Món Ăn Thực Dưỡng ・ lên men ・ nổi bật ・ Ẩm Thực Nhật Bản ・

Cách Làm Món Đậu Nành Natto Ngon Bổ Rẻ

Anh Yu 11 Thg 09

XEM NHANH

    Natto là gì?

    “Natto” là những hạt đậu nành đã luộc chín được ủ với Enzim (Bacillus natto) ở một môi trường 40oC trong vòng 14-18 giờ để lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng nặc rất khó chịu với người không quen. Theo kinh nghiệm của nhà sản xuất cho biết khi độ nhớt càng cao thì chất lượng Natto càng tốt và vị càng ngọt. Là một món ăn dân dã rất phổ biến ở nông thôn Nhật bản, họ thường ăn cơm sáng với Natto, nước tương với rong biển phơi khô (Nori) và trứng gà sống. Natto có chứa nhiều chất bổ dưỡng cho sức khỏe trong đó enzym Nattokinase là một hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men Natto được xem là hoạt chất có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch–một phát hiện vô cùng lý thú bởi nhà nghiên cứu sinh lý học Nhật bản nổi tiếng, GS Sumi Hiroyuki vào năm 1980.

    Món này mình ăn rất thường xuyên, làm 1 mẻ ăn cả nửa tháng hoặc hơn. Cách làm rất dễ, trên mạng có chỉ vài cách bạn có thể tùy chọn. Ở đây mình chia sẻ cách làm của mình, khí hậu Sài Gòn nhiệt đới nóng ẩm, nhanh gọn, ngon bổ rẻ là tiêu chí hàng đầu.

    Nếu đã từng làm sữa chua thì làm natto cũng như vậy -> phải có “cái” rồi mới sinh “con”. “Cái” không phải là men vi khuẩn mà là hộp natto thành phẩm ăn liền. Bạn nào muốn có “cái” đến Tokyoshop (HCM) hay Aeon / Ministop hoặc các shop tương tự mua 1 hộp nhỏ đông lạnh. Nếu bạn ở xa thành phố, việc kiếm mua hộp “cái” khó khăn thì có thể làm với rơm đã tiệt trùng theo video dưới đây (cách khử trùng là nấu rơm trên bếp (100c) từ 3 – 5 phút. Không nên lâu hơn 10 phút vì sẽ làm chết các khuẩn lên men)

    Cách Làm Natto Chi Tiết

    11769779243 6f1aa90156 o

    Chuẩn bị phần cái, 1/3 đến 1/2 hộp là đủ. Nghiền nát với ít muối và nước sạch.

    mon an thuc duong cach lam natto huong dan 1

    Ngâm đậu trước chừng này, cho vào nồi áp suất hấp thật nhừ (cỡ >20ph), để cho nguội

    mon an thuc duong cach lam natto huong dan 4

    Trộn đều phần “cái” và đậu mới hấp

    mon an thuc duong cach lam natto huong dan 3

    Bọc giấy nhôm lên, đâm thủng nhiều lỗ trên mặt.

    mon an thuc duong cach lam natto huong dan 2

    Nếu mùa đông lạnh bạn mới cần ủ đèn thế này. Đại khái là ủ vào chỗ nào nóng 40-50 độ. Thường để khoảng 20h là có mùi “thơm” bốc lên và nhiều tơ nhện thì cất vào tủ lạnh.

    11769939784 b887689eef o

    Như thế này là thành công! Còn nếu ít nhớt thì có thể xem lại chất lượng đậu hoặc nấu chưa kĩ.

    mon an thuc duong cach lam natto huong dan 5

    Nên cho vào từng lọ nhỏ. Để ở ngăn mát 4-5 ngày cho nhiều nhớt. Sau đó cấp đông để bảo quản. Lấy ra từng lọ nhỏ ăn từ từ .

    Ăn Natto thế nào?

    Trộn Natto với cơm, mì, nước tương…là cách tuyệt vời để thưởng thức hương vị nồng nàn  mà rất bổ dưỡng. Trước khi ăn cần “ngoáy” natto cho ra nhớt thêm để tăng hương vị rồi sau đó cho thêm gì tùy thích như: hành lá, nước tương, mù tạt vàng…

     
    • Lưu ý: khi mới làm xong Natto có mùi không dễ chịu lắm. Một số người khó tính có thể chê ngay. Tuy nhiên sau khi để trong tủ lạnh vài ngày mùi sẽ dịu lại và thơm phức như mùi Chocolate. Nếu được như vậy là 10 điểm!

    11771043123 16597f26d8 o

    11771204594 87af0cc477 o

    Mình yêu thích món này vì giá trị dinh dưỡng và văn hóa của nó rất cao, giống mì soba hay mơ muối vậy. Tưởng tượng ăn sẽ trường sinh bất lão ấy . Đây là 1 số thông tin lượm lặt về lịch sử:

    Về mặt lịch sử, không ai biết chính xác khi nào Nattou ra đời. Nhưng những nguyên liệu và thành phần cần cho Nattou như đậu nành, men trong rơm rạ thì chẳng lạ gì ở Nhật từ ngàn xưa. Do đó có thể là từ thời cổ như thời Jomon (khoảng năm 10.000 cho tới 300 trước CN) người ta đã biết cách làm Nattou và cũng có thể là nhiều người độc lập với nhau đã cùng tìm ra cách làm Nattou. Một thuyết khác và chiếm ưu thế nói rằng tướng Minamoto Yoshiie trong trận chiến vào những năm 1083 ở miền Đông Bắc đã phát hiện ra Nattou. Một ngày nọ thì doanh trại của Yoshiie bất ngờ bị quân địch tập kích trong khi binh sĩ đang nấu đậu nành làm thức ăn cho ngựa. Trong cơn hỗn loạn thì người ta đã vội vàng cho đậu nành đang nấu dở vào những cái túi rơm và không mở trong suốt mấy ngày liền. Khi mở ra thì đậu đã lên men và sinh mùi kỳ lạ. Một người lính ăn thử thấy rất ngon mới trình lên tướng Yoshiie và vị tướng cũng bị cái mùi vị kỳ lạ kia quyến rũ. Một nguồn khác nói Nattou được làm trong thời Edo (1603~1867) và cách chế biến được thay đổi nhiều trong thời Taisho (1912~1926) khi những nhà nghiên cứu tìm được cách chiết xuất vi khuẩn Nattou kinase mà không cần đến rơm. Phát hiện này đã đơn giản hóa quá trình sản xuất Nattou và đạt hiệu quả cao hơn và ngành sản xuẩt món ăn này đã thay đổi nhiều từ đó.

    Người ta nói Nattou rất tốt cho sức khỏe dựa vào những nghiên cứu về mặt y khoa. Trong Nattou có chứa một thành phần gọi là Pyrazine chẳng những tạo nên cái mùi đặc trưng của nó mà còn ngăn chặn xơ vữa động mạch. Men Nattou Kinase còn giúp ngăn ngừa việc tụ huyết, đau tim, tắc mạch và những bệnh về phổi. Người ta cũng chiết xuất thành phần của Nattou kinase để chế biến thực phẩm cho người ăn kiêng. Nattou còn chứa nhiều Vitamin K liên quan tới việc nhóm calcium tạo thành xương. Vitamin K1 có nhiều trong tảo biển, gan và một số thảo dược trong khi vitamin K2 có nhiều trong những thực phẩm lên men như phó mát, miso và Nattou. Cứ 100 g Nattou cung cấp 870 microgram vitamin K2. Ngoài ra nó còn chứa nhiều thành phần hóa học ngăn ngừa ung thư như Daidzein, Genistein, Infrabin, … Một vài nguồn còn nói ăn Nattou sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Người ta cũng nói rằng Nattou có công dụng như thuốc kháng sinh và quân đội Nhật đã dùng Nattou như thuốc trị bệnh lỵ trong chiến tranh Thế Giới II. Nattou còn giúp cải thiện tiêu hóa, chống lão hóa và béo phì. Người ta cũng dùng Nattou làm thức ăn cho chó mèo và nó cải thiện sức khỏe của vật nuôi đáng kể.

    Nattou là một món ăn độc đáo của người Nhật, và cũng là của Thế Giới làm từ đậu nành lên men. Người ta đánh giá chất lượng Nattou qua độ dài của sợi nhớt. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài thì nattou càng ngon. Đây là món ăn nhiều dinh dưỡng, dễ làm, không đắt tiền mà mọi người có thể làm tại nhà, và không cần phải chế biến thêm khi dùng. Tương tự với Nattou thì trên Thế Giới cũng có những món làm từ đậu nành lên men như tương, chao của Việt Nam, tan-shih hay kan-shih (đậu hũ không muối) của Trung Hoa, Joenkuk-jang và Damsue-jang của Đại Hàn, thuanoa ở Thái Lan, Kinema ở Nepal và Sereh ở Bali. Nhưng chỉ có tại Nhật thì người ta mới sử dụng rộng rãi hình thức lên men của đậu nành này.

    Update: Hiện nay bạn có thể dễ dàng làm natto với gói men bột, không nhất  thiết phải dùng natto tươi gây giống nữa nhé, tiện hơn nếu bạn ở xa TP lớn. Xem chi tiết trong bài dưới đây

    Cách Làm Đậu Tương Natto Đơn Giản Từ Gói Men

     

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan