Trong những năm đầu của Thực dưỡng, người ta hay bắt gặp hình ảnh giáo viên dạy Thực dưỡng hút thuốc trong khi giảng bài. George Ohsawa thậm chí còn rất thích whiskey, và học trò lứa đầu của ông cũng học tập theo thói quen này. Tuy nhiên, có phải những họ làm cũng là đúng, và ta cũng nên theo hay không? Thuốc lá, cồn và cafein ngày nay được biết đến như những chất xấu cho sức khỏe. Lí do vì sao, mời các chư vị đọc tiếp 😀
Thuốc lá, Cồn và Cafein
Trong những năm đầu Thực dưỡng mới phát triển, nhiều cây đại thụ Thực dưỡng xài khá nhiều thuốc lá, cồn và cafein. Ví dụ điển hình như George Ohsawa. Ông thường hút thuốc lá, hút tẩu và cực thích whiskey.
Đây là một điều khá lạ lùng khi thời đó thuốc lá lại được coi là tốt cho sức khỏe. Cho tới nay thì bất chấp nhiều nỗ lực bóp méo thông tin của nền công nghiệp thuốc lá, thì tác hại của thuốc lá gần như được cả thế giới công nhận.
Thời đó, có những người Thực dưỡng cho rằng việc hút thuốc làm cân bằng tính Âm trong phổi. Ngày nay thì bất cứ ai có ý định nói rằng thuốc lá tốt thì thể nào người đó cũng bị dìm cho bẹp ruột.
Herman Aihara hồi trước cũng vừa giảng bài về Thực dưỡng vừa hút thuốc lá. Nhưng rồi ông bỏ thuốc vì không muốn con gái học theo thói quen này. Vậy là đủ hiểu hút thuốc tốt hay không, phải không?
Mối liên hệ với người Nhật Bản
Từ những năm 19070 đến giữa những năm 1980, doanh nhân nam Nhật Bản thường tiêu thụ lượng lớn cồn và nôn ọe mọi nơi trên phố. Hành vi này không những được cả xã hội chịu đựng, mà lại còn được coi là biểu tượng của thành tích. Một trong những nguyên nhân khiến người Nhật (chủ yếu nam giới) uống nhiều rượu là do áp lực xã hội. Lấy rượu giải khuây thì không phải mỗi người Nhật, nhưng ở Nhật, xã hội dường như chấp nhận hơn, thậm chí khuyến khích việc uống nhiều cồn.
Về nguyên lý năng lượng trong Thực dưỡng thì Cồn và Muối đối nghịch nhau. Đường và muối cũng vậy. Điều này lí giải vì sao người nào thích ăn mặn và sống ở nơi mặn mòi (gần biển chả hạn) thì lại thích rượu nhiều hơn bình thường. Chế độ ăn uống của người Nhật chứa nhiều muối và ta có thể thấy vị trí địa lý cực gần biển của Nhật Bản. Khi những công thức nấu ăn thực dưỡng được đưa về Mỹ, người ta phải thay đổi chúng đi để phù hợp hơn với khẩu vị ít mặn hơn của người Mỹ, đặc biệt là đối với những người có nguồn gốc châu Âu.
Áp lực xã hội cũng là lí do khiến nam giới Nhật Bản uống nhiều rượu như vậy. Họ luôn phải đối diện với áp lực phải cống hiến nhiều hơn nữa cho gia đình, công ty, xã hội. Ngoài việc tiếp khách, áp lực trong công việc cũng làm nam giới Nhật uống rượu nhiều hơn.
Từ những năm 1940 đến những năm 1950, hút thuốc lá được coi là điều rất hiển nhiên và bình thường. Thậm chí trong những năm 1960, có cả bác sĩ quảng cáo cho 1 nhãn thuốc lá trong một vài tờ tạp chí ở Mỹ. Vì những lí do trên mà hút thuốc và uống rượu dần dà đi vào tiềm thức của những nhà Thực dưỡng tại Nhật thời ấy. Lứa học trò đầu tiên của Ohsawa hấp thu tất cả những thói quen từ sư phụ của họ, đặc biệt là những thói quen được nền văn hóa địa phương khuyến khích. Vậy nên mà lứa học trò này đã mang theo cả những thói quen kia tới Mỹ và những nơi khác trên thế giới.
Cà phê và Cafein
Có khá nhiều ý kiến trái chiều về tác động của cafein tới sức khỏe. Có những người nói rằng cafein không gây hại cho cơ thể, và thậm chí là còn mang lại tác động tốt cho sức khỏe. Cũng có những người nêu ra tác động cực kỳ có hại của cafein tới cơ thể. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng cafein lâu dài mang lại tác động xấu đối với sức khỏe.
Cafein không có giá trị dinh dưỡng nào. Y học cổ truyền Trung Quốc có đưa ra lý thuyết rằng cafein có thể chuyển hóa năng lượng dự trữ thành năng lượng hoạt động – một dạng như kiểu mình rút tiền tiết kiệm và không để lại tiền gửi trong ngân hàng vậy. Mọi chuyện đều ổn nếu như bạn còn số dư Dương trong tài khoản tiết kiệm. Cũng theo Y học cổ truyền Trung Quốc, cafein chuyển đổi năng lượng dự trữ trong thận thành năng lượng hoạt động. Nếu việc này diễn ra 1 thời gian dài, thì ngân hàng năng lượng của chúng ta sẽ bị Âm, tức là thận sẽ hoạt động kém hiệu quả. Việc cafein tốt hay xấu tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Đối với người nghiện cafe, nếu họ dừng việc uống cafe lại thì thể nào cũng bị đau đầu và mệt mỏi.
Cafein, thuốc lá và rượu có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mỗi loại này đều có khả năng thay đổi tình trạng năng lượng tức thời của con người một cách nhanh chóng. Vì vậy mà ta hay dùng chúng để thay đổi, hay thực chất là để che đậy tình trạng năng lượng thực sự của ta. Với người hay bị áp lực trong cuộc sống và biết khả năng “thần kỳ” của những thứ này, thì họ không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của chúng. Dù rằng tác dụng của chúng chỉ mang tính chất tức thời, nó cũng làm cho họ như trở thành 1 con người khác với nguồn năng lượng dồi dào.
Thường thì những người có thói quen liên quan đến cafe, thuốc lá hay rượu ngay từ trẻ đã cố gắng làm điều gì đó quá sức mình. Tranh đấu quá nhiều làm cơ thể mệt mỏi và đẩy chúng ta vào những thói quen không tốt cho cơ thể.
“Giá mà mình có thể làm việc thêm được 1 tí, mình sẽ giỏi hơn, sẽ thành công hơn như mình mong muốn”, đó là điều mà ai cũng có thể nghĩ đến. Đơn giản thôi, vì đó là bản chất ham muốn của con người.
Nhưng một khi ta đã đâm lao rồi thì khó mà quay đầu lại. Vì thế mà trong cuộc đời của ta, ở bất kỳ giai đoạn nào, thì ta cũng muốn tìm 1 thứ gì đó khiến mình tiếp tục làm, thức, và làm. Cafein thực sự có thể cung cấp được lực đẩy này. Còn nếu bạn muốn có năng lượng và trông kul ngầu? Hút điếu thuốc lá thôi! Làm thế nào mà người ta có thể thư giãn được sau khi đã nghiện những thứ này nhỉ? Lại một lần nữa, do được xã hội hiền hòa chấp nhận, để thư giãn, ta lại cầm lên 1 ly rượu.
Thực ra như thế này thì cân bằng năng lượng cũng có đấy, nhưng là sự cân bằng bao gồm việc thay đổi năng lượng liên tục. Sự trao đổi năng lượng từ cực này sang cực khác lâu dần sẽ dẫn đến việc cạn kiệt năng lượng. Sau mỗi lần hấp thụ cafein, nicotin hay cồn thì cơ thể lại gào thét đòi tích góp ngân hàng năng lượng dự trữ để khôi phục cân bằng, dẫn đến việc ăn nhiều hơn. Về lâu về dài, lối sống này sẽ làm cơ thể suy kiệt.
Vì vậy mà đừng nhìn vào Ohsawa khi xưa hút thuốc, uống whiskey mà nghĩ rằng mình cũng có thể làm vậy!!!
Nô nô, không tốt đâu nha!
Nguồn: “MACROBIOTICS REVISITED: A Review of Macrobiotic Theory and Practice”
bởi Bob Ligon từ George Ohsawa Macrobiotic Foundation (Chico, California)