Thực Dưỡng ・ Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Hiểu Thêm Về Tính Âm Dương Trong Thực Phẩm

Anh Yu 19 Thg 06

XEM NHANH

    Nguyên lý Âm Dương là một góc nhìn khoa học có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống đã được BTD đề cập nhiều trước đây. Bài viết này thêm một lần nữa, đi sâu vào những cách thức nhìn đời, nhìn thức ăn qua “con mắt Âm Dương” vô cùng kì diệu 🙂

    gatloc universe

    Đây chính là chiếc la bàn định hướng của chúng ta. Nó chỉ cho chúng ta hướng đi của cuộc đời cũng giống như cách thức mà chiếc la bàn chỉ hướng Bắc-Nam,chỉ ra phương hướng về địa lý. Nguyên tắc Âm- Dương “thống nhất” là một công cụ hữu dụng của chúng ta. Nó có thể giúp ta tìm thấy vị trí của mình trong vũ trụ bao la và nó cũng có thể dẫn chúng ta tới với sức khoẻ và hạnh phúc, bằng cách cho ta khả năng phân tích thực phẩm chúng ta ăn và ảnh hưởng của chúng lên cơ thể và trí não chúng ta. Mọi thứ đều có thể được phân tích thành Âm và Dương – và nó thực sự chỉ là một cách nói khác rằng mọi thứ trong thế giới không ngừng thay đổi này, đều có quan hệ với nhau. Thí dụ, ta hãy nghĩ về màu sắc. Toàn bộ vũ trụ là một từ trường của những biến động Âm và Dương dao động không ngừng, do vậy chúng sản sinh ra sóng điện từ. Một số sóng này có thể cảm nhận được bởi hệ thống thần kinh của chúng ta, và được diễn dịch bởi não bộ của chúng ta, thành cái mà chúng ta gọi là “quang phổ màu”:

    Âm-> Dương: Tia tử ngoại, tím, chàm, xanh lơ, xanh lục, vàng, nâu, da cam, đỏ, tia hồng ngoại

    Chúng ta coi lực ly tâm (dãn nở) và hướng tâm (co lại) như là hai động lực đầu tiên biểu hiện cho thế giới tương đối, chúng tạo ra tất cả những hiện tượng khác. Chúng ta gọi chúng là “Âm” và “Dương”; tách riêng – mặc dù bất kỳ hai từ nào khác thể hiện sự đối lập (thu hút) rõ ràng cũng có thể được dùng tương đương. Bằng cách quan sát theo logic hay trực giác, chúng ta có thể sắp xếp hai loại như sau:

    *Dương: thời gian, hoạt động, bên trong, nam giới, động vật v.v…
    *Âm : không gian, nghỉ ngơi, bên ngoài, nữ giới, thực vật, v.v…

    Màu đỏ cho chúng ta cảm giác ấm áp và sự kích động (hoạt động) do vậy ta gọi là “Dương”. Màu tím cho ta cảm giác mát mẻ và sự yên bình (nghỉ ngơi), do vậy ta gọi là Âm. Tuy nhiên Âm, Dương cũng chỉ là cách phân chia tương đối mà thôi; thí dụ màu xanh lơ là Âm khi đem so sánh với xanh lục và là Dương khi so sánh với màu tím. Thế giới thực vật được đặc trưng bằng màu xanh (do nhận biết của ta về diệp lục tố) và thế giới động vật là màu đỏ (màu của hồng huyết cầu). Về sinh lý học, con người được thể hiện bằng phổ màu chuyển dịch từ màu đỏ đến vàng.

    Con người là động vật mang Dương tính và đó là một lý do tại sao chúng ta rất dễ bị thức ăn âm tính cuốn hút – đặc biệt khi ta ăn nhiều thức ăn Dương tính – bởi lẽ, Dương hút Âm (và Âm hút Dương).

    Bảng kê dưới đây là bảng sắp xếp tương đối phổ âm dương của các thực phẩm và bảng màu tương ứng của quang phổ, được dùng đại diện để nói về các thực phẩm này. Bảng này không phải là sự phân chia rành mạch giữa Âm và Dương mà có những ngoại lệ, thí dụ có một số thực phẩm nằm trong nhóm âm tính hơn thì lại Dương hơn một loại khác nằm trong nhóm Dương tính hơn. Thí dụ củ Ngưu bàng là một loại rau trồng cạn, thuộc nhóm thực phẩm âm tính và âm hơn nhóm đậu quả; nhưng đậu nành lại Âm hơn Ngưu bàng rất nhiều, vì thế đậu nành là loại đậu quả rất Âm, còn Ngưu bàng là loại rau trồng cạn rất Dương.

    (Âm)—> Chất gây nghiện tổng hợp – Chất gây nghiện tự nhiên (rượu…) – Đường – Dầu ăn – Men – Mật ong – Quả – Nước – Hạt – Rong biển – Rau trồng cạn – Đậu quả – Hạt ngũ cốc – Động vật giáp xác (tôm, cua, hến, ốc…) – Miso – Cá – Tamari – Muối thô -Thịt gia cầm – Thịt gia súc – Trứng – Muối tinh –> (Dương)

    (Sản phẩm sữa rất khó phân loại, bởi vì một số thứ (như sữa dê, pho-mát dê, pho mát Roquefort, pho mát Edam) rất Dương (Dương như Miso) và những thứ khác (như Kem, sữa chua) lại rất Âm (Âm như mật ong). Sữa bò, Phô-ma, Bơ nằm ở khoảng giữa. Các đồ uống có độ cồn, hầu hết rất Âm (nằm ở giữa dầu ăn và đường), tuy nhiên có một số đồ uống (rượu ủ lên men tự nhiên, bia) cũng mang Âm tính như các loại quả. Rượu có tác dụng nhanh hơn đường, nhưng hầu hết các trường hợp, tác dụng mất đi trong vòng 1-2 ngày. Nói chung, tác dụng của đường kéo dài trong khoảng một tuần lễ – không kể những trường hợp các ảnh hưởng là không đáng chú ý lắm và có thể kéo dài lâu hơn.

    Mặc dầu sự dao động về phổ của con người thường chạy từ vàng đến đỏ, chúng ta có thể duy trì trạng thái cân bằng dù có ăn một số thực phẩm “Xanh lục” (Những loại quả cho tới rau xanh trồng cạn)  nếu như ta không ăn chúng thường xuyên hay ăn chúng với số lượng lớn. Cũng cách xem xét như vậy, mọi thứ Dương hơn muối thô, mặc dầu nhìn chung là không có hại, nếu chỉ thỉnh thoảng mới ăn, phụ thuộc vào những nguyên nhân riêng và rất nhiều yếu tố môi trường thay đổi liên tục, đều không có lợi cho sức khoẻ nếu đem dùng như thực phẩm hàng ngày. Đương nhiên mọi thứ Âm hơn dầu ăn nằm trong bảng nêu trên, đều nên hết sức tránh xa – đặc biệt là các thứ chất gây nghiện tổng hợp.

    yin yang more thumb

    Thật là thú vị vì những ý nêu trên đều dựa trên, rất phù hợp với hai nguyên tắc đầu tiên  (Sinh thái học và tính kinh tế trong cuộc sống). Thậm chí thứ có vẻ xuất hiện như một trường hợp ngoại lệ (chất gây nghiện tự nhiên) thực ra lại không phải vì trong vùng khí hậu của chúng ta có rất ít chất gây nghiện tự nhiên. Hầu hết thuốc được sử dụng đều là thuốc tổng hợp được nhập khẩu, hoặc được trồng từ những vùng nhiệt đới khí hậu nóng hơn nhiều. Nhập khẩu là trái với nguyên tắc về sinh thái học (dùng thực phẩm địa phương) và việc chiết ghép cũng thế. Ép một cái cây thay đổi môi trường sinh sống quá nhanh là rất trái tự nhiên. Nói chung phải mất hàng trăm năm trước khi có một cái cây từ vùng nhiệt đới có thể thích nghi với vùng ôn đới – nếu nó buộc phải làm như thế. Đây là một lý do giải thích vì sao thuốc đưa tới trồng tại địa phương có tác dụng kém hơn hẳn những thuốc được nhập trực tiếp từ nước sản xuất gốc.

    Về mặt tinh thần, thực phẩm Âm có xu hướng dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ âm tính (sợ sệt, v.v…); Thực phẩm Dương dẫn tới xúc cảm và suy nghĩ Dương tính (hận thù, v.v…); và sự quân bình âm dương tốt đẹp thì đưa ta tới với sự hài hoà và êm ả. Vậy làm thế nào để có thể duy trì được một khuôn mẫu quân bình cho việc ăn uống ? Ở hầu hết các nơi, trừ vùng hàn đới khí hậu rất giá lạnh – nơi thực phẩm chủ yếu là thịt và cá (Dương tính); ngũ cốc và rau củ nên là thức ăn chủ yếu, bởi vì chúng ở gần nhất với mức cân bằng của sức khoẻ con người. Nếu ta ăn cá ở đây thì chúng ta cần phải ăn nhiều rau sống hay thậm chí cả trái cây để cân bằng. Trừ trường hợp ở vùng khí hậu cực lạnh, chúng ta cố gắng tránh xa thịt, vì thịt quá Dương, ta cần phải ăn nhiều hoa quả hoặc thậm chí phải ăn cả mật ong đễ giữ cân bằng. Cần tránh ăn với số lượng lớn thực phẩm không nằm trong khoảng giữa bảng nêu trên. Đường cực kỳ Âm đến nỗi không thể cân bằng được, nhưng mật ong (loại tự nhiên không qua chế biến) hầu hết mọi người thi thoảng đều có thể dùng mà không có hại, đặc biệt là khi thời tiết ấm áp. Một thìa cà-phê mật ong ít Âm hơn 5 hay 6 trái táo. Ghi nhớ rằng lượng làm thay đổi chất. Một khối lượng lớn, so với một lượng nhỏ cùng loại thì âm hơn.

    YinYangFood

    Ở vùng nhiệt đới hoặc về mùa hè ở vùng ôn đới, ta dùng ít muối, cá, hạt ngũ cốc hơn; nhưng lại cần nhiều nước, hạt, trái cây, hoa quả hơn. Đến giờ có còn điều gì là không minh bạch không, nếu nói rằng “ăn kiêng Thực dưỡng” theo quy tắc đặt sẵn là sai lầm?

    Nếu chúng ta muốn phân tích thực phẩm theo Âm Dương, chúng ta cần cân nhắc nhiều yếu tố:

    Khí hậu (nóng – Dương, sản sinh ra thực phẩm Âm; Nếu ăn chúng thì chúng ta trở nên Âm hơn, đó là cách thích nghi)

    Hướng và vị trí phát triển của cây (mọc thẳng, nhô khỏi mặt đất là Âm)

    Tốc độ phát triển (nhanh là Âm)

    Mật độ (lớn hơn là Dương)

    Hình dạng (tròn, gọn, nhỏ là Dương)

    Thành phần hoá chất (sodium, Magnesium, Carbon, Hydrogen là Dương; hầu hết chất khác là Âm) v…v…

    Thời gian, nhiệt độ, áp suất và muối là yếu tố Dương hóa; chúng đều nâng phổ màu của thực phẩm về hướng màu đỏ. Bằng cách sử dụng chúng, chúng ta có thể ăn một số thực phẩm khá Âm mà vẫn giữ được sự quân bình tốt đẹp. Và bằng cách dùng những yếu tố ít Dương và những yếu tố Âm hơn (gia vị, nước, trái cây v.v…). Ta cũng có thể ăn một chút thực phẩm khá Dương. Nấu ăn theo phương pháp Thực dưỡng là một kỹ thuật, cho phép ta thưởng thức được cả hương vị lẫn vẻ đẹp của thức ăn, cũng như hiệu quả tốt đẹp của chúng lên cơ thể và tâm trí.

    Quân bình Âm-Dương là mục tiêu và là định hướng của chúng ta. Vì hầu hết chúng ta đều mất quân bình và nghiêng về phía Âm (mặc dầu ta vẫn có thể quá Dương theo cách nào đó); nên chúng ta đang cố để làm sao trở nên Dương hơn; nhưng để làm được như vậy đôi khi ta phải đi theo con đường vòng: “Lùi một bước để tiến 2 bước!”

    “Giới hạn. Thành công. Giới hạn khó chịu nào không bị sự kiên nhẫn biến đổi” (Kinh Dịch)

    Làm theo những chỉ dẫn rất rộng rãi này sẽ dẫn ta đến thành công. Phân tích kỹ lưỡng từng miếng nhai trong miệng, hoặc giới hạn kiểu mẫu ăn uống quá nghiêm ngặt sẽ gây tác dụng đảo ngược (sự rối loạn – “việc chè chén lu bù”- sự mất cân bằng). Nếu bạn vẫn đang ăn thịt, hoặc đường, hoặc (đặc biệt) dùng ma túy đã 5 năm qua hay hơn nữa, thì chỉ đơn giản bằng cách ăn các thực phẩm toàn phần, được nuôi trồng tại vùng bạn sinh sống; theo bảng thực phẩm nêu trên, giới hạn đi từ dầu ăn đến muối thô – sức khoẻ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để thưởng thức những bữa ăn kiêng đa dạng và thư dãn – nó chẳng những có lợi cho việc duy trì chế độ ăn cân bằng của bạn, mà còn giúp cho cơ thể và trí não của bạn điều chỉnh dần dần tới những thay đổi mà chúng sẽ vượt qua.

    Bài viết này là 1 chương trong cuốn sách 7 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA THỰC DƯỠNG rất cần thiết cho những người mới biết và “tò mò” với thực dưỡng, xin tri ân các tiền bối 🙂

    10313571 690512177682617 3229534018593500452 n

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan