Thực Dưỡng ・ Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Whole Food Là Gì?

Anh Yu 23 Thg 05

XEM NHANH

    Khái niệm whole food (thực phẩm toàn phần) hiện đang rất phổ biến trên thế giới. Khi mà những cụm từ như Vegetarian, Vegan, Raw Food và Macrobiotic – thực dưỡng bị phần đông công chúng ám thị như 1 sự khắc khổ thậm chí là cực đoan thì khái niệm này có vẻ dễ chịu hơn, hoàn toàn đúng đắn và có thể áp dụng lâu dài được. Bài viết này có thể giúp các bạn khi đi chợ có được những lựa chọn tốt hơn cho bàn ăn gia đình mình.

    Whole food là gì?

    Là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến 1 cách ít nhất có thể. Thông thường nó sẽ không được “độ” thêm những thành phần khác như muối đường, chất béo, màu nhuộm, chất “chống oxy hóa” (chất bảo quản), chất độn..

    Nếu bạn nhìn 1 trái cam, bạn hình dung ra được nó sinh ra như thế nào, đơn nhất 1 thành phần là CAM. Vậy nó là whole food.

    Nếu bạn nhìn vào 1 hộp sữa chua này, banh lòi mắt ra để đọc dòng chữ bé tí về thành phần: sữa bò tươi, đường tinh luyện, bột whey, chất ổn định gelatin thực phẩm, men…Ngoài cái thành phần cơ bản là sữa tươi và men ra thì nó còn đi kèm khá nhiều thứ chỉ có trời, đất và nhà sản xuất mới biết là gì. Vậy nó không phải là whole food.

    8786390727 7338719f6e o

    Nếu bạn nhìn vào 1 ly cam ép nguyên chất, nó cũng ngon bổ đấy nhưng thành phần “cái” gồm nhiều chất xơ đã bị loại bỏ. Vậy nó không phải là whole food. Tương tự với dầu olive, dầu mè

    Ông bà có nói “Khôn ăn cái, dại ăn nước.” nhưng theo mình thì khôn là ăn cả 2 cơ ^^

    Chú ý: 1 số loại ngũ cốc, tuy trên bao bì có ghi là Whole Grain – Nguyên Cám nhưng lại bị xử lý khá nhiều để cho dễ nấu chẳng hạn. Thực chất nó cũng không phải là whole food. Ví dụ điển hình là Yến mạch loại Rolled Oats và Steel Cut Oats. Steel Cut Oats chỉ được cắt hạt tấm, không hấp sấy gì cả, khi nấu sẽ lâu hơn nhưng vô cùng bổ dưỡng và ngon hơn Rolled Oats (hay Instant Oats, Bran Oats).

    Tất nhiên không phải cái gì cũng phải ăn dưới dạng thô, có thể sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Gạo cũng phải tách lớp vỏ trấu, lúa mì rất cứng nên xay ra làm bánh, đậu nành khó tiêu nên làm ra đậu phụ, miso…

    Về động vật, whole food có thể được hiểu nôm na như sau:

    – Bò, cừu, dê…được nuôi với thức ăn chính là cỏ, được thả rông thay vì như hiện nay người ta nuôi nhốt và cho ăn thức ăn tổng hợp, thành phần chính là ngũ cốc, không phải thứ mà chúng muốn ăn.

    – Gà, vịt được nuôi thả rông, để chúng tự do muốn ăn gì thì tự kiếm mà ăn. (Gà ta, gà đồi chẳng hạn)

    –  Không dùng hóa chất, kháng sinh, tăng trọng khi nuôi.

    – (Giết mổ nhân đạo)

    Whole food và Organic

    Khi nói đến khái niệm organic – hữu cơ, tức là chúng ta nhắc đến nguồn gốc của thực phẩm, cách thức chúng được trồng và sản xuất trước khi được bán ở cửa hàng. Một thực phẩm là whole food thì chưa chắc là organic và ngược lại.

    Từ năm 2000, tổ chức USDA (United States Department of Agriculture) của chính phủ Hoa Kì đã ra quy chuẩn cho thực phẩm được dán nhãn hữu cơ. Theo các tiêu chí này, để được dán nhãn hữu cơ, thực phẩm phải được sản xuất mà không sử dụng phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu (với một vài trường hợp ngoại lệ), thuốc kháng sinh, chiếu xạ, kỹ thuật di truyền, hoặc hormone tăng trưởng.

    4548228609 0608695d50

    Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì chế độ ăn lý tưởng cho con người ở thời đại này là WHOLE FOOD PLANT BASED, rất gần với kiểu ăn thực dưỡng Macrobiotic, tức là loại bỏ hoặc hạn chế tối đa sản phẩm động vật. Lý do tại sao và cụ thể như thế nào thì trong những bài viết tới sẽ nói tiếp. Xin không hẹn gặp lại 🙂

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan