Trong nhiều tài liệu, sách vở và khóa học về thực dưỡng, những thứ mang tính dương như thức ăn, hay năng lượng dương được nhắc đến đều mang tính tích cực, trong khi những thứ Âm lại bị coi là tiêu cực, không tốt cho lắm. Nhiều người nói: “tôi không ăn loại trái cây nào cả vì sách bảo chúng không tốt”. Điều này thực sự không đúng vì sách vở không nói cụ thể trái cây là không tốt, nhưng đại bộ phận nghĩ rằng Dương tốt còn âm thì xấu. Ấn tượng mạnh nhất trong tâm trí những người đang tìm hiểu về thực dưỡng mạnh nhất trong suốt nhiều năm là âm không tốt, nên tránh và thậm chí còn có thể gây ung thư.
Suy nghĩ này có thể là từ định kiến từ những người giảng dạy về thực dưỡng, hay chính xác hơn là nó được hình thành trong suốt chiều dài văn hóa thực dưỡng. Và không hề có học thuyết nào quy định cụ thể cả. Đã từng có những bài giảng dạy nhấn mạnh đến gạo lứt, thay vì các thực phẩm khác như trái cây. Từ đó hình thành trong tâm trí những người tầm sư học đạo về gạo lứt là tốt còn trái cây thì không. Cái nào “ăn thỉnh thoảng” thì cái xấu, thành ra suy nghĩ không ăn thì tốt hơn.
Tôi nhớ một lần Herman Aihara có nói ông Ohsawa đã ngạc nhiên khi thấy người Mỹ lại “phàm tục” như vậy. Ohsawa giảng dạy theo lối Samurai, kiểu như bỏ bom, có khi đặt ra cho các học trò những câu hỏi như “tại sao tổ ong lại hình lục giác?. Ông ta có thể rầy la học trò vì trả lời sai, hoặc thiếu tư duy phản biện. Phong cách Samurai có thể làm bạn “cứng” hơn, khiến bạn bớt tự mãn. Herman kể rằng ở Pháp, học trò có thể ngồi nghe hết, xong sẽ làm những gì họ nghĩ rằng tốt nhất, không bị “mất điện” nhiều bởi phong cách Samurai hổ báo. Người Mỹ thì cảm thấy bấp bênh hơn với bản thân, có thể run rẩy trước chất giọng trầm của Ohsawa và cố gắng nuốt từng chữ. Những gì hiệu quả ở Pháp, có thể là ở Nhật, lại có hiệu quả khác tại Mỹ.

Các thầy cô thực dưỡng tại Mỹ (1980)
Nói về nguồn gốc của thực dưỡng hiện đại thì đầu thế kỷ 20 – thời điểm mà thực dưỡng bắt đầu du nhập vào Bắc Mỹ (trong suốt thời kỳ phồn vinh của những năm 1950s), hầu hết những thầy thực dưỡng đều là nam giới, một cách vô thức điều này tác động lên văn hóa, lên nhiều người sự kiểm soát, thống trị, hăm dọa và có phần sợ hãi.
Và trong những năm 1980s, thực dưỡng đã từng được ca ngợi như 1 cách chữa ung thư, với câu nói mang đúng nghĩa đen, bất cứ thứ gì không thuộc thực dưỡng thì đều có thể làm bạn mắc ung thư và được khuyên là không nên ăn. Trái cây có thể gây ung thư, đậu (trừ xích tiểu đậu) hay thịt động vật cũng gây ung thư. Định nghĩa phương pháp thực dưỡng là 1 cách chữa ung thư là cách giải thích hạn chế và cứng nhắc. Sau đó, sự lý giải về phương pháp thực dưỡng được sử dụng để răn đe những người vi phạm các nguyên tắc mà những cố vấn thực dưỡng đưa ra. Bằng cách đó những người này giữ được địa vị và “quyền lực”, giáo điều một cách nghiêm khắc để hạn chế những sai phạm nguyên tắc thực dưỡng. Thế là làm cho suy nghĩ nhiều người bị lệch lạc và dần dần rời xa so với bản chất tốt đẹp ban đầu.
Bắt đầu với lý thuyết không logic và phù hợp rồi trở thành một phương thức y khoa, cộng thêm thời kỳ cứng nhắc, đề cao nam giới từ những năm 1930s – 1950s, chế độ ăn thực dưỡng tuột dốc như mũi lao. Lối sống và cách chăm sóc sức khỏe mất cân bằng và trở nên sai lầm, làm cho cuộc sống nhiều người tồi tệ hơn.
Sự khác nhau giữa Âm – Dương
Một cách giải thích về âm/dương (phiên bản Đông Y, TCM – Traditional Chinese Medicine) thì dương ở dạng năng lượng, có tính bành trướng, mở rộng ra thay vì thu lại (dương mang năng lượng, nóng và di chuyển để mở rộng). Ngược lại âm ở dạng vật chất có tính thu vào thay vì mở rộng (mang tính hàn, lạnh, tĩnh nên thu lại hay ngưng tụ lại).
Theo cách thực dưỡng giải thích về âm dương, vài người đã kết luận vội vàng và không chính xác rằng năng lượng và vật chất là Dương (cả thu vào hay mở rộng ra). Tư duy này dẫn đến tình trạng thiếu hụt tích lũy dần dần ở những người thực hành lâu năm.
Khi cảm thấy thiếu hụt, họ sẽ cố gắng “dương hóa” bằng thực phẩm hay luyện tập cật lực. Người ta có thể tăng năng lượng tạm thời nhưng lại làm thiếu hụt “vật chất” dự trữ trong cơ thể (chất dinh dưỡng). Nếu càng nhiều người cố gắng làm dương cơ thể theo cách này, thì sẽ có ngày bị kiệt sức. Với cách ăn uống biến thể này thậm chí đã hành hạ ngài Osawa và nhiều giáo sư thực dưỡng.
Trong khi lý thuyết thực dưỡng có khái niệm rằng âm là sự giãn nở và không có sự đối lập giữa năng lượng và vật chất. Do đó trong lý thuyết thực dưỡng, không có thuyết thực dưỡng nào nói vật chất là một bổ thể cho năng lượng.
Lần lượt đến TCM, âm dương được khái niệm là năng lượng và vật chất; là 2 thứ bổ sung cho nhau. Trong khái niệm có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy sự mất cân bằng do thiếu hụt. Bởi vì có sự tồn tại đối lập giữa năng lượng và vật chất, nên quá trình điều trị hoặc chế độ ăn có sự thiếu “chất” sẽ xuất hiện để thêm “chất” (cực âm theo TCM) và không tăng dương. Cách này giúp tăng “chất” mà không tăng quá nhiều dương (làm suy yếu “chất”). Ngay cả đã nghiên cứu cẩn thận thì việc sử dụng lý thuyết thực dưỡng vẫn dẫn đến sai lầm và dẫn đến hậu quả mất cân bằng nghiêm trọng qua thời gian.
Hơn nữa, quá trình nghiên cứu đã giải thích tại sao một số người theo thực dưỡng lâu năm trông rất yếu ớt dù đã ăn rất nghiêm ngặt theo chế độ thực dưỡng gồm gạo lứt, rau củ và soup miso. Thuyết TCM mở rộng về âm dương đã giải thích việc tại sao những người này ốm yếu là do mất đi cả 2 yếu tố: vật chất (sau nhiều năm ăn thiếu dinh dưỡng) và năng lượng (việc thiếu vật chất trong thời gian dài nên không tạo đủ năng lượng và từ từ năng lượng cũng giảm dần). Không có đủ vật chất, năng lượng bị tiêu hao, không đủ năng lượng, thức ăn không thể được chuyển hóa thành máu và tế bào – tạo ra “vật chất”. Hậu quả sau thời gian dài là tình trạng suy nhược mãn tính do thiếu cả năng lượng và vật chất lặp đi lặp lại như lẩn quẩn trong vòng xoắn ốc và ngày một tồi tệ hơn.
– Bob Ligon, MACROBIOTICS REVISITED A Review of Macrobiotic Theory and Practice (2017)-