Thực Dưỡng ・

Tìm Hiểu Đồng Hồ Sinh Học Của Con Người

Anh Yu 01 Thg 03

XEM NHANH

    Kinh lạc và những cơ sở khoa học

    Thiên Kinh Biệt Sách Linh Khu viết: “Con ngươi có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả.” Đoạn kinh văn trên cho thấy kinh lạc không chi phản ánh trạng thái bệnh lý của cơ thể, mà còn có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

    Thực tẽ đã chứng minh, 12 kinh mạch trong cơ thể con người vừa có tính mẫn cảm cao vừa có trở kháng thấp nên rất dễ dẫn truyền khi gặp kích thích điện. Ngay từ xa xưa, tổ tiên người Trung Quốc đã sớm nhận ra hiện tượng này và gọi nó là “đắc khí”. Một khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng điện sinh học lập tức sẽ gây nên cám giác mỏi, tê, trướng, chạy, v.v.

    Acupuncture%202

    Phương pháp thường dùng và hiệu quả nhất để thông qua kinh lạc phát hiện chỗ bất ổn trong cơ thể là tìm “điểm đau”. Kinh lạc học gọi hiện tượng này là “khí đến nơi có bệnh”. Khi châm cứu hoặc điểm huyệt để trị bệnh, thao tác gây cảm giác “đắc khí” luôn đem lại hiệu quà cao hơn rất nhiều so với thao tác không gây cảm giác “đắc khí”. Điều này minh chứng cho sự tồn tại khách quan của kinh lạc cũng như hiệu ứng điện sinh học của nó.

    Trên thực tế, hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch làm trung tâm để điều khiển toàn bộ cơ thể. 12 kinh mạch này chia cơ thể thành 12 vùng, mỗi vùng do một kinh mạch phụ trách. Mỗi kinh mạch lại liên kết với một cơ quan nội tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận trong cơ thể người đều có mối quan hệ mặt thiết với hệ thống kinh lạc.

    Sinh lý học bệnh lý kinh lạc cho ràng kinh lạc phản ánh bệnh. Bất kỳ sự bất thường nào của kinh mạch cũng đều được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hội chứng tương ứng. Nói chung, khí huyết ngưng trệ sẽ gây nên các chứng thực như: đỏ, sưng, nóng, đau (còn những biểu hiện như tê bại cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy yếu chức năng, v.v. là thuộc về chứng hư). Khi kinh lạc không đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kị rét (dương hư tắc hàn). Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội (âm hư nội nhiệt) hoâc sốt toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt nguồn từ tình trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh lạc.

    Bên cạnh những thủ pháp điều chỉnh kinh khí, các món ăn, thuốc uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có thế thông qua khí huvết tác động đến các kinh mạch, phù tạng tương ứng nhằm điều chỉnh âm dương hư thực trong chúng, từ đó tạo nên hiệu quá trị liệu. Ví dụ: vị chua vào Can kinh, vị mặn vào Thận kinh, vị ngọt vào Tỳ kinh, vị cay vào Phế kinh, vị đắng vào Tâm kinh. 

    > Xem bài “Ngũ Hành Và Sức Khỏe”

    Ngoài ra, kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, mọi chức năng sinh lý của cơ thể người như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, v.v đều do kinh lạc quản lý. Khi cơ thể bị bệnh, kinh lạc vừa có tác dụng phản ánh bệnh vừa được dùng để chữa trị.

    Kinh lạc là hệ thống tự phục hồi

    Sự tồn tại khách quan của hệ thống kinh lạc đã trở thành cơ sở khoa học, không chỉ cho châm cứu mà còn cho rất nhiều liệu pháp dân gian khác như: vỗ đánh, cạo gió, giác hơi, ngải cứu, điểm huyệt, điện châm, bắn ion thuốc, chiếu tia hồng ngoại, tiêm thuốc vào huyệt vị, v.v. Bất kỳ liệu pháp nào vừa nêu trên cũng có tác dụng đả thông kinh lạc, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, phục hồi sức khỏe. Nói cách khác, chúng đều là phép bồi dưỡng kinh lạc.

    hoang linh nam cam motthegioi 1

    Qua quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu về sức khỏe và tuổi thọ, tôi phát hiện bí quyết đế sống khỏe mạnh, trường thọ thực ra rất đơn giản. Cơ bản, mỗi người đểu phải tuân theo bốn quy luật tự nhiên: một là ngủ trước 10 giờ tối; hai là ăn uống đơn giản, chủ yếu là cá và rau xanh; ba là thường xuyên vận động; bốn là khoan dung độ lượng, thân thiện với mọi người.

    Đồng hồ sinh học – Kinh lạc vận hành theo quy luật

    article 2470008 18E0F8F400000578

    Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật, 12 canh giờ trong một ngày lần lượt tương ưng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng. Đây là quy luật “Tý Ngọ Lưu Chú” của kinh lạc.

    Từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần): Phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.

    Tứ 5-7 giờ sáng (giờ Mão): Đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi dại tiện để thải chất độc.

    Từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn): Dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.

    Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa (giờ Tỵ): Lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất.

    Từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động. Đây cũng là thời gian âm dương thiếu cân bằng nhất trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi tránh mắc bệnh.

    tumblr mnyuf2u7z91rog5d1o1 500

    Từ 1-3 giờ chiều (giờ Mùi): Ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.

    Tù 3-5 giờ chiêu (giờ Thân): Bàng quang hoạt động mạnh nên cần uống nhiều nước, uống nước trong thời gian này mang lại hiệu quả cao nhất.

    Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận hoạt động tích cực, do vậy thích hợp đế những người bị bệnh ở thận và bàng quang xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể và tâm trạng.

    Tủ 7-9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này, tim và thần kinh hoạt động mạnh nhất.

    Từ 9-11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để tránh mất cân bằng nội tiết tố.

    Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý): Đảm kinh hoạt động.

    Từ 1-3 giờ sáng (giờ Sửu): Can kinh hoạt động. Gan, mật là cơ quan khử độc, bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần phải nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này. Người xưa đặc biệt chú trọng quy luật “mặt trời mọc làm việc, măt trời lặn nghỉ ngơi” chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều tiết cũng như phục hồi cùa kinh lạc.

    Hoàng Đế Nội Kinh viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ.”

    research shows

    Tại sao như vậy? chúng ta nên biết ràng, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí cùa toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng. Một khi kinh khí đã về đúng vị trí của nó thì cơ thể tự nhiên sẽ cảm thấy hơi lạnh, cho nên lúc này người ta thường muốn kéo chăn đắp, dù chỉ che đến ngang hông. Sau một ngàv hoạt động, cơ thể chúng ta đã tiêu hao không ít tinh lực, nên tối đến, kinh khí phải quay về phủ tạng để phục hồi. Vì vậy, nếu chúng ta thức khuya, kinh khí sẽ không thể trở về đúng vị trí của nó khiến phủ tạng không tự hồi phục được. Trong trường hợp như vậy, kinh khí không những không bảo dưỡng cho phủ tạng mà còn tiếp tục bị tiêu hao từ ngày sang đêm. So với ban ngày, thức khuya làm tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cho nên, có những người chỉ cần thức một đêm, ba ngày sau cũng chưa lấy lại sức lực. Có thể thấy, việc thức khuva gây tổn hại rất lớn cho sức khòe, nhanh chóng dẫn đến chứng hư hàn và khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể. Thức khuya lâu ngày sẽ thành thói quen, làm đồng hồ sinh học bị lệch, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, và có thể làm xuất hiện nhiều căn bệnh nan y. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện thói quen ngủ sớm.

    – “Dưỡng Sinh Thông Kinh Lạc”, Thái Hồng Quang – 

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan