món ăn bài thuốc ・

Phòng Ngừa Virus Corona COVID-19 Theo Thực Dưỡng

Anh Yu 28 Thg 03

XEM NHANH

    Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, Nhật Bản hiện đang là một trong những nước có số lượng tử vong vì COVID 19 tương đối thấp so với các nước cùng nền nhiệt trên thế giới, mặc dù dân số già. Trong thời gian khoa học tìm câu trả lời, Bếp Thực Dưỡng xin giới thiệu tóm tắt một bảng hướng dẫn cách ăn phòng bệnh theo thực dưỡng truyền thống Nhật Bản từ tác giả Alex Jack; và một số thông tin bổ sung từ Lương Y Núi Xanh ở Huế, Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng cho mình, phòng bệnh hơn chữa bệnh vẫn tốt nhất. Khi có triệu chứng nặng, cần mau chóng liên hệ cơ sở y tế để được chăm sóc. Chúc mọi người bình an, mạnh khỏe!

    Biên soạn từ bài viết DIETARY GUIDELINES TO PREVENT OR CONTROL CORONAVIRUS (Alex Jack)

    Ngũ Cốc Nguyên Cám

    Gạo lứt mềm hoặc kem gạo đặc biệt . Với người tiêu hóa kém, không ngon miệng thì nấu cháo với gia vị muối mè – phổ tai (rang nghiền – tỉ lệ 50/50) và mơ muối ăn 1 tuần vài lần. Ngoài ra có thể thay thế bằng muối mè thường, tía tô rắc cơm, rong biển rang.

    Với người ăn uống bình thường, có thể ăn cơm nắm với mơ muối và rong biển nori tuần vài lần.

    Thỉnh thoảng nấu kê ăn thay gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc khác như: yến mạch, đại mạch, lúa mạch đen trong trường hợp hết gạo và kê.

    Súp Miso

    Ăn hàng ngày, điều chỉnh vị mặn nhạt với tương miso barley (Mugi Miso) hoặc các loại miso lâu năm. Nên nấu súp với rau củ theo mùa, phổ tai hoặc rong biển wakame. Có thể thay đổi thực đơn với súp rau củ và súp các loại đậu, dùng nước tương tamari/ shoyu và muối biển để nêm nếm. Nếu không có miso tươi để nấu thì dùng súp miso ăn liền cũng tạm được.

    Rau Củ

    Một lượng rau củ vừa phải, bao gồm các loại rau lá xanh, rau củ tròn (bí đỏ, bắp cải..) và củ, có thể được dùng hàng ngày nếu thèm ăn và tiêu hóa cho phép. Chúng nên được hấp, luộc, hầm hoặc nấu với các phương pháp nấu nhẹ hơn. Tạm thời, tránh sử dụng dầu.

    Đậu

    Một lượng nhỏ đậu có thể được ăn hàng ngày nếu thèm và tiêu hóa cho phép, đặc biệt là đậu lăng, đậu xanh, xích tiểu đậu và đậu đen. Chỉ sử dụng đậu nành (natto) và chế phẩm đậu nành hữu cơ không biến đổi gen; đậu khác có thể thay thế.

    Rong biển

    Một lượng nhỏ rong nori, wakame và kombu dùng hàng ngày; hiziki hai lần một tuần. 

    Đồ gia vị

    Muối mè rang nghiền theo tỷ lệ 16 mè : 1 muối có thể dùng. Các gia vị khác bao gồm mơ muối umeboshi, tekka, bột rong biển, bột lá tía tô và các loại khác có thể được sử dụng trên cơm cháo, ngũ cốc hoặc các món ăn khác và sẽ rất có lợi cho việc tăng cường sức lực của người bệnh và ngăn ngừa hoặc làm giảm nhiễm trùng. Nhìn chung, chỉ nên dùng khoảng 1 muỗng cà phê gia vị trong bữa ăn. Dùng thêm chút chanh tốt cho gan, đặc biệt là khi ăn thịt cá. Nhưng tránh dùng quá nhiều vì nó có tính axit và sẽ phản tác dụng.

    Dưa muối

    Ăn 1 muỗng canh dưa chua hàng ngày làm tại nhà với nước tương shoyu/ tamari, miso, muối biển, cám gạo hoặc muối kiểu truyền thống khác (không đường, cay, hoặc hóa học). Sauerkraut có thể thay thế. (Việt Nam có món sung, củ cải, gừng, hành tím muối chua với dấm mơ muối, tỏi ngâm tương tamari)

    Cách Làm Nukazuke Dưa Muối Cám Kiểu Nhật Bổ Sung Vi Khuẩn

    Đồ uống

    Kukicha (trà già) và thỉnh thoảng dùng trà lúa mạch barley rang hoặc các loại trà không gây kích thích, không thơm bốc có thể được uống hàng ngày dưới dạng đồ uống chính. Uống khi khát, nhưng khi mất nước hãy uống liên tục hoặc khi cần thiết. Nước suối, nước giếng hoặc nước lọc có thể được sử dụng trong nấu ăn hoặc uống. Tránh nước khoáng và nước cất.

    Gia vị

    Sử dụng muối biển trắng trong nấu ăn và tránh muối biển có màu xám, hồng, vàng hoặc vón cục, vì chúng thường có hàm lượng khoáng chất quá cao. Cũng nên tránh tất cả muối ăn thương mại. Sử dụng shoyu/ tamari (nước tương Nhật tự nhiên không hóa chất) trong nấu ăn; sử dụng tương miso và mơ muối trong chừng mực; tránh các loại lá, bột nồng và gia vị cay.

    Dầu

    Tránh tạm thời, mặc dù một lượng nhỏ dầu mè có thể được quét lên chảo nếu người đó quá suy dinh dưỡng và sụt cân; dầu ô liu hoặc dầu thực vật khác có thể được thay thế cho dầu mè. Tránh dầu dừa và dầu cọ vì chúng là chất béo bão hòa và có thể góp phần gây ra bệnh tim.

    Thức ăn động vật

    Tránh tất cả thức ăn động vật tạm thời vì nó có thể tập trung virus. Trong trường hợp người bị suy dinh dưỡng sụt cân, một lượng nhỏ súp cá thịt trắng có thể được ăn để cung cấp năng lượng. Ăn với một ít chanh hoặc củ cải nghiền nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa.

    Trái cây và nước ép trái cây

    Tránh hoặc giảm tạm thời, nhưng một ít trái cây hầm, đặc biệt là với vị chua nhiều hơn vị ngọt, có thể được dùng trong trường hợp bị căng thẳng hoặc trong thời gian phục hồi sau khi đã loại bỏ vi rút.

    Các loại hạt 

    Tránh các loại hạt tạm thời trừ hạt dẻ; không dùng bơ hạt. Một lượng nhỏ hạt bí hoặc mè (1/2 đến 1 cup mỗi tuần) có thể ăn, lý tưởng là chần hoặc rang khô, và ăn với các loại ngũ cốc hoặc rau. Tránh bơ mè tạm thời.

    Snack, Đồ ngọt và Món tráng miệng

    Về nguyên tắc, tránh hoặc giảm trong thời gian bị bệnh, bao gồm cả chất ngọt tự nhiên. Tuy nhiên, nếu thèm ăn ngọt có thể dùng khoảng 1 muỗng mạch nha. Một lượng nhỏ trái cây nấu chín cũng có thể được dùng, nếu cần thiết, lý tưởng nhất là nấu với sắn dây (cho vào lúc cuối)

    Thức uống và món ăn bài thuốc

    Số lượng và tần suất sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân.

    Sắn Dây Mơ Muối: “Thần Dược” Trong Nhà Bếp

    Trà sắn dây – mơ muối – tamari: 1-2 cốc nhỏ mỗi ngày cho đến khi hồi phục để giúp tăng cường máu và hệ bạch huyết, chống nhiễm trùng và giảm nôn. Nếu không có sắn dây có thể thay bằng trà già cành hoặc nước.

    Shio kombu: một miếng cỡ bao diêm mỗi ngày trong tối đa 10 ngày để tăng cường máu và khôi phục tính linh hoạt cho tim và mạch máu và ngăn ngừa xuất huyết. Đây là món rong biển phổ tai cắt nhỏ ninh tương tamari 3h.

    Một hoặc nhiều điều sau đây cũng có thể được đưa ra tùy thuộc vào các triệu chứng

    Trà xích tiểu đậu để tăng cường thải lọc thận: 1 cốc nhỏ mỗi ngày
    Trà lúa mạch barley để làm mềm da và tạo điều kiện thải độc: 1 cốc nhỏ, 2-3 lần mỗi tuần.
    Trà rau củ ngọt 1 cốc nhỏ mỗi ngày để giảm cảm giác thèm ngọt. (Được làm bằng 4 loại rau ngọt: bí, hành tây, cà rốt và bắp cải nấu trong nước và không có gia vị).

    Trà Rau Củ Ngọt Ổn Định Đường Huyết

    Trà Kombu: 1 cốc nhỏ mỗi ngày để tăng cường làm sạch cho máu, hệ miễn dịch. Đun 1 miếng phổ tai dài 15cm với 1l nước trong 15ph.

    Trà củ cải và nấm đông cô khô: 1-2 lần mỗi tuần hoặc nhiều hơn cho các trường hợp cấp tính để tạo điều kiện thải protein động vật dư thừa, giảm tắc nghẽn và thư giãn.

    Kanten (thạch agar), món Yudofu với cải thảo để làm mát cơ thể và ngăn ngừa nóng nhiệt từ bên trong.
    Củ sen: sử dụng củ sen tươi hoặc khô trong nấu ăn (ví dụ, súp miso hoặc món ăn phụ) để giúp giảm chảy máu bên trong

    Sử dụng các sản phẩm đặc biệt nâng cao hệ miễn dịch bao gồm: Viên Immune Reviver (có nhân sâm – linh chi – đông trùng hạ thảo kết hợp) – Gói Canh Dưỡng Sinh – Cao Mơ Hoài Sơn Plum Ball – Trà Mu 

    21 Tuyệt Chiêu Thực Dưỡng Củng Cố Hệ Miễn Dịch

    Áp dụng bên ngoài

    Đắp cao đậu phụ / cao diệp lục trên đầu, nếu cần, để hạ sốt cao, cách này tốt hơn chườm đá.

    Cách làm: 75% đậu phụ ép nước nghiền – 5% gừng mài – 20% bột mì. Áp trực tiếp lên da trong khoảng 2-3h. Cao diệp lục thay đậu phụ bằng lá bắp cải, lá cải xanh, củ cải..

    Chườm muối rang nóng trên thận, bụng hoặc vùng khác để giảm đau hoặc đau cơ.
    Súc miệng nước muối, dùng bột / kem đánh răng Dentie (Nhật) để vệ sinh khoang miệng

    BỔ SUNG THÊM, THEO LƯƠNG Y NÚI XANH:

    Làm thế nào để đẩy virus ra khỏi cơ thể trước khi nó xâm nhập sâu?

    Lều xông hơi khô tự bung Mộc Miên - 101

    Nguyên lý: thực hiện các biện pháp diệt virus ngay tại những điểm virus có thể xâm nhập sâu vào cơ thể. Các điểm đó là: da, cuống họng và hệ hô hấp.
    Ngoài biện pháp thông thường như khi đi từ bên ngoài về thì ngay lập tức thay khẩu trang, quần áo, rửa tay, tắm rửa bằng xà phòng và súc họng,

    Cách của Lương Y Núi Xanh dựa trên giả định là có thể virus đã tấn công cổ họng của chúng ta và thậm chí có thể đã đi vào khá sâu ở bên trong. Nên cách làm là sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc hiệu quả bằng nguyên lý: TĂNG LƯU THÔNG MÁU, DẪN MÁU ĐẾN CỔ HỌNG và XÔNG ĐỂ ĐẨY TÀ KHÍ (năng lượng có hại từ virus).

    Biện pháp tức thì khi ra ngoài và sau khi về nhà trong mùa dịch. 2 nguyên tắc cơ bản:
    – Luôn giữ cơ thể nóng ấm và CỔ HỌNG/KHOANG MIỆNG ẩm và ấm khi ra ngoài, có thể nói là MỌI LÚC MỌI NƠI, nhất là khi tiếp xúc người ngoài.
    – Thanh tẩy cơ thể khi về nhà bằng combo: đánh gừng/ăn hành/chích/xông. Trong đó XÔNG là bắt buộc. Tìm hiểu thêm tại đây 

     

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan