinh. Tôi tin rằng tất cả những người giảng dạy dưỡng sinh đã mất có nhiều hiểu biết về vấn đề này. May mắn là chúng ta có những bài viết, những bài giảng và ngay cả cuộc sống của họ để suy ngẫm, chiêm nghiệm, đánh giá.

     

    Sai lầm lớn nhất

    Sẽ luôn có những người chấp nhận lời giải thích quá mức đơn giản cho tất cả các căn bệnh ung thư và qua đời sớm của những người giảng dạy dưỡng sinh. Và sẽ luôn có người áp dụng cách giải thích trên (vì không thực hành pp dưỡng sinh tốt dẫn đến bệnh tật) cho sức khỏe của họ.  Logic của họ như thế này: Một số người giảng dạy dưỡng sinh bị bệnh ung thư rồi sau đó qua đời, do đó phương pháp dưỡng sinh, hay những phiên bản của dưỡng sinh không áp dụng được. Vì vậy bạn nên thử cách áp dụng dưỡng sinh của tôi.

    Nhiều nhà phê bình nói rằng cái chết của những người giảng dạy thực dưỡng chưa được giải thích đầy đủ và do đó, họ đang cố giấu một điều gì khác – dưỡng sinh không thể nào áp dụng được. Trong bài viết này, tôi đã cố gắng chỉ ra nhiều yếu tố cần phải xem xét để trả lời câu hỏi tại sao một người nào đó phát triển bệnh ung thư và sau đó qua đời.

    Còn rất nhiều yếu tố khác chưa đề cập. chẳng hạn như cuộc sống gia đình, tình yêu, tôn giáo đều có ảnh hưởng tới sức khỏe một người. Những gì diễn ra đằng sau và cách phản ứng của một người là những điều chúng ta không biết. Chúng ta không nên tò mò hay xét đoán cuộc sống riêng tư của người khác. Chúng ta nên biết những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe (đã đề cập ở trên) và nên có một sự quan tâm càng nhiều càng tốt tới thực phẩm chúng ta tiêu thụ (5% quan trọng nhất).

    Vài năm trước tôi có hỏi Herman “ Chúng ta sẽ làm gì nếu mọi người đều thực hành dưỡng sinh”

    “Chúng ta sẽ làm điều khác”. Herman trả lời không chút do dự.

    “Có phải ý anh là chúng ta chống lại phương pháp dưỡng sinh – điều mà chúng ta đang học tập và giảng dạy!” Tôi thốt lên một cách bối rối.

    “Vâng, luôn có mặt đối lập. Nhiệm vụ của chúng ta là chỉ ra mặt đối lập đó”

    Tôi rất bối rối, tôi cố gắng bình tâm lại và suy nghĩ điều Herman nói với tôi. Tôi đã từng nghĩ phương pháp dưỡng sinh là mục tiêu – dưỡng sinh cũng là câu trả lời cho cuộc sống. Làm thế nào mà Herman có thể nói rằng “chúng ta sẽ làm điều khác” nếu mọi người chấp nhận và thực hành phương pháp dưỡng sinh.

    Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải hiểu sâu hơn nguyên tắc dưỡng sinh, chủ đề của “The Real Macrobiotic Diet” sẽ phát hành trong tương lai. Đây là một số câu hỏi “bài tập về nhà”. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người trong thế giới thực hành phương pháp dưỡng sinh? Tất cả các bệnh tật sẽ không còn tồn tại? Tất cả mọi người đều sống vui vè, hòa hợp? Hòa bình trên trái đất kéo dãi mãi?

    “Fatal Flaws in Macrobiotics” Carl Ferré, MACROBIOTICS TODAY • July/August 2002

    Lược dịch: Giáng Ngọc

    Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Bắt Đầu Thực Dưỡng

     

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan