Rau củ thường được dùng trong bữa ăn hằng ngày. Với thực dưỡng Ohsawa thì có rất nhiều cách chế biến. Bài viết này giới thiệu 4 cách nấu rau củ cơ bản, đơn giản cho mọi người.
CẮT THÁI RAU CỦ
Khí của thực phẩm có thể được tăng cường bởi kiểu nấu. Cắt dọc bảo toàn năng lượng Âm lan tỏa.. Trong khi đó cắt ngang tạo ra năng lượng mạnh mẽ Dương. Cắt xéo làm hài hòa tính âm dương và tạo sự cân bằng cho món ăn hơn. Nhát dao phải tiến tới dứt khoát, trơn tru tự nhiên. Nó cũng phản ánh năng lượng của tâm khi nấu. Đừng “cưa rau củ”, đập dao rầm rầm hoặc nắm dao quá chặt.
4 CÁCH NẤU CƠ BẢN (TRONG NHÓM LUỘC – NẤU)
Luộc là một trong phương pháp cơ bản nhất trong việc nấu rau củ và nên được dùng hàng ngày, ít nhất là một lần. Luộc có thể nhanh có thể lâu, tùy vào năng lượng nhanh/ chậm bạn muốn. Thông thường chỉ cần luộc ít nước khoảng 1- 2 đốt ngón tay, nếu nhiều nguyên liệu hơn cũng chỉ cần cho nước tới phân nửa rau là vừa.
Nếu đi vào chuyên sâu, có 4 kiểu “làm chín” rau củ trong ẩm thực truyền thống Nhật như sau:
Ohitashi
Chần rau trong nước đang sôi khoảng 15-30 giây rồi lấy ra ngay. Rau và củ cắt nhỏ có thể làm theo cách này giữ độ giòn và màu sắc.
Nishime
Kho rau củ miếng lớn với ít nước, lửa nhỏ, nồi dày để nước từ rau củ ra làm chín nó. Năng lượng từ món ăn này mạnh nhưng khá hiền hòa, làm ấm người. Oden (củ cải, trứng, chả cá, rong biển kho trong 1 nồi đất) là một ví dụ cho kiểu nấu này.
Sukiyaki & Nabe
Nấu lẩu tất cả trong 1, thường dùng nồi gang hoặc nồi đất
Nitsuke & Kinpira
Nấu vừa phải không quá nhanh/lâu. Nếu rau củ nhiều nước thì không cần thêm nước khi nấu (củ cải, nấm, rau cải…).
Kinpira là kết hợp giữa xào và nấu, tương tự như om. Cách này thường dùng cho củ như cà rốt, củ sen, ngưu bàng…
Trước tiên củ được thái sợi mỏng và xào sơ với dầu tầm 2-3 phút. Có thể không cần dầu nếu đang trị bệnh. Sau đó cho nước vào xâm xấp hoặc vừa đủ để không cháy. Đậy vung nấu tiếp đến 80% rồi nêm thêm nước tương tamari, sau đó đậy vung nấu tiếp đến khi chín mềm. Nếu còn nhiều nước thì mở vung nấu đến khi cạn. Các loại rong biển như hijiki, arame thường được nấu cách này với củ, đậu phụ, tempeh.
Trong tiếng Nhật, kinpira còn có nghĩa là “những miếng vàng”. Rau củ giữ được độ giòn, ngọt tự nhiên. Món ăn rất giàu năng lượng, đặc biệt tốt cho đường ruột và sinh dục.
Tham khảo công dụng và cách chế biến ngưu bàng:
Các thể loại chế biến khác “bắt cơm” không kém là: chiên, chiên ngập dầu, xào có dầu, xào không dầu, nấu áp suất, hấp cách thủy, nướng lò, nướng than… đã có bài tại mục MÓN ĂN THỰC DƯỠNG
NGHỆ THUẬT GIẤU MUỐI KHI NÊM NẾM
Trong nấu ăn thực dưỡng Ohsawa, muối biển, miso, nước tương tamari và các gia vị khác thường được nêm khi nấu hơn là nêm tại bàn. Tùy vào món mà nêm vào những thời điểm khác nhau. Khi hấp, chần, xào, nướng, nấu áp suất, chiên ngập dầu, đồ nêm thường được cho vào từ đầu. Trong món nitsuke và nishime (kho), một nhúm muối được cho vào từ đầu và phần chủ yếu còn lại, thường là tamari sẽ được nêm vào 3-4 phút trước khi tắt bếp. Đâu gọi là nghệ thuật giấu muối. Trong các món khác, thức nêm được cho vào từ từ trong quá trình nấu.
Kinpira ngưu bàng có thể được dùng để ăn với cơm, cháo, mì rất ngon. Ngoài ra còn có thể làm nhân trong các loại bánh, cho bạn thỏa sức sáng tạo.
Tham khảo công thức làm bánh bao