Thực Dưỡng ・

Quan Điểm Âm Dương Trong Tình Yêu

Anh Yu 01 Thg 08

XEM NHANH

    Yin & Yang

    Có thể nói thức ăn và những hiện tượng của sự sống có liên hệ mật thiết với nhau; nơi nào không có thức ăn thì nơi đó không có hiện tượng sống. Nói cụ thể hơn thì mọi hiện tượng đều biểu lộ sự sống, chẳng hạn như tình trạng phát triển mạnh hoặc yếu, lớn hay nhỏ, nhanh hoặc chậm, trí óc khôn hoặc ngu, ý tưởng sâu hoặc cạn, xử sự hay hoặc dở, sinh hoạt hướng về tinh thần hay vật chất, thích dùng mưu hay dùng sức, ích kỷ hay vị tha trong dời sống cá nhân và xã hội, cho đến cảnh thăng trầm, thịnh suy của giống nòi, chủng tộc hay quốc gia, phần lớn đều chịu ảnh hưởng của thực phẩm, nghĩa là được xác định và bị chi phối bởi những gì chúng ta ăn và uống. Tình yêu và hôn nhân – viên gạch móng của đời sống xã hội – cũng không ra ngoài quy luật ấy.

    Có lẽ ai cũng biết trong các động lực thúc đẩy sự sống còn, thì thèm ân ái (tình dục) và thèm ăn uống (đói khát) là mạnh nhất. Và mặc dù có nhiều lời bàn cãi xem trong hai động lực này cái nào là chính yếu, thì ngay cả những người đã có thể kiềm chế đòi hỏi của dục tình cũng phải thú nhận nhu cầu ăn uống hay đói khát là động cơ mãnh liệt nhất ở con người. Nếu không ăn trong thời gian nào đó, chúng ta sẽ chết. Còn sống ngày nào, chúng ta vần còn bị cái đói khát ám ảnh dẳng dai. Ai muốn biết sức mạnh đầy đủ của đói khát, chỉ cần nhịn ăn uống vài ngày sẽ rõ.

    Tôi không có ý xem thường sức mạnh của tình dục mà lịch sử đã cho thấy là vô cùng dữ dội. Tình dục đã khiến biết bao anh hùng phải nát tan sự nghiệp và làm cho nhiều vua chúa phải mất cả cơ đồ. Bởi vậy có câu: “Đằng sau mọi tội lỗi đều có bóng đàn bà”.

    Tuy nhiên, xét ở mức độ thông thường nhất, chúng ta sở dĩ sống được là nhờ thèm ăn thèm uống. Do đó, nếu có lòng tri ân sự sống, thì nên tỏ lòng biết ơn sự đói, vì đó là động lực thúc đẩy sống còn. Người có khẩu vị lành mạnh là người ăn gì cũng thấy ngon dù với bữa ăn hết sức đạm bạc nghèo nàn. Thiên nhiên đã ban cho ta một món quà quí báu, đó là sự biết đói khát. Ai dám nói rằng sự sống không cần đến nó?

    Tôi tin rằng bất cứ chủ nghĩa, học thuyết hay tôn giáo nào tự xưng là chính đạo hay con đường đưa con người đến chỗ hoàn thiện cũng đều bày dạy một phương pháp thực tiễn nhằm thỏa mãn đúng đắn hai mục tiêu:

    1. Sự đói khát – không có đói khát (thèm ăn, thèm uống), đời sống cá nhân sẽ chấm dứt.
    2. Tình dục – nền móng của tất cả đời sống xã hội; không có tình dục sẽ không còn giống nòi, chủng tộc,  quốc gia và nhân loại nói chung.

    Trong số những ham muốn của con người, sự thèm ăn xuất hiện rất sớm, ngay ngày đầu chào đời. Nghe một đứa bé khóc đòi sữa mẹ và nhìn nó rúc đầu bú vú, thế là ta đang chứng kiến năng lực kì diệu của ý chí sống còn.

    Lên 7-8 tuổi, đứa trẻ tỏ ra thèm tri thức, nghĩa là có nhu cầu hiểu biết. Đồng thời nó cũng bắt đầu tìm hiểu về đối tượng khác phái. Khoảng 14 tuổi, con gái bắt đầu có kinh nguyệt; trong khi con trai phải đến 16 tuổi mới bộc lộ đầy đủ dáng dấp và tính chất của một người đàn ông. Cơ thể nữ giới phát triển hoàn toàn vào tuổi 21 để sẵn sàng làm mẹ. Còn nam giới đến năm 24 tuổi là hội đủ điều kiện sinh lý để chung sống lứa đôi với người khác phái và trở thành ông cha. Đây là những độ tuổi yêu đương khó ai tránh khỏi. Mặc dù thời điểm chính xác có thể hơi khác tùy theo chủng tộc hay quốc gia, nhưng tiêu chuẩn chung là thế.

    Có điều chắc chắn, nếu con gái đến tuổi 21 và con trai đến tuổi 24 mà không “thèm muốn” người khác phái, thì đó không những là trái tự nhiên, mà còn là dấu hiệu yếu đau trầm trọng. Tất cả là do ăn ở không hòa hợp với trật tự của vũ trụ, nhất là trong bảy năm đầu đời của người con gái hoặc tám năm đầu đời của con trai. Những nguời ăn ở đúng quân bình Âm Dương một cách tự nhiên sẽ không gặp trở ngại này: họ hấp dẫn nhau mạnh mẽ và tận hưởng lạc thú của tình yêu.

    Word gelukkig, richt je huis Feng Shui in

    Cần lưu ý là những biến đổi tâm sinh lý xảy ra theo từng chu kỳ 7 năm đổi với giới nữ (7, 14 , 21…) 8 năm đối với giới nam (8, 16, 24…). Nói theo sinh vật học thì các tế bào của cơ thể con người cứ bảy năm là biến đổi hoàn toàn. Con gái lúc mới sinh vốn Dương hơn con trai, nên bị thức ăn Âm (đường, trái cây, gia vị chua, cay,…) thu hút và biến đổi nhanh phù hợp với quy luật sinh vật học này. Trái lại, vốn Âm hơn con gái lúc mới sinh, nên con trai bị thức ăn Dương (thịt, trứng, gia vị mặn, chát, khô) lôi cuốn, do đó, biến đổi chậm hơn nữ giới, nghĩa là phải mất đến tám năm. Như vậy, xét về mức độ tiến hóa sinh vật, nữ phát triển vượt hơn nam giới.

    Thí dụ, theo qui luật tự nhiên, giới nữ trưởng thành vào tuổi 28 (4×7) và bắt đầu bước vào thời kì tính dục phát triển mạnh. Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nghe người ta bảo đây là những năm nguy hiểm và rắc rối của cuộc đời. Đến tuổi 35 (5×7), lòng người nữ lắng xuống để tỏa ra những đức tính tinh thần. Đến 42 tuổi (6×7), đời sống tinh thần của giởi nữ càng sâu, để rồi đến 49 tuổi (7×7), kinh nguyệt chấm dứt, người đàn bà càng ngày càng trở nên yên hòa và xa lìa đời sống tình dục.

    Trong khi đó nam giởi thật sự trưởng thành lúc 32 tuổi (4×8). Đến 40 tuổi (5×8), đời sống tinh thần của họ bắt đầu rõ nét và đến 48 tuổi (6×8) thì khá sâu sắc đủ để trở thành một nhà tư tưởng thâm trầm, chín chắn. Người đàn ông bắt đầu gặt hái thành quả của đời mình vào tuổi 56 (7×8) và đến tuổi 64 (8×8), đời sống tình dục lắng yên dần để bước vào đời sống thanh thản của tinh thần.

    Đối với cả hai giới, cứ đến 6 lần chu kì 7 năm ở người nữ và 8 năm ở người nam, thì xuất hiện lằn mức phân chia giữa đời sống sinh lý và đời sống tinh thần. Từ lúc này trở đi, càng ngày con người càng xa rời xác thịt vật chất để tiến mãi theo hướng tinh thần và có thể đạt đến trạng thái tâm linh an định vĩnh cửu, nghĩa là giác ngộ, giải thoát, hay vào cõi cực lạc thiên đàng. Tuy nhiên, có những người sống ra ngoài trật tự thiên nhiên, nên không vào được cõi ngộ này, nhất là những người suốt đời miệt mài mê mải trong ăn chơi trác táng thì khốn khổ vô cùng!

    Một trong những quy luật cơ bản của tự nhiên là Âm và Dương thu hút nhau. Riêng trường hợp quan hệ nam (Dương) nữ (Âm), lực thu hút (sức hấp dẫn) phải đủ mạnh mới có thể gắn bó họ trong một cuộc hôn nhân hạnh phúc và lâu bền.

    Hình ảnh được nhúng đến liên kết cố định

    Xét chung, lên khoảng bảy, tám tuổi thì nữ tính ở con gái và nam tính ở con trai bắt đầu rõ nét; từ đó trở đi, nếu được nuôi dưỡng chu đáo, người con gái càng ngày càng thêm nữ tính (càng Âm) và người con trai càng thêm nam tính (càng Dương). Theo phong tục của nhiều dân tộc, đặc biết ở Á Đông, các cô các cậu từ lứa tuối đó phải sống riêng biệt cách nhau. Không bao giờ chúng được phép ngồi học chung một lớp hoặc chơi chung một sân, như thế mãi cho đến khi kết hôn. Vì ít có cơ hội tiếp xúc gần nhau, nên tránh được tình trạng quen thuộc làm phai mờ các đặc tính phân biệt hai giới. Nhờ đó, Âm càng thêm Âm, Dương càng thêm Dương khiến sức thu hút lẫn nhau có dịp nảy nở tối đa.

    Nếu đói khát làm tăng khẩu vị để sống còn, thì tình dục đem lại khoái cảm sinh lý để lưu truyền nòi giống. Đói thì ăn mới ngon, khát thì uống mới đã; và để có tình yêu gắn bó, cần phải đói khát tình yêu.

    (Dĩ nhiên trừ trường hợp anh chị em cũng gia đình, vì sống chung trong một nhà nên không tránh được sự gần gũi quen thuộc; do đó, nếu chúng thu hút nhau về giới tính, nghĩa là “yêu đương” nhau, thì đó chỉ là trường hợp bất bình thường hay bệnh hoạn).

    Cũng quan trọng là không cho bé trai bám váy mẹ, luôn luôn để nó gần gũi cha. Việc này không những có mục đích tăng cường nam tính, mà còn giúp trẻ cắt đứt mối dây liên hệ với mẹ để bắt đầu hướng ra thế giới rộng lớn hơn.

    Sau thời gian khoảng 15 năm (từ 9 đến 24 tuổi ở nam giới, và 8 đến 21 tuổi ở nữ giới) được nuôi dưỡng theo cách đó, năng lực Âm của nữ và năng lực Dương của nam phát triển hoàn toàn, nhất là những người theo phương pháp Thực Dưỡng.

    Dương là biểu hiện của lực hướng tâm (ôm vào) và Âm tượng trưng cho lực ly tâm (mở ra). Vì vậy, trong tình yêu, giống đực (Dương bên ngoài) là kẻ xung kích, tấn công; còn giống cái (Âm bên ngoài) thì thụ động, đón nhận. Đây là một hiện tượng tự nhiên. Mà thật vậy, toàn bộ ý niệm về tình yêu là rất tự nhiên cũng như thèm ăn thèm uống. Xem tình yêu là thiêng liêng hoặc tội lỗi đều sai cả.

    Cách cư xử của đàn ông và đàn bà đối với mọi sự mọi vật hoàn toàn ngược nhau, cũng như Dương và Âm hoàn toàn đối lập. Từ 32 tuổi (4×8), giới đàn ông trở nên thực dụng, họ quan tâm đến những vấn đề vật chất cụ thể như công việc làm ăn, nghề nghiệp, địa vị trong xã hội. Trái lại, phụ nữ ở tuổi 28 (4×7) thường vướng vào những ý tưởng trừu tượng, lãng mạn và sống trong khói sương mơ mộng (đôi lúc hão huyền).

    228056 126451 34

    Trong tình yêu, người, người đàn ông như con chó săn say mồi rượt theo con thỏ bấy kể núi non, lũng sâu hay sông suối. Con chó chỉ thấy con mồi mà chẳng để ý gì đến chung quanh. Nó cảm thấy sướng vui khi săn đuổi nên không ngại khó. Trái lại, người đàn bà là con thỏ cố hết sức mình tìm đường lẩn trốn.

    Nếu con thỏ không chạy mà lại đi theo hoặc quay đầu rượt săn con chó, thì đó là một sự kiện chẳng phải tự nhiên: người đàn bà đã trở nên bệnh hoạn hoặc hung dữ… một con chó sói đội lốt con thỏ! Nếu kết hôn, thử thỏ như thế sẽ giết hại chồng vì làm đời người này thành ra khốn khổ hoặc bỏ theo một con chó khác mất tăm. Ai hiểu được điều này sẽ đạt được thành công trong tình yêu.

    Tình yêu là mù quáng”, biết bao nhà văn nhà thơ, và cả những triết gia đã kêu lên như thế. Khi tình yêu xuất hiện, đời bỗng trở nên phức tạp. Tình yêu đã bừng cháy trong lòng thì mọi thứ đều chịu phần ảnh hưởng, cuộc sống sẽ thêm ý nghĩa, rộ sắc màu và sinh ra nghệ thuật. Thiếu tình yêu, cuộc đời xem ra vô vị. Có biết bao tác phẩm trong văn chương mỗi nước đã diễn tả nhiều tình tiết của vở kịch dài bất tận lâm ly da diết này. Nhiều khi mãnh lực của tình yêu áp đảo cả lý trí khiến ta mê mẩn chẳng còn hiểu nổi tình yêu có ý nghĩa gì trong đời sống.

    Điều hết sức quan trọng là một cảm xúc quá ư mãnh liệt như thế cần phải được hướng dẫn đúng đắn. Nếu không, cuộc đời sẽ trở thành thảm kịch. Muốn có phương hướng tốt, chẳng gì dễ bằng thực hành phương pháp Thực Dưỡng, mà căn bản là ăn uống phù hợp với trật tự thiên nhiên.

    Khá thú vị và hơi khôi hài là khi về già tự dưng cảm xúc này lắng êm như viên sỏi chìm xuống đáy hồ, khiến ta không tin nổi ngày xưa đã có lần mình không cưỡng được.

    Nói tóm lại, người nào lúc nhỏ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (có đường) lớn lên sẽ dễ bị liệt dương, lãnh cảm, còn nếu ăn nhiều thịt sẽ dễ trở nên độc ác và hung bạo trong quan hệ ái ân. Tuy nhiên, khốn khổ nhất là người ăn uống hỗn loạn vừa quá Âm vừa quá Dương (đường, thịt, sữa, cà phê, rượu, nhất là những thực phẩm tinh chế và xử lý hóa học) thường suốt đời không hưởng được lạc thú đích thực của tình yêu.

    Hãy nghiên cứu văn hóa của bất cứ nước nào trên thế giới, trong nghệ thuật, kịch tuồng, điện ảnh, văn học, thơ ca, triết học, lịch sử, tiểu sử các nhân vật, và ghi nhớ những tập tục hay thói quen ăn uống (của từng dân tộc hoặc của các tác giả và những nhân vật), các bạn sẽ thấy ngay sự tương quan chặt chẽ giữa ăn uống với tình yêu, và từ đó, hiểu được tại sao những người ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng có thể làm chủ được dục tình.

    Đấy chẳng qua là một ứng dụng thực tiễn triết thuyết Âm Dương hay Nguyên Lý Vô Song (Nguyên lý Thống Nhất Trật Tự Vũ Trụ) của phương pháp Thực Dưỡng.

    “Nhìn chung, tình yêu có 7 giai đoạn hoặc 7 mức độ: Tình yêu mù quáng, tình yêu cảm giác, tình yêu cảm tình, tình yêu lý trí, tình yêu xã hội, tình yêu ý thức hệ và tình yêu yêu bao la… Dường như hầu hết người phương Tây, đặc biệt là người trong xã hội công nghiệp hiện đại, chỉ biết tình yêu ở mức cảm giác và cảm tình. Hiếm khi gặp một người có được tình yêu ở mức cao nhất (người bao dung mọi điều, chấp nhận cả tốt lẫn xấu mà không phân vân thắc mắc.)…

    Hãy yêu bằng tình yêu thú vật, tình yêu ở giai đoạn 1 của trí phán đoán: máy móc và mù quáng. Kế đó phát triển tình yêu lên giai đoạn 2: cảm giác. Rồi nâng lên giai đoạn 3: cảm tình. Nhanh chóng khuếch trương tình yêu qua những giai đoạn tiếp theo: lý trí, xã hội, ý thức hệ và cuối cùng đạt đến giai đoạn 7 là tình yêu bao la cao cả, vô hạn và trường cửu, và chỉ ở mức này người ta mới có thể cảm, thấy và biết cảnh hạnh phúc vô tận và tự do vô biên…”

    – G.Ohsawa –

    Trích “Làm Thế Nào Để Sống Vui”

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan