Như bài trước đã nói tới, GMO được nhận xét là an toàn cho con người và có thể mang lại khá nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên có rất nhiều nhà hoạt động vì môi trường và hòa bình trên thế giới đã lên tiếng phản đối Monsanto và các công ty sản xuất GMO – sinh vật BDG khác. Lý do là vì sao?
A – GEN TRONG GMO BỊ PHÁT TÁN RA MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Gen chống thuốc trừ sâu, trừ cỏ hay virus có thể bị phát tán ra các sinh vật cùng hoặc khác loài. Đây sẽ là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, chả hạn như gen kháng thuốc trừ cỏ mà lại len vào mã gen của cỏ ngoài tự nhiên thì sao!?
Cho tới nay thì nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa có hồi kết, và các nhà khoa học còn đang “chém nhau” choang choảng vì vấn đề này. Tuy nhiên, cả 2 bên đều đồng ý là Một khi gen này đã lọt ra ngoài môi trường tự nhiên thì sẽ KHÔNG THỂ THU HỒI lại được.
B – GEN CÓ THỂ BIẾN THÀNH DỊ SINH
Cho tới nay thì người ta vẫn chưa biết được là việc chèn gen tạo GMO như bây giờ có gây mất ổn định cho cơ thể sinh vạt hay không, có làm tăng nguy cơ tạo ra dị sinh vật hay ko, hay là đoạn gen này sẽ không đổi qua nhiều thế hệ hay không.
C – TƯƠNG TÁC VỚI SINH VẬT TỰ NHIÊN VÀ BẢN ĐỊA
GMO có thể cạnh tranh hoặc lai tạo với các loài hoang dã, đặc biệt như cá nuôi.
Cây trồng BDG có thể là mối nguy lớn đến đa dạng sinh học cây trồng, đặc biệt là nếu chúng được trồng ở nơi sinh ra giống đó.
Cây trồng BDG có thể cạnh tranh và thậm chí là thay thế các loại cây trồng truyền thống và các họ hàng trong tự nhiên mà đã được lai tạo hay tự biến đổi.
VD: Nhờ việc đưa vài loài cây trồng tự nhiên bản địa ở châu Mỹ Latin vào Ireland, thảm họa mốc sương ở khoai tây và cà chua ở đây đã được hồi phục vào những năm 1840.
Ngày nay, những giống địa phương đó thường giúp cải thiện khả năng chống chịu bệnh tật và khí hậu. NẾU chúng bị thay thế bởi cây trồng BDG, những giống cây địa phương có ích này sẽ bị mất đi. Tuy nhiên thì cách lai tạo giống theo cách truyền thống cũng làm tăng nguy cơ mất giống cây địa phương.
D – HẬU QUẢ TỚI CHIM MUÔNG, CÔN TRÙNG VÀ SINH VẬT SỐNG DƯỚI ĐẤT
Không ai biết chắc được tác động của phấn từ cây trồng BDG tới ruột của ong hay tác động của các chuỗi gen biến đổi mới tới nấm, đất và các vi khuẩn dạ cỏ.
Người ta cũng lo ngại là việc sử dụng cây trồng BDG quá rộng rãi sẽ dẫn đến việc các loài sâu hại tiếp xúc với cây trồng BDG sẽ “tiến hóa” trở nên mạnh hơn.
E – PHÁT TÁN GEN GÂY DỊ ỨNG
Các gen gây dị ứng có thể vô tình bị phát tán đến các loài khác, gây ra phản ứng dị ứng nguy hiểm ở người.
VD: 1 gen gây dị ứng ở hạt lạc Brazil đã bị lạc vào 1 giống đậu nành BDG. Nó được phát hiện ra trong quá trình thử nghiệm, và đương nhiên và giống đậu nành này ko được phép đưa ra thị trường.
F – CÁC SP BDG BỊ TRỘN LẪN TRONG CHUỖI THỨC ĂN
Có nhiều sản phẩm BDG chưa được phép lưu hành mà đã xuất hiện trong chuỗi thức ăn cho con người.
VD: Starlink – một loại ngô BDG chỉ được dùng cho động vật lại vô tình xuất hiện trong sản phẩm dành cho con người. Mặc dù lúc đó không có bằng chứng nào chỉ ra rằng ngô Starlink này nguy hiểm cho con người, nhưng FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp) yêu cầu những biện pháp kiểm soát chặt chẽ để tránh trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
G – NGUY CƠ KHÁNG KHÁNG SINH
Đối với SV BDG mà ta đang bàn tới ở đây, 1 mẩu gen kháng kháng sinh sẽ được đưa vào những SV này để “đánh dấu” là quá trình BDG đã thành công.
Nhiều người nghi ngại là những đoạn “gen đánh dấu” này có thể gây ra tình trạng kháng kháng sinh. Vì vậy mà bây giờ mẩu gen này đã được thay thể bởi gen đánh dấu khác để tránh các mối lo về y tế hoặc môi trường.
(Chú thích: ở đây FAO không nói rõ là gen đánh dấu mới là gen gì, như thế nào.)
H – NÔNG DÂN MẤT QUYỀN TIẾP CẬN NGUỒN THỰC VẬT
Những nghiên cứu CN sinh học (để tạo ra GMO) chủ yếu được thực hiện bởi khu vực tư nhân, vậy nên người ta lo ngại là trị trường nông nghiệp sẽ bị thống trị bởi 1 vài công ty “tai to mặt lớn”. Điều này sẽ gây ra tác động tiêu cực với những nhà nông nhỏ lẻ trên toàn thế giới.
Nông dân lo sợ là họ có thể sẽ phải trả tiền cho cây giống BDG (mà thực chất ra được lai tạo từ chính ruộng của họ) bởi sẽ có những công ty giữ bản quyền các “sự kiện” BDG cụ thể (Chú thích 1).
FAO có nói rằng: Hiệp ước quốc tế về nguồn gen di truyền thực phẩm và nông nghiệp công nhận sự đóng góp của nông dân vào việc bảo tồn và sử dụng nguồn gen di truyền thực vật, và nhờ vậy mà có thể cung cấp 1 khuôn khổ quốc tế về việc tiếp cận nguồn gen biến đổi và tạo lập cơ chế chia sẻ lợi ích thu được từ chúng. (nói chung là quyền lợi nông dân vẫn chưa được rõ ràng lắm).
Thực tế: Không chỉ nông dân nhỏ lẻ, mà ngay cả những công ty phát triển giống địa phương cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty tư nhân lớn. Cộng với các đầu tư khác, việc đưa cây trồng BDG vào trồng trọt chưa chắc đã tạo ra lợi ích kinh tế tốt. Điều này đã xảy ra tại Việt Nam vào năm 2016.
I – TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ “TERMININATOR – HỦY DIỆT”
Mặc dù “terminator” vẫn đang được phát triển và chưa được thương mại hóa (thông báo năm 2003), nhưng nếu gen hủy diệt này được áp dụng thì cây trồng có gen này sẽ không thể tạo ra hạt giống cho năm mới -> nông dân phải mua giống cho mùa tiếp theo. Lợi ích của giống gen này là gen biến đổi sẽ không bị phát tán ra môi trường và không tạo ra mối nguy như đã đề cập ở điểm A, B, C.
Thực tế: Đúng là từ năm 1999 thì Monsanto đã cam kết không thương mại hóa công nghệ gen hủy diệt đối với cây trồng thực phẩm.
Suy nghĩ 1 chút với Bếp thực dưỡng: Tuy nhiên, Monsanto chỉ đề cập tới „cây trồng thực phẩm“ – „food crops“. Vậy còn cây trồng để làm thức ăn chăn nuôi và sử dụng trong công nghiệp thì sao? Nếu những cây trồng đó có sử dụng gen hủy diệt thì nguy cơ A, B, C vẫn còn tiềm ẩn.
Thêm vào đó, mặc dù có thể giống cây trồng „hủy diệt“ này không có trong thị trường, nhưng một khi đã sử dụng hạt giống BDG của các công ty hóa chất như Monsanto, thì người dân sẽ không được phép tự tiện giữ lại hạt và trồng hạt giống BDG này cho vụ mùa tiếp theo. Đây là vấn đề về mặt bản quyền và lợi ích kinh tế của các công ty tư nhân như ta đã bàn đến ở điểm H bên trên.
Một mối lợi về kinh tế nữa cho các công ty như Monsanto là thuốc trừ sâu và trừ cỏ. Sau khi đọc bài về GMO đầu tiên và đọc tới đây thì các bạn cũng hiểu là các cây trồng BDG này vẫn cần vài loại thuốc trừ sâu trừ cỏ đặc biệt, và tất nhiên công ty nào sx ra loại cây kháng thuốc nào thì sẽ có thuốc trừ cỏ đó. Mặc dù trong hợp đồng của Monsanto ko yêu cầu nông dân bắt buộc phải mua các loại này, nhưng thực tế là cây trồng BDG của họ sẽ chỉ phù hợp với loại thuốc trừ cỏ hoặc sâu hại đó đó thôi.
Chú thích 1: Cụm từ được sử dụng ở đây là ” specific genetic modification “events””. Sự kiện ở đây có khả năng có nghĩa là mỗi lần Cty tư nhân làm giống BDG gen mới thì người dân sẽ lại phải mua giống mới này?
Bên trên là những nguyên nhân được đưa ra bởi FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp. Còn dưới đây là những nguyên nhân mà Bếp đưa ra để bàn luận cùng mọi người.
A – Quá khứ bất hảo của các công ty sản xuất GMO
Ví dụ điển hình là Monsanto.
Ngoài Monsanto, công ty Dow AgroSciences cũng bị kiện về việc phá hủy sinh thái và đầu độc con người tại Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.
B – Sự mập mờ về thông tin từ các công ty này
GMO Answers: Một website có tên nghe rất kêu và trình bày chuyên nghiệp, giải đáp các câu hỏi về Sinh vật BDG bởi các “chuyên gia độc lập” một cách “tình nguyện”. Thực chất, website này được lập nên bởi The Council for Biotechnology Information (Hội đồng về Thông tin Công nghệ sinh học), thành phần là những công ty sau:
- BASF: Công ty sản xuất hóa học lớn nhất thế giới đến từ Đức có sản xuất đậu nành và ngô BDG. Công ty này có mặt tại Việt Nam từ 1994.
- Bayer: Công ty sản xuất hóa học, dược liệu, khoa học cuộc sống đa quốc gia. Đây chính là cty sản xuất ra aspirin. Ngày nay, Bayer có sản xuất thuốc trừ sâu, công nghệ hạt giống và cây trồng. Cty này cũng có công ty con tên Bayer CropScience Limited ở Ấn Độ phụ trách chủ yếu việc bán sản phẩm tại quốc gia này.
Vào tháng 5/2016, Bayer mở lời mua Monsanto Mỹ với giá 62 tỉ đôla Mỹ. Monsanto từ chối và muố giá cao hơn. Vào tháng 9/2016, Monsanto đã đồng ý bán công ty với giá 66 tỉ đôla Mỹ cho Bayer. Cho tới nay, 2 công ty vẫn đang trong tiến trình sát nhập.
- Dow AgroSciences: Công ty con của Công ty hóa học Dow, Mỹ. Chính công ty này cũng góp phần trong chiến tranh của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam. Công ty này ký hợp đồng với chính phủ Mỹ để sản xuất hợp chất napan B, sau này được dùng làm bom napan trong Chiến tranh Việt Nam tới tận năm 1973.
Dow AgroSciences nghiên cứu và sản xuất ra nhiều sinh vật BDG như: ngô, khoai, giống gạo vàng, đậu nành kháng thuốc trừ cỏ Roundup, cà chua, cotton, …
- DuPont: Một trong 4 công ty hóa học lớn nhất thế giới. Từ năm 2000 đến nay, công ty Mỹ này đã nghiên cứu và sản xuất, bán ra nhiều hạt BDG và hạt giống lai có được sử dụng làm thực phẩm.
Công ty này có sản phẩm ngô kháng thuốc trừ cỏ Roundup.DuPont có tiền án tiền sự khá dày trong việc “làm bẩn” môi trường: DuPont đứng thứ 4 tại Mỹ làm ô nhiễm không khí. Từ năm 2007 đến 2014, có 34 vụ tai nạn xảy ra tại các nhà máy của DuPont tại Mỹ, với ít nhất 8 người thiệt mạng. DuPont còn là thành viên trong nhóm Global Climate Coalition chủ trương chống đối lại việc hành động vì biến đổi khí hậu.
- Syngenta: Công ty con của ChemChina Trung Quốc chuyên về công nghệ sinh học – công ty sản xuất hóa học nông nghiệp lớn mạnh nhất châu Âu. Công ty này trước là của Thụy Sĩ, hiện nay đã được mua lại bởi ChemChina – một công ty nhà nước tại Trung Quốc với giá 43 tỉ đôla Mỹ.
Sản phẩm của Syngenta: thuốc trừ cỏ, trừ nấm, trừ sâu, đậu nành, ngô BDG và giống lai. Nhiều loại hạt ngô BDG được sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
Ủy ban Châu âu đã cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu Cruiser của Syngenta trên ruộng thụ phấn bởi ong. Syngenta và Bayer hiện đang kháng án.
- Monsanto: Công ty này thì khỏi nói nha. Trong tương lai Monsanto sẽ được xuất hiện dưới cái tên Bayer. Hiện nay Monsanto có mặt ở Việt Nam dưới cái tên “Dekalb”, có mặt ở cả Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Với những người bảo trợ như trên, liệu website GMO Answers có thực sự mang lại thông tin công bằng và chính xác?
C – Vụ tự tử hàng loạt của nhiều nông dân ở Ấn Độ
Từ năm 2002 khi cotton BDG được giới thiệu ở Ấn Độ, Monsanto đã bị chỉ trích và bị coi là nguyên nhân cho 290,000 vụ tự tử của nông dân trồng cotton BDG, hay còn gọi là cotton Bt tại nước này, vì vụ mùa cotton không được tốt như nông dân mong muốn.
Phóng sự về nông dân trồng cotton CDG (cotton Bt) tại Ấn Độ (tiếng Anh)
Tuy nhiên, cũng có nhiều minh chứng về con số chỉ ra rằng lượng nông dân tự tử ở Ấn Độ trước và sau khi có cotton BDG không thay đổi mấy. Số nông dân tự tử ở đây cũng chỉ ngang bằng ở Pháp và Scotland.
Nhưng khi nhìn vào thực tế như vậy, thì lập luận như bài trước có nói rằng: giống cây BDG có thể làm giảm thiểu vụ mùa thất bát -> mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân là chưa chính xác. Vì chúng ta chưa thấy tác động tốt về mặt kinh tế cho nông dân ở Ấn Độ.
Nói chung, về vụ lùm xùm giữa Monsanto với nông dân Ấn Độ có thể dính tới lý do chính trị và các yếu tố khác (như loại cotton Bt không phù hợp với thổ nhưỡng Ấn Độ chẳng hạn) nên ta không bàn tiếp ở đây. Chúng ta có thể đọc thêm bài này của Tuổi Trẻ để hiểu rõ hơn.
Trong tương lai, WHO có nói rằng ngoài thực vật BDG thì sẽ có thể có thêm vi sinh vật BDG và động vật BDG trên thị trường. Thực tế thì hiện nay đã có giống cá hồi BDG ở ngoài thị trường thực phẩm cho con người (xem cá hồi AquAdvantage).
Thực phẩm ta ăn có phải hữu cơ 100%?
Tuy rằng thực phẩm hữu cơ đã được dán nhãn như của USDA đều không được phép sử dụng và có tiếp xúc với bất kỳ sản phẩm liên quan đến sinh vật BDG, ngay cả USDA cũng có nói rằng không có mức độ cụ thể nào đối với sinh vật BDG trong các quy định hữu cơ của họ.
Vậy nên nếu như trong thành phần sản phẩm hữu cơ chứng nhận USDA có tìm thấy được dấu vết của thực phẩm hay sinh vật BDG (do trong quá trình nuôi trồng, sản xuất vô tình SV BDG bay vào bên sản phẩm hữu cơ) thì sản phẩm ấy cũng không vi phạm luật của USDA.
KẾT LUẬN
Nói chung là cây trồng BDG vẫn sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, và cũng không phải là giống địa phương, vậy nên Bếp thực dưỡng vẫn sẽ không xài hehe. Tìm đồ địa phương mà ăn ở đây nè, hay ra ngoài chợ với mẹ với bà nhiều vào, và năng nói chuyện với mấy cô bán hàng là sẽ biết các cô trồng đồ gì đồ gì thôi.
TRÁNH GMO DƯ NÀO BÂY GIỜ?
Rất tiếc là bằng mắt thường thì khó mà phát hiện được đâu là trái BDG, đâu là không.
Các loại cây trồng BDG: đậu tương, đậu nành edamame, gạo, ngô, hạt cải dầu, cotton, củ cải đường, cây linh thảo, đu đủ là những loại đã có cây BDG.
Ở Việt Nam từ năm 2015 đã cho trồng thử ngô, đậu tương và cây bông (cotton).
Nên tránh: bơ thực vật (do có dầu hạt cotton có thể là BDG); chất làm ngọt nhân tạo Aspartame được làm từ vi khuẩn BDG; dứa Hawaii (100% BDG); cá hồi nuôi. Nếu có ăn thịt bò thì sử dụng bò ăn cỏ và có ghi nhãn “rBGH/rBST Free”, vì giờ có nhiều trang trại cho bò ăn cây linh thảo BDG (Alfalfa) và các ngũ cốc BDG khác.
Ngoài ra thì các thành phần trong thức ăn sau cũng nên tránh do được sản xuất từ vi sinh vật BDG: amino acids (dạng tổng hợp), aspartame, ascorbic acid (vitamin C tổng hợp), sodium ascorbate, citric acid, sodium citrate, ethanol, hương vị thiên nhiên và nhân tạo, xi rô ngô fructose cao, proterin thực vật thủy phân, lactic acid, maltodextrins, molasses, monosodium glutamate, sucrose, protein thực vật kết cấu, xantham gum, vitamin, và các sản phẩm men. Cái whey mà các bạn hay uống súc súc lắc lắc protein khi tập gym cũng khả năng là nhiều BDG.
Cẩn thận với những cái tên: Dekalb, Monsanto, Syngenta, ChemChina, DuPont, Dow AgroSciences, BASF, Bayer.
Tránh ăn đồ ăn, thức uống sẵn, nhanh. Cơm nhà là nhất!
Đọc thêm bài của Tuổi trẻ về sự trở lại của Monsanto ở Việt Nam.
Nguồn: WHO ; FAO ; USDA ; RT ; RT ; Daily Mail ; Monsanto ; Monsanto ; The Farmer’s Life, Tuổi Trẻ ; Báo Mới ; Dân Trí.