Thực Dưỡng ・ Thai Giáo & Nuôi Con ・

Thai Giáo Theo Thực Dưỡng – P3: Đứa Bé Sứt Môi

Anh Yu 22 Thg 11

XEM NHANH

    Do ngày càng nhiều bà mẹ ái ngại cho tình hình thực phẩm và sức khỏe ngày nay. Bếp Thực Dưỡng xin mở ra chủ đề Thai Giáo tập trung vào các vấn đề bà mẹ, trẻ em. Các nội dung liên quan về chủ đề này từ nhiều tác giả sẽ được tổng hợp, biên tập và đăng lên bepthucduong.com để mọi người có thể tham khảo. Đây là con đường thật sự sung sướng cho các chị em.

    Bà N gần 40 tuổi, chồng bị tử trận trong kỳ chiến tranh cách đây 10 năm. Bà có hai đứa con gái, một đứa độ 17,18 tuổi, một đứa 15,16 tuổi. Con em bị sứt môi. Bà lấy làm buồn, muốn làm sao chữa cho con được lành tử tế, vì lúc còn nhỏ, mỗi khi cho bú, bà phải lấy hai ngón tay kẹp cái môi sứt lại cho sữa khỏi chảy ra. Kết quả ra thế, chẳng biết vì đâu sinh ra. Cái môi như thế người ta cho là môi sói. Thân hình đứa bé bạc nhược, thường đau ốm luôn.

    Từ ngày chồng qua đời, bà vừa làm nông vừa đùm bọc hai đứa con trải 10 năm, ở tại nhà chồng, mong mỏi làm thế nào chữa cho con lành được tật kia mới mãn nguyện. Ba lần học hỏi, bà dò dẫm trong y học, và đâm ra tuyệt vọng. Nói đến việc nầy thật đáng buồn.

    Sau khi bà N ra về chúng tôi đem việc sứt môi nầy ra nói…

    Sự thật thì chỉ vì bà mẹ ăn uống mà sinh ra, người xưa thường bảo con trẻ sứt môi chì vì bà mẹ trong khi thai nghén ăn thịt thỏ, nên đẻ con sứt môi như môi thỏ vậy, nghĩ cũng không sai.

    Lúc sơ sinh mọi người thấy đều có cái môi sứt như thế, nhưng đa số hai bên tả và hữu của môi trên dần dần díu lại ở giữa. Khi lớn lên, đến trọn đời ta thấy phía trước lỗ mũi có một đường sũng như cái lòng xối kia tức là dấu chỗ môi díu lại ấy.
    Trong tháng đầu của cái thai, mọi người đều sứt môi. Đến tháng thứ hai, không còn thế nữa. Nếu trong thời gian ấy bà mẹ ăn uống những món ăn gì không đủ sức khiến cho cái môi díu lại, thế là thành ra sứt môi. Nhưng dầu cho môi đã díu lại rồi, nhưng không giữ gìn ăn uống, cái môi lại dang ra không díu lại, vì lúc đầu thịt còn mềm mại, sau đó sẽ đẻ ra con sứt môi.

    Số bé con sinh sau tháng 8 và tháng 9 (dương lịch), thường bị sứt môi nhiều, là vì trong khoảng thời gian ấy những thực phẩm có sức làm cho môi không díu lại bán đầy chợ, tức là thức ăn có Âm tính nhiều hơn Dương và các bà mẹ lại ăn uống bừa bãi.

    tre bi sut moi nen phau thuat luc nao la tot nhat

    Chỉ có muối (Na) có thể làm cho cứng và díu môi lại. Muối ở đâu cũng có, ăn lúc nào cũng được. Nhưng những loại chống lại muối thì vô số, như nước, đường, K, S, O.. Nếu ta đem đậu nấu với một ít muối, thấy nó khó mềm lắm. Lại trong khi nấu món ăn như khoai-môn chẳng hạn, ta nêm muối vào ngay khi bắt đầu nấu, thấy món ăn ấy chín mà chẳng rục; trái lại nấu với nước cho nhiều hoặc nấu với đường, thấy nó rục bấy ra. Loại rau nếu đem nấu với một ít muối thấy mau chín và chóng rục.

    Các loại cải củ, khoai lúa và lúa mì ngày nay trồng được củ lớn nở nang là vì người ta trồng với phân hóa học (S.N.P. nước). Nếu không có các nguyên tố để làm cho dịu lại, làm cho phân liệt ra tất nhiên loài rau cỏ và con người sẽ rút nhỏ lại, cứng rắn và lủn đủn chớ không lớn bự ra (xem chẳng khác nào loại cải muối 7 năm bỏ vào trong Miso). Thiếu các nguyên tố để làm cho các vật cứng rắn và co súc lại cũng đáng buồn chán như thiếu các nguyên tố làm cho phân liệt ra vậy. Chúng ta mệnh danh các nguyên tố làm cho co súc lại là “Dương” cái làm phân liệt ra là “Âm”.

    Thành phần của hai loại Âm Dương ấy quyết định tất cả hình chất của vạn vật. Theo sinh lý học 7 Âm chống lại 1 Dương tức là Hoàng Kim Luật. Thể xác nào có được Hoàng Kim Luật ấy tức là thể xác kiện toàn. Chỗ phát kiến về Âm Dương, hai chữ Âm Dương là chỗ quang vinh của người Trung Quốc xưa.

    Thật ra sinh ra sứt môi là vì trong các thức ăn của bà mẹ Âm gấp quá 7 lần Dương. Đây chẳng phải là đề cập đến về một nguyên tố riêng biệt nào mà là vấn đề quân bình tỷ lệ tổng quát giữa Âm và Dương của các thực phẩm. Nhưng trong cuộc sinh hoạt hàng ngày hiện nay tìm cho ra tỷ lệ Âm Dương trong thực phẩm cũng chẳng lấy gì làm khó.

    Dưới đây chúng ta xem những người đàn bà như thế nào mới sinh ra con sứt môi:

    1) Mỗi ngày ( 24 tiếng đồng hồ) đi tiểu trên 3 lần.
    2) Mắt lồi.
    3) Giáp trạng tuyến lớn.
    4) Kẻ có chấm đo đỏ cùng thân mình.
    5) Chảy nước rất dễ dàng.
    6) Kẻ quá thích ăn trái cây.
    7) Kẻ thích ăn những loại dưa, cà, khoai tây.
    8) Kẻ thích ăn bánh kẹo.
    9) Kẻ chậm chạp, hay lãng trí, không có trí nhớ.
    10) Kẻ đi đại tiện lỏng và màu phân nâu xậm.

    Người đàn bà nào mắc phải ba trong 10 đặc điểm trên đều dễ sinh con sứt môi.

    Vì thế theo nguyên tắc thì người đàn bà nào có thai trong khoảng tháng bảy hoặc tháng tám( Dương lịch), và lại có các đặc điểm ở số 8-7-6-1, thế nào cũng sinh ra đứa con miệng rộng, nếu không cũng sứt môi. Dầu cho người có thai trong khoáng tháng mười một hoặc tháng chạp, nhưng luôn luôn ăn những cam, hoặc bom (lê) hoặc các loại cà, trái cây, dưa, khoai tây, thế nào cũng sinh ra con sứt môi.

    Trong thiên nhiên chẳng có gì là bí mật cả (Jizen ni himitsu wa nai).

    Món ăn là yếu tố tối quan trọng của hiện tượng sinh lý của sinh mệnh, nhất là trong khi còn ở trong bào thai của bà mẹ. Chỗ quan trọng chiếm đến 2.999.999.999 phần trên 3.000.000.000. Bởi thế con người lúc mới đầu ở trong bao thai chỉ bằng một phần của một trăm triệu gam, đến khi sinh ra lớn bội lên đến 3.000.000.000 của 3.000 gam. Nghiên cứu tỷ mỷ về quá trình của con người trong bào thai của bà mẹ chắc chắn, chúng ta sẽ biết được những gì đã xảy ra sau lớp màn bí mật đã bao trùm thật của sinh – mệnh.

    mo ho ham ech

    Bác sĩ Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa phẫu thuật chỉnh hình răng hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam – Cuba (Hà Nội), là người thường xuyên mổ miễn phí cho trẻ sứt môi hở hàm ếch cho biết, can thiệp chữa sứt môi hở hàm ếch là một phẫu thuật lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứ không phải tiểu phẫu như nhiều người nghĩ. Trẻ bị dị tật này thường có cơ địa yếu và có thể mắc thêm nhiều bệnh khác nên không phải nơi nào cũng phẫu thuật cho các cháu được. Nếu không đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc, tay nghề bác sĩ… thì khi xảy ra tai biến như co thắt, suy tim, suy hô hấp, sốc phản vệ… sẽ khó xử lý và khắc phục kịp thời. (VNexpress)

    – Trích “Bạn Ở Đâu Trước Khi Chào Đời” , Ohsawa –

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan