Táo bón xảy ra khi ta đi tiêu không thường xuyên, phân rắn cứng hoặc rặn nhiều trong lúc đi tiêu. Có nhiều nguyên nhân gây ra táo bón. Chế độ ăn không đủ chất xơ, ăn uống khô, ít món lỏng, lười tập thể dục là những nguyên nhân phổ biến nhất. Các bệnh như suy thận, ung thư đại tràng, trầm cảm, suy giáp cũng có thể gây ra táo bón. Táo bón có thể gây thêm khó khăn và bất lợi cho các bệnh trĩ, viêm ruột thừa, chứng thoát vị (sa ruột) gây hôi miệng, mất ngủ hay béo phì.
Bạn sẽ rất dễ bị táo bón nếu mắc phải những bệnh cần nghỉ ngơi nằm trên giường, ít vận động, căng thẳng từ nhiều nguyên nhân. Ngay cả uống một số loại thuốc cũng gây táo bón.
Dưới góc nhìn thực dưỡng, táo bón cũng có nguyên nhân từ nguyên lý âm dương trong cơ thể. Táo bón dương là do ăn quá nhiều thịt động vật nhưng ít chất xơ trong khẩu phần. Chất xơ làm tăng lượng khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn và xác định độ lớn của phân, làm cho phân dễ di chuyển qua hậu môn. Những thực phẩm dương làm hậu môn có xu hướng co lại và cản trở “lối thoát” cho phân (phân như phân dê). Còn Táo bón âm gây ra do ăn quá nhiều thức ăn âm như thực phẩm có chứa nhiều đường, ăn nhiều trái cây hay sử dụng các thức uống có cồn. Trong trường hợp này hậu môn mở hết cỡ, nhu động lại kém làm cho chất thải được giải thoát không đúng cách (phân lỏng)
Một số cách áp dụng cho cả 2 loại táo bón:
Táo bón dương
Lúc dạ dày còn rỗng, uống ⅓ – ½ cup nước cải chua hoặc nước từ dưa chuột ngâm chua tự nhiên (natural dill pickle). Nên sử dụng nước ngâm từ đồ chua tự nhiên, sạch và chất lượng. Bên cạnh đó, massage dạ dày cũng rất hiệu quả.
Dưa cải chua (Sour Cabbage): dùng cho những người rối loạn dương và những chứng liên quan đến đường ruột. Để làm dưa cải chua, cần chuẩn bị 2 bắp cải vừa (loại organic là tốt nhất), 2 muỗng canh muối biển và 5 lá quế (bay leaf). Cách làm: Chẻ tư bắp cải rửa sạch và để héo trong nửa ngày. Bỏ lõi bắp cải (có thể nấu súp), cắt càng mỏng càng tốt. Cho 2 nắm cải vào trộn đều nhẹ cùng 1 muỗng muối đến khi cải mềm. Đặt từng lớp cải vừa trộn vào hộp làm cải chua với vài lá quế. Lập lại 2 bước trên đến khi đầy hộp cải. Ép cải trong vài ngày hoặc đến khi lên men trắng. Bảo quản cải chua trong hộp thủy tinh và để tủ lạnh từ 5-7 tuần.
Món khác công hiệu tương đương: Dưa muối cám
Massage dạ dày: có hiệu quả trong việc làm giảm táo bón và đau cơ, và để loại bỏ những phân tích tụ lâu ngày. Những người quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của việc thay đổi thói quen ăn kiêng có thể thực hiện việc massage này mỗi buổi sáng.
Để bắt đầu, bạn cần nằm ra và đặt lưng ở một vị trí thoải mái với lòng bàn chân đặt trên mặt phẳng nằm cách mông khoảng nửa mét. Có bốn phần cho bài tập này:
Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm của dạ dày dưới lồng xương sườn, đặt bàng tay như hình, nhấn đầu ngón tay xuống khi bạn thở ra. Hít vào, di chuyển ngón tay xuống 2,5cm, và tiếp tục nhấn vào khi thở. Lập lại theo cách này di chuyển tay dọc theo bụng, bỏ qua phần rốn, cho đến khi tay đến xương chậu. Sẽ có từ 5 đến 6 điểm, trong đó mỗi lần nhấn sâu khoảng 2,5cm.
Bước 2: Giữ tay trái giống bước 1 và giữ cổ tay trái bằng tay phải. Bắt đầu từ l2: 00, đẩy vào từ từ cho đến khi đầu ngón tay chạm vào da. Di chuyển theo chiều kim đồng hồ xuống phía bên trái của cơ thể cho đến khi bạn đạt đến 6:00. Sau đó, đảo ngược tay để bàn tay trái nắm chặt tay phải và đẩy xuống bên trái cơ thể theo chiều ngược chiều kim đồng hồ, di chuyển từ 12:00 đến 6:00. Lặp lại cho tổng cộng 3 lần trong mỗi hướng.
Bước 3: Tiếp theo, đặt cổ tay phải ngay dưới lồng xương sườn vào khoảng 10:30. Đẩy vào trong khi di chuyển cổ tay phải sang phía dưới bên trái của vòng tròn (4:30). Sau đó, kéo phần da trong khi đẩy các ngón tay quay lại vị trí ban đầu (10:30).Lặp lại 10 lần, đẩy cổ tay và kéo. Thay đổi sang trái và đẩy xuống với cổ tay trái 10 lần như trên từ 1:30 đến 7:30 và trở lại.
Bước 4: Tiếp theo, đặt úp tay phải vào 12:00 và đặt tay trái lên trên tay phải. Nhẹ nhàng ấn nhẹ khi xoay 2 tay theo chiều kim đồng hồ 30 lần.
Thời gian lý tưởng để massage là vào buổi sáng sớm trước khi ăn hoặc vào ban đêm trước khi ngủ. Tốt nhất là không nên ăn ít nhất 3 giờ trước khi thực hiện massage này.
Táo bón âm
Áp gạc gừng nóng vùng bụng dưới rốn khoản 20 phút sau đó áp cao miso 4 giờ mỗi ngày. Lưu ý: không được đặt cao miso lên rốn. Và cũng nên massage dạ dày sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Cao Miso (Miso plaster) Loại cao này rất hữu ích để trị táo bón. Trải lúa mạch, đậu nành, hoặc miso gạo lên vải cotton nỉ dày 1cm. Đặt 4 lớp giấy sáp hoặc một miếng bìa lên rốn để miso không tiếp xúc trực tiếp. Áp cao vào vùng bụng với mặt miso chạm vào da.
Chế độ ăn
Chế độ ăn khuyến nghị dưới đây để điều trị táo bón. Sau khi không còn bón nữa, nên ăn mở rộng trong phạm vi thực dưỡng cho phép:
Cho người táo bón dạng dương:
Thức ăn chính: cơm gạo lứt, cơm gạo lứt nấu cùng xích tiểu đậu ăn với muối mè.
Thức ăn phụ (⅓ thức ăn chính và nấu ít muối): Miso mè, Natto tương và hành lá (hoặc củ cải trắng nạo) với tương, món hầm ngưu bàng cà rốt, salad cà tím (eggplant pressed salad), súp cá chép, Tempura rau củ, xích tiểu đậu phổ tai (như món ăn vặt nhẹ, ăn ít và có thể thêm ít siro gạo lứt – mạch nha và đậu để thêm vị ngọt)
Súp miso: củ cải, hành lá, cà tím, đậu que.
Thức uống: trà gạo lứt, trà bancha gạo lứt, trà bancha, cà phê ngũ cốc, nước luộc rau củ.
Tránh dùng: thịt động vật bao gồm cả cá (trừ cá chép) và các loại ốc, sò. sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, các loại súp từ động vật, thức uống có cồn, đồ ngọt (trừ siro gạo), cà phê.
Cho người táo bón dạng âm:
Thức ăn chính: Cơm gạo lứt, cơm gạo lứt nấu cùng xích tiểu đậu. Ăn thêm muối mè vào mỗi bữa.
Thức ăn phụ (⅓ thức ăn chính): Tekka Miso, Miso mè, món hầm rong Hijiki, rau củ hầm, xích tiểu đậu nấu phổ tai, phổ tai kho tương (shio kombu), tempura rau củ, món hầm ngưu bàng cà rốt, củ cải muối chua, rau củ dầm miso.
Súp miso: rong wakame, hành tây, hành lá, đậu que, bí ngô, bánh mochi gạo lứt (bánh dày).
Thức uống: trà gạo lứt, trà bancha mơ muối, trà bancha gạo lứt rang, sữa hạt, trà bancha.
Tránh ăn: tất cả các loại thịt đỏ, cá thịt đỏ, các loại ốc sò, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tất cả các loại trái cây, đồ ăn và thức uống có đường, khoai tây, cà tím, cà chua, giấm, ớt, các loại rau củ muối cám.