Thực Dưỡng ・

1 Đất Nước Không Fast Foods

Ngọc Mỹ 09 Thg 12

XEM NHANH

    [dropcap style=”font-size: 60px; color: #9b9b9b;”] H [/dropcap]ình ảnh vui vẻ của McDonald và biểu tượng vòng cung màu vàng không phải là biểu tượng của hạnh phúc ở Bolivia. Đất nước Nam Mỹ này không bị lún sâu vào những đoạn  quảng cáo hay các phương pháp chế biến thức ăn nhanh như Mỹ. Người Bolivia không tin vào thức ăn chế biến nhanh. Sự nhanh chóng, dễ dàng, sản xuất hàng loạt bị người Bolivia tẩy chay. 60% người Bolivia không muốn tốn tiền bạc hay sức khỏe để lót đường cho Mcdonals. Mặc dù giá cả rất thân thiện, Mcdonald cũng không thể dụ dỗ những người địa phương ăn các món BigMacs, McNuggets hay McRibs của họ.

    ronald

    Một người phụ nữ bản xứ, Esther Choque, đang chờ xe bus bên ngoài cửa hàng McDonald nói: “Khoảng cách gần nhất tôi từng đến McDonald là một ngày trời mưa và tôi phải vào trong để trú, nhưng họ lại bảo tôi đi chỗ khác, nói là tôi làm dơ chỗ của họ. Cho nên McDonald có ra đi khỏi Bolivia hay không tôi cũng không quan tâm.”

    Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tồn tại cả thập kỷ, bất chấp thua lỗ mỗi năm

    8 cửa hàng McDonald còn lại đang chật vật tồn tại ở các thành phố La Paz, Cochabamba và Santa Cruz de la Sierra của Bolivia. Cả chục năm nay, năm nào họ cũng báo cáo lỗ. Các cửa hàng nhượng quyền Mcdonald vẫn kiên trì vét hầu bao để tiếp tục kinh doanh ở Bolivia.

    Bất cứ mô hình kinh doanh nhỏ nào gặp rắc rối trong ngần ấy thời gian đã phải cuốn gói đi từ lâu. Ngay cả kiên nhẫn như McDonald để có được sự ảnh hưởng ở đây cuối cùng đã phải rời đi. Sau 14 năm tồn tại, hệ thống của họ đã không thể cầm cự ở Bolivia. Hết cửa hàng này đến cửa hàng khác đóng cửa bởi cả đất nước từ chối McDonald. Cuối cùng, họ cũng phải nói lời tạm biệt.

    Sự từ chối mang màu sắc văn hóa

    Tầm ảnh hưởng của McDonald và sự xuất hiện của nó tại Bolivia rất lâu và rất quan trọng. Các giám đốc tiếp thị đã sản xuất một phim tài liệu mang tên “Tại sao McDonald phá sản ở Bolivia?”. Với sự xuất hiện của các đầu bếp, nhà dinh dưỡng, nhà nghiên cứu lịch sử, nhà giáo dục, phim tài liệu này đã phơi bày sự thật đáng chán về cách chế biến thức ăn tại McDonald và tại sao người Bolivia từ chối cả một nền văn hóa thức ăn nhanh.

    weekly%20food%2011

    0521CASamaritanPursePost full 600

    Điều này không liên quan đến mùi vị thức ăn, mà trong cách nhìn nhận của người Bolivia về cách thức ăn nên được chế biến như thế nào. Người Bolivia tôn trọng cơ thể mình, coi trọng chất lượng của những thứ sẽ đi vào dạ dày họ. Thời gian chế biến thức ăn nhanh là điều đáng ngờ trong nhận thức của họ. Những nền văn hóa khác có thể không thấy nguy cơ nào, có thể ăn McDonald hàng tuần, nhưng người Bolivia thấy không cần phải đánh liều sức khỏe. Người Bolivia muốn ăn những bữa ăn bản xứ được chuẩn bị kĩ càng, và thức ăn phải được chế biến đúng cách.

    Thái độ tôn trọng bản thân này đã tránh được “kỹ thuật tái tạo thịt” thường được các tập đoàn thức ăn nhanh như McDonald áp dụng.

     
    McRib: 70 nguyên liệu được chế biến thành 1

    McRib

    Bạn có biết món McRib được chế biến với 70 thành phần, trong đó bao gồm azodicarbonamide, một chất tẩy trắng trong bột thường được dùng trong sản xuất nhựa? McRib là một sản phẩm của “kỹ thuật tái tạo thịt” bao gồm sự kết hợp của lòng, tim và dạ dày đun sôi. Protein được chiết xuất từ  hỗn hợp này. Chúng gắn kết các miếng thịt nạc lại rồi được đóng khuôn trong nhà máy. McRib thực chết chỉ là một viên thịt tạp được đóng khuôn, quảng cáo và bán như sườn tươi. Từ nguyên liệu đến cách chế biến, không có gì là nguyên chất cả. Thật sự, McRib được ra đời chỉ vì thiếu nguồn cung thịt gà, và lợi nhuận cứ từ đó sinh ra.

    Đây là một sự thật rất đáng buồn mà người Bolivia không thể chấp nhận trên đất nước họ. Họ đã trở thành một tấm gương để những người khác trên thế giới noi theo.

     

    Theo: http://www.naturalnews.com/040752_Bolivia_McDonalds_restaurants_fast_food.html

    Xem thêm:

    Tác hại của Coca cola

    Thế Giới ăn gì?

    Gửi

    Bài viết liên quan