Tâm Lý Học Thực Phẩm ・ Thực Dưỡng ・

Thực Phẩm & Hành Vi Con Người

Anh Yu 11 Thg 03

XEM NHANH

    Bộ não con người là kiệt tác của giới tự nhiên, có cấu trúc và chức năng phù hợp với quá trình tiến hóa của loài người. Đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh là neuron gồm thân neuron, sợi trục axon và các cấu trúc nhánh. Thân neuron là yếu tố dương có chức năng thu thập và xử lý các tín hiệu thần kinh, trong khi phần nhánh và axon mang yếu tố âm do tính lan tỏa, dẫn truyền xung động thần kinh đến các tế bào lân cận.

    Khi xung thần kinh truyền đến điểm cuối của sợi nhánh, các chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng vào khe synap (một khe nhỏ phân cách giữa sợi trục của các neuron). Chất dẫn truyền thần kinh sẽ quyết định tính chất của đáp ứng tế bào xung quanh. Những chất dẫn truyền có tính dương khiến hệ thần kinh đ ược kích thích và tiếp tục phát ra những xung mới với tần số cao hơn. Khi cơ thể thịnh âm, quá trình phát sinh xung thần kinh bị ức chế.

    cau-truc-neuron

    Các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu, các loại rau củ giàu carbohydrate dạng phức là nguồn cung cấp serotonin cho não bộ, tạo cảm giác tinh thần êm dịu, thư giãn. Trứng và các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật làm tăng nồng độ acetylcholine (một dạng chất dẫn truyền thần kinh khác). Điều này lý giải tại sao những người ăn chay hay ăn ít thịt thường điềm đạm và ít nổi nóng hơn.

    Khi nồng độ serotonin thấp (do kết quả của chế độ ăn giàu đạm động vật), con người dễ khởi phát những hành vi bốc đồng. Trong một nghiên cứu tiến hành tại một nhà tù ở Phần Lan cho thấy những tù nhân hung hăng nhất có nồng độ serotonin trong dịch não tủy thấp, nồng độ đường máu của họ cũng thấp hơn so với những người còn lại.

    Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến nhịp điệu tiết hormone của cơ thể, dẫn đến hình thành hành vi của con người. Trong một nghiên cứu tiến hành tại đại học Yale cho thấy việc tiêu thụ đường tinh luyện làm tăng đáng kể nồng độ adrenaline. Trẻ em sau khi ăn 2 chiếc bánh cupcake có nồng độ adrenaline trong máu tăng gấp 10 lần. Adrenaline là một hormone được bài tiết từ tuyến thượng thận khi cơ thể bị stress, khởi phát cơ chế “fight or flight” với tác dụng sinh lý làm tăng nhịp tim, tăng hô hấp và sự tỉnh táo nhất thời của não bộ.

    Vì Sao Đường Gây Nghiện?

    Nồng độ adrenalin máu cao thường dẫn đến tình trạng lo lắng, bồn chồn, khó khăn trong tư duy,… dẫn đến những hành động hung hăng, hiếu động thất thường của trẻ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn có ảnh hưởng sâu sắc đến não bộ và hệ thần kinh, quyết định trạng thái tinh thần và tình cảm của trẻ.

    Theo viện nghiên cứu quốc gia tâm thần học Hoa Kỳ, khoảng 5% dân số Mỹ mắc chứng trầm cảm. Tình trạng trầm cảm nặng có thể dẫn đến tự tử. Mỗi năm, có khoảng 75000 người tự kết liễu cuộc đời mình với lý do bất ổn về tâm lý. Theo các số liệu thống kê tại nước này, tự tử là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tử vong ở nam giới trong độ tuổi từ 25 đến 45 và tỷ lệ này ngày càng tăng trong giới trẻ.

    Những cơn trầm cảm thường xảy ra có chu kỳ, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc nhiều tháng. Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát mối tương quan giữa cơn trầm cảm và nhịp điệu sinh lý ngày đêm và theo mùa và đưa ra kết luận: cơn trầm cảm thường diễn tiến nặng vào buổi chiều hoặc tối, mật độ xuất hiện vào mùa thu và mùa đông cao hơn các mùa khác trong năm. Đây là khoảng thời gian mà bầu khí quyển của trái đất trở nên dương hơn do hiệu ứng ngưng tụ nhiều hơi nước.

    Liệu Pháp Dinh Dưỡng Cho Chứng Trầm Cảm

    Trong nhiều trường hợp, trầm cảm là một biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết, hoặc đường trong máu thấp. Hạ đường huyết là kết quả của một chế độ ăn không cân bằng, do tiêu thụ quá nhiều pho mát, thịt gà, trứng, các sản phẩm của ngành công nghiệp chăn nuôi hiện nay. Các loại thực phẩm cực dương, co rút khiến tuyến tụy trở nên xơ, cứng và không có khả năng tiết glucagon, hormone có tác động đối kháng với insulin (insulin là một dạng hormone âm tính có tác dụng làm tăng đường huyết). Cơ thể càng có nhiều hormone dương tính, đường máu càng thấp dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết khiến cơ thể thèm đường dẫn đến nguy cơ tiêu thụ nhiều đường, chocolate, nước ngọt, rượu, thuốc để đưa mức đường huyết về giới hạn bình thường.

    Insulin-Glucagon

    Glucose là nguồn năng lượng chính cho não bộ, khi lượng glucose không đủ cung cấp, các trung tâm suy nghĩ, sáng tạo, trí tưởng bị trì trệ, bạn rơi vào trạng thái ù lì, khó khăn trong việc đưa ra cách giải quyết hiệu quả trong những tình huống hàng ngày. Quá trình này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh lý trầm cảm.

    Nguyên tắc âm dương trong khoa học thực dưỡng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế sinh hóa của hiện tượng trầm cảm. Khi lượng đường máu cao (âm), tuyến tụy tiết ra insulin (dương), để đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng, não bộ sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh dương tính, tạo cảm giác kích thích, tràn đầy năng lượng, sẵn sàng hành động. Khi đường máu giảm (dương), tuyến tụy tiết glucagon (âm), hoạt động sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giảm, khởi phát cơn trầm cảm.

    food

    Một chế độ ăn gồm các loại carbohydrate phức như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau tươi địa phương giúp ổn định mức glucose huyết, cải thiện tình trạng lo sợ, trầm cảm, các bệnh rối loạn thần kinh nói chung. Mối liên hệ giữa chế độ ăn và tâm lý con người mở ra một khía cạnh mới của ngành thần kinh học.

    Sự mất cân bằng đường máu giữ vai trò thiết yếu trong bệnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia), một thể nặng của bệnh tâm thần. Lượng đường máu thấp trong một thời gian dài khiến cơ thể có cảm giác thèm đường, rượu, socola, thuốc và các thực phẩm có tính chất cực âm nói chung. Chính những thực phẩm này khiến neuron thần kinh trương nở kinh niên, gây suy giảm chức năng thần kinh, dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt.

    schizophrenia2

    Chức năng hệ thần kinh phụ thuộc nhiều vào khả năng tập trung và đơn giản hóa thông tin (tập trung mang tính chất dương). Trong quyển sách The Healing Brain, Robert Ornstein và David Sobel cho rằng: với tốc độ phát triển như vũ bão của nhân loại, bộ não con người cần phải xử lý một lượng thông tin vô cùng lớn, bộ não cần đơn giản hóa thông tin để đảm bảo tốc độ xử lý và tiếp thu thông tin. Thông tin sau khi được xử lý sẽ được biến chuyển thành dạng đáp ứng và chỉ những kích thích thật sự quan trọng, mang tính cần thiết mới thực sự được chuyển thành đáp ứng sinh học hoặc vật lý trong cơ thể.

    Khi tế bào thần kinh ở trong trạng thái giãn nở “âm” kinh niên, tế bào trở nên quá nhạy cảm với những kích thích dương như dopamin và phớt lờ những rung động từ những khoảng cách xa hơn, khả năng nhận thức và các chức năng thần kinh cao cấp bị suy giảm.

    Cấu trúc não bộ và chức năng thần kinh

    white spots nails leukonychia punctata

    Bộ não được chia thành nhiều vùng, mỗi vùng có chức năng chuyên biệt. Giữa các vùng não khác nhau có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng. Nhưng đối với những bệnh nhân tâm thần phân liệt, các trung tâm của não bộ hoạt động riêng rẽ, mất đi sự đồng bộ tổng thể dẫn đến tình trạng mất kiểm soát hành vi (một dấu hiệu quá âm). Người bệnh có dấu hiệu tiêu thụ nhiều đường tinh luyện, chính đường là nguyên nhân gây phá vỡ sự cân bằng của các vitamin và khoáng chất trong cơ thể. Biểu hiện phổ biến của bệnh tâm thần phân liệt là những đốm trắng trên móng tay, bắt nguồn do sự thiếu hụt khoáng chất đặc biệt là kẽm, mangan, magie. Quá trình chuyển hóa đường làm cạn kiệt nguồn vitamin B dự trữ, nhóm vitamin cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ thần kinh. Khoảng 10% những người được chuẩn đoán bị tâm thần phân liệt bị bệnh pellegra (nguyên nhân do thiếu hụt vitamin PP). Khi họ bổ sung vitamin PP vào chế độ ăn, bệnh tâm thần phân liệt tự động khỏi. Nói chung, một chế độ ăn chay, giàu vitamin, khoáng chất và carbohydrate phức giúp khôi phục chức năng thần kinh cho những bệnh nhân tâm thần phân liệt.

    DIET AND BEHAVIOR, EDWARD ESKO

    Crime and Diet: The Macrobiotic Approach, Japan Publications, Tokyo and New York, 1987

    Lược dịch: My Robinson

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan