Thực Dưỡng ・ Thai Giáo & Nuôi Con ・

Thai Giáo Theo Thực Dưỡng – P5: Sinh Nở & Nuôi Con

Anh Yu 27 Thg 05

XEM NHANH

    Vì sinh nở là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, nên không thể quặn đau quá sức. Nếu giữ gìn ăn ở theo phương pháp Thực Dưỡng, việc sinh nở sẽ êm đềm nhanh chóng, có khi đứa bé ra đời trước lúc bà mụ hay cô đỡ đến nơi.

    Người mẹ sinh khó tất nhiên là do sinh sống, nhất là ăn uống trái với trật tự thiên nhiên, đứa con sau này chắc phải khốn khổ. Ta thường nghe nói nhiều phụ nữ sống ở miền quê sinh con rất dễ dàng trong khi đang làm việc ở ngoài đồng. Điều này sẽ khó hiểu nếu không biết được tầm quan trọng của ăn uống đúng phép. Cũng cần lưu ý là nếu cả hai vợ chồng cùng ăn uống quân bình Âm Dương thuận hợp với môi trường, thì mỗi lần thụ thai chỉ sinh ra một đứa con và sẽ có số trai gái bằng nhau.

    Nếu sinh toàn gái, chứng tỏ gia đình quá phóng túng, thiếu sự điều độ và ưa ăn sang ăn sướng nhiều khi quá mức. Những gia đình như thế, nếu không tu sửa, sẽ gặp cảnh tai nạn bất hạnh.

    Trái lại, sinh toàn con trai có phần tốt hơn, nhưng không bằng sinh xen kẽ một trai một gái.

    Khi sinh, người mẹ ngồi thẳng người hoặc ngồi xổm (như lúc đi cầu) là tốt nhất, vì nhờ đó, đứa bé sẽ tuột xuống và lọt ra một cách tự nhiên. Sau khi sinh, người mẹ cần nằm nghỉ từ 2 đến 5 ngày, dùng đai vải nịt bụng cho chặt, đầu kê gối thấp và thỉnh thoảng trở người qua lại cho được quân bình.

    Về trang phục nói chung, ngưòi phụ nữ nên ăn bận nhẹ nhàng thoải mái trước, trong và sau khi sinh. Sinh xong, người mẹ có thể ăn những món bồi dưỡng như xúp tương đặc có thêm bánh dầy hay bánh ít nếp lứt (viên nhỏ), cháo gạo lứt nêm tương hay ô mai lâu năm (umeboshi).

    Ba, bốn ngày sau có thể ăn cơm gạo lứt với muối mè, thêm tương rang (tekka) và rau củ như cà rốt, bí đỏ, củ cải, hành tây, poa-rô,… xào nấu với dầu mè và tương. Mỗi buổi sáng nên ăn súp tương đặc (miso) với bánh ít hay bánh dầy. Theo kinh nghiệm của người Nhật, phụ nữ sinh nở xong ăn như thế sẽ chóng phục hồi sức lực và tử cung sớm trở lại bình thường.

     

    NUÔI CON

    4018365727 0c445284a5 o

    Chẳng cần có kiến thức chuyên môn hoặc học hỏi nhiều mới nuôi được con. Hãy xem các loại thú không hề biết y khoa và chẳng dùng sữa bột, sữa đặc mà vẫn nuôi con dễ dàng mà con cái chúng lại khoẻ mạnh ít khi bị chết yểu. Đối với con người, việc bà mẹ tự tay chăm sóc trẻ thơ và cho con bú lại là điều cần thiết và hệ trọng, vì đây là bước đầu tiên dạy trẻ cách sống trên đời và dựng nền cho nhân cách của nó.

    Tâm lí của bậc làm cha mẹ ngày nay cứ muốn bao bọc con thật kĩ như giữ con trong phòng kín, ủ ấm cho nó. Thật là sai lầm, vì trẻ nhỏ vốn Dương hơn người lớn nên cần ăn bận thoáng nhẹ, mỗi ngày nên cho nó ra ngoài trời độ 1-2 giờ dù đang mùa đông và phòng cũng không nên kín quá. Nếu để ý, ta sẽ thấy trẻ con thường đạp tung chăn mền khi ngủ, chỉ cần đắp kín bụng là đủ rồi.

    Áo quần tã lót của trẻ may bằng vải bông (cotton) màu trắng là tốt nhất vì thoáng và co giãn thoải mái. Nếu có màu thì tìm vải nhuộm với chất màu của cây cỏ thiên nhiên, tránh vải sợi tổng hợp nhuộm màu hoá học, có thể hại da. Vả lại, trẻ con là Dương rất năng động cần được hoạt động thoải mái, do đó không nên bó chặt lên nó quá.

    Khi tắm rửa cho trẻ, dù nó mỏng manh khó nắm, bà mẹ cũng nên tự làm lấy, đừng giao cho ai cả kể cả bà mụ, người thân hay người giúp việc. Nhẹ nhàng lau chùi cho con trong yêu thương trìu mến, lòng sẽ thấy vui khôn tả suốt cuộc đời khó quên.

    Quan trọng hơn cả là đừng nuông chiều trẻ. Trừ khi cho bú, không nên bồng ẵm luôn tay, dù nó khóc la hoặc không chịu ngủ. Người mẹ còn phải dành thì giờ lo cho công việc khác và để nghỉ ngơi. Ngay cả trong lúc cho con bú, người mẹ có thể đọc sách, làm thơ hay tĩnh tâm cầu nguyện. Cho bú xong, cứ để con nằm một mình, nó sẽ ngủ khi muốn ngủ. Nếu trẻ khóc la khi không đói thì coi chừng nó nhõng nhẽo trái chứng, trong người có bệnh hoặc đã tiểu tiện ướt dơ, nguyên nhân cũng do lỗi bà mẹ đã ăn uống sai phép tạo ra nguồn sữa kém chất lượng, và khiến mình quá Âm, sống theo tình cảm uỷ mị.

    Phải tập cho con không tiểu tiện bừa bãi sau khi nó được ba ngày tuổi. Cần để ý những dấu hiệu cho thấy đứa trẻ muốn bài tiết, thường xảy ra sau khi thức giấc và trẻ có cử chỉ bứt rứt, càu nhàu. Lúc đó bà mẹ đặt tay lên bụng con và “xi” cho nó tiểu tiện. Tập cho trẻ thói quen như thế, người mẹ sẽ đỡ công giặt tã và yên tâm về giờ giấc bài tiết của con.

    Y học hiện đại đang băn khoăn lo lắng về sự gia tăng bệnh tật ở trẻ, nhưng người biết phương pháp thực dưỡng sẽ không phải bận tâm về vấn đề này vì hiểu rằng nguyên nhân là do ăn uống sai lầm và có thể chữa trị bằng cách điều chỉnh ăn uống cho quân bình Âm Dương.

    Một đứa bé được nuôi dưỡng theo phương pháp Thực Dưỡng sẽ không bị đau răng tiêu chảy, sưng phổi hay bất kì chứng bệnh nào thường thấy ở trẻ em nuôi bằng sữa bò đặc chế và những thức ăn tẩm bổ nặng nề. Nó là một báu vật dễ nuôi và là một kho báu xinh tươi làm vui đẹp cả gia đình. Người mẹ nào nuôi được đứa con như thế có quyền sung sướng, tự hào vì đã đóng góp cho đời một mầm sống tốt đẹp.

     

    NGOẠI HÌNH CỦA BÉ

    babies

    Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh có da dẻ hồng hào, nhỏ chắc, nếu có bớt thì có bớt ở mông. Trái lại thân hình to bệu, da trắng nhợt hoặc hơi xanh chứng tỏ khí chất của đứa bé yếu kém, đời nó sau này sẽ khổ và hành cha hành mẹ; mà cũng đúng vậy thôi, những người có con như thế tự trách mình là hơn! Tuy nhiên nếu lỡ không may, bạn đừng lo lắng lắm vì phương pháp Thực Duỡng có thể giúp bạn biến đổi đứa con ra thành hồng hào, khoẻ mạnh.

    Thân thể to béo không nhất thiết phải là dấu hiệu của sức khỏe.

    Mới đây trên báo chí ở Pháp, người ta có nêu ra một hiện tượng không ai giải thích được, đó là chiều cao của con người đang tăng lên. Trọng lượng và tầm vóc trung bình của trẻ sơ sinh cũng đang tăng lên. Tại sao lại thế? Bất cứ ai đọc Vô Song Nguyên Lý của phương pháp Thực dưỡng đều có thể trả lời câu hỏi này một cách dễ dàng. Đó là do món ăn thức uống của con người, nhất là phụ nữ càng ngày càng trở nên Âm tính (giãn ra). Trước khi 6 tuổi, trẻ con Thực Dưỡng thường nhỏ hơn những đứa trẻ khác, (mới sinh) cân nặng trung bình khoảng 2 kí rưỡi, nhưng rắn chắc. Nó chậm biết đi, nhưng điềm tĩnh, nhanh nhẹn và nhạy bén hơn. Từ 6 tuổi trở đi, nó tăng trưởng theo nhịp độ bình thường. Thân thể to béo không nhất thiết phải là dấu hiệu của sức khỏe. Nên biết rằng tinh thần có thể phát triển vô hạn, nhưng thân xác chỉ phát triển đến một giới hạn nào đó theo tự nhiên. Thân xác càng lớn thì tinh thần càng nhỏ; và tinh thần mạnh mẽ thường đi đôi với một than thể thấp lùn (như Victor hugo, Chateaubriand, Napoleon)…

    Mới sinh ra, tóc trẻ có màu nhạt và mếm là tốt nhất. Nếu tóc sẫm cứng thì cũng là do bà mẹ lúc mang thai ăn nhiều thứ Âm như rau sống,cà chua, dưa leo,v.v….. Móng chân, móng tay dài là tốt. Tiếng khóc phải mạnh, chói lói nhưng rõ ràng.

     

    THỨC ĂN CHO BÉ

    tre tren 2 tuoi van bu me hay bu binh de gay hai cho rang

    Trong vòng 20-30 giờ sau khi sinh, không cần cho trẻ ăn uống gì cả và cứ để nó ngủ. Trừ lần khóc lọt lòng, nếu trẻ khóc thì xem chừng tã đã ướt bẩn vì nó bài tiết.
    Đừng vắt bỏ sữa non, mà nên cho trẻ bú, vì sữa này có chất kháng bệnh và khử độc. Khi cho bú người mẹ áp dụng phương pháp Thực Dưỡng không cần sát trùng đầu vú (nếu cần có thể lấy khăn nhúng nước nóng lau sơ sơ) và thường đủ sữa cho con, do đó, cứ để trẻ bú thoải mái. Dạ dày trẻ con thường khác dạ dày người lớn, có hệ thống tự điều chỉnh rất tinh vi sẽ nhả đầu vú khi đã đủ. Vì lí do nào đó mà thiếu sữa mẹ cũng không nên cho trẻ uống sữa bò. Sữa bò được tạo ra theo tự nhiên chỉ để dành cho con của loài bò, nếu dùng để nuôi con loài khác sẽ không thích hợp. Vả lại ngay các nghiên cứu Y học cũng cho rằng sữa tiệt trùng, sữa bột, sữa đặc (sữa hộp) có thể làm tổn hại sức khoẻ, nhất là gây nguy hiểm ở bộ phận tiêu hoá.

    Người mẹ thiếu sữa nên điều chỉnh ăn uống theo phương pháp Thực Dưỡng, dùng súp tương đặc với bánh dầy hay bánh ít nếp lứt cũng có thể ăn thêm món cá chép ninh tương (koi koku). Có người khuyên khi thiếu sữa người mẹ có thể nên ăn nhiều hoa quả, trái cây và thịt, uống nhiều thuốc bổ để có chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm và sinh tố. Thật là nhầm lẫn! Vì ăn nhiều trái cây tuy có thể tạo ra nhiều sữa, nhưng sữa đó loãng như nước và không mấy bổ dưỡng. Còn ăn nhiều thịt và uống thuốc bổ có khi làm người sinh nhiệt khiến sữa tịt luôn. Chỉ có ăn uống đúng đắn theo nguyên lí quân bình Âm Dương mới tạo được nguồn sữa tốt lành và đủ số lượng.

    foreign 3 l

    Món súp cá chép koikoku: cá chép nguyên con, cà rốt, ngưu bàng, trà cành già, miso, gừng, hành

    Người đời nay quan niệm rằng phụ nữ cho con bú vú sẽ xấu người đi; nhưng xét theo phương pháp Thực Dưỡng người mẹ xấu đi hoặc già khọm cũng chỉ vì ăn ở sai phép. Ăn ở đúng đắn và sinh hoạt điều độ, người mẹ nuôi con bằng sữa của chính mình sẽ càng ngày càng đẹp ra thêm phần duyên dáng. Dù sao cũng phải nhớ điều quan trọng nhất là dù cho sữa của người mẹ già nua xấu xí, ốm yếu cũng hơn sữa của con thú. Vì vậy chỉ có những người phụ nữ cực kì nhẫn tâm và ích kỉ mới không cho con mình bú vú.

    Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Tây Bắc của Mỹ, sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh ngừa được bệnh nhiễm trùng; chất đạm (lactabumin) trng sữa mẹ lại dễ tiêu hơn chất đạm (casein) trong sữa bò, chất béo cũng vậy. Còn sinh tố thì sữa mẹ chứa nhiều gấp 2-10 lần sữa bò. Trong thường hợp bất khả kháng và chưa tạo đủ sữa, có thể cho trẻ uống nước gạo lứt (nấu cháo gạo lứt với nhiều nước, thêm chút ít mè dã dập, hầm độ 3-4 giờ cho nục rồi gạn lấy nước cháo) hoặc sữa thảo mộc kokkoh. Có thể thêm đường thiên nhiên hoặc mạch nha nguyên chất cho ngọt bằng sữa mẹ. Hoà bột với nước nguội cho tan rồi đem nấu sôi riu riu độ 20 phút cho bột nở. Nếu dùng bình bú, nhớ xoi lỗ vú hơi lớn.

    Từ tháng 4, thêm 5 – 10 gram hành, cà rốt, xà lách xon, bí đỏ nấu nhừ và nghiền nát

    Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 9, thay một phần sữa thảo mộc bằng 10 – 50% cháo gạo lứt hầm rục (1 phần gạo nấu với 5-6 phần nước)

    Từ tháng 13 trở đi, cho trẻ ăn 150 gram gạo lứt nấu với cả 3 phần nước thành cơm nhão, 30-40 gram rau củ chính (thêm chút dầu mè và tí muối ) cho uống ngày 2 – 3 tách nước trà gạo lứt (rang gạo lứt rồi đem nấu nước

    Từ tháng 16 đến 2 tuổi, tăng dần lượng gạo và rau củ quả, mỗi ngày tăng thêm khoảng 30 gram gạo và 20 gram rau củ.

    Sữa thảo mộc rất bổ dưỡng, ngoài công dụng thay sữa mẹ, có thể làm bánh ăn dặm hoặc làm bánh điểm tâm, ăn nửa buổi cho trẻ con, người lớn và người già.

    THÔI BÚ VÀ CHO ĂN

    Baby Food . Sprouted Kitchen

    Photo: sproutedkitchen.com

    Khi trẻ đã mọc răng hoặc được một năm tuổi thì nên cho trẻ thôi bú vì răng của trẻ đã đến lúc cần phải nhai. Nếu sau thời gian này vẫn để trẻ tiếp tục dùng sữa làm nó trở nên bạc nhược, kém ý chí, ích kỉ, trái chứng trái nết, thường làm phiền người khác và đời lắm đau khổ.

    Sau khi đứt sữa, có thể cho trẻ ăn cơm gạo lứt chà bớt cám (gạo mùa), nấu cháo và vắt thành từng viên nhỏ cho nó tập nhai. Tuy nhiên, không phải đợi đến lúc dứt sữa mới cho trẻ ăn mà nên từ tháng thứ 5 trở đi đã cho trẻ ăn một bữa thay một bữa bú trong ngày bằng nước hồ gạo lứt (gạo lứt có thể thêm bobo, kê, bắp hoặc các loại ngũ cốc khác từ từ lần một) không cho nêm muối. Nếu cần chất mặn nên cho thêm tương. Mỗi bữa cho ăn nước hồ, có thể cho thêm 10% rau củ hấp mềm hoặc tán nhuyễn (có thể nấu chung với cháo gạo). Carot, bí đỏ, hành tây, poaro, cải bắp đều dùng được. Cuối bữa cho trẻ tráng miệng với chút muỗng súp, nước carot (carot mài rồi lấy nước đun sôi).

    Từ tháng thứ 7 trở đi có thể cho trẻ ăn vỏ bánh mì lứt hoặc miếng bánh tráng để cho trẻ tập nhai. Khi răng mọc, trẻ ngứa lợi, cho nhai miếng carot hay củ cải phơi khô rất có ích. Vào buổi chiều có thể cho trẻ ăn cháo gạo nấu với rau củ hơi đặc rồi đánh qua vải thưa (hoặc qua cái rây), hoặc hủ tíu (mì sợi), gạo lứt nấu với nước sạch độ 45 phút và thêm rau củ nghiền nhuyễn.

    Khi răng hàm đã mọc đủ có thể cho trẻ ăn ít rau củ sống để có chút Âm tính giúp trẻ tăng trưởng. Ban đầu là một muỗng súp carốt tươi nêm vài giọt nước tương, dần dần cho ăn luôn xác carot hoặc mài vài cọng ngò, một hai lát dưa leo, đôi miếng rau diếp (xà lách). Lúc này có thể thêm ít trái cây (độ 1 mcf một ngày) Dương tính như ô-ma (trái cây trứng gà), táo ta, hồng (thị đề), saboche (hồng xiêm), nấu chín là tốt nhất (cũng có thể ăn chuối tiêu nhỏ trái).

    Trẻ lớn dần thì phạm vi thức ăn cũng nới rộng ra có thể thêm cải son (xà lách son), rau dền, rau bồ công anh, cải lá, đậu ve hoặc các loại đậu trái khác; hấp, luộc hoặc xào với dầu mè và thêm ít tương.

    Nên lưu ý là không cần cho đứa bé dùng thực phẩm huyết nhục, kể cả trứng, trong thời gian này để trẻ phát triển tối đa phần tinh thần. Mặc dù thức ăn phụ của trẻ là rau củ, nhưng đôi khi nó không muốn ăn những món này mà chỉ ăn ngũ cốc. Các bậc cha mẹ chớ thấy thế làm lo hoặc ép con ăn. Cứ để nhu cầu cơ thể của nó tự liệu. Thức uống thuận tiện nhất cho trẻ là nước lã đun chín. Cũng có thể dùng trà gạo lứt (gạo lứt rang hơi sậm đen nấu nước) hoặc cà phê Thực Dưỡng (cho bột vào túi vải, cột kỹ đem nấu nước). Chỉ nên cho trẻ uống sau bữa bú hoặc bữa ăn, mỗi lần vài muỗng xúp. Khi trẻ được một tuổi, số lượng rau củ dùng làm thức ăn phụ có thể tăng lên, khoảng 20% – 30% so với lượng thức ăn chính là gạo lứt và những loại cốc khác.

    TRẬT TỰ TRONG ĂN UỐNG

    nuoc ep trai cay tre em chua luong duong vuot cocacola1

    Trước bữa ăn mà cho trẻ uống nước trái cây là sai lầm lớn. Mặc dù việc này đang thịnh hành ở phương Tây, cho uống như thế sẽ giết khẩu vị tự nhiên. Thay vào đó, có thể dùng nước xúp nêm hơi mặn để kích thích sự ngon ăn.

    Bữa ăn, dù là người lớn, nên bắt đầu với món Dương (như bánh tráng gạo lứt, xúp mặn, vài miếng cơm lứt muối mè, hoặc tôm) và chấm dứt với món Âm (như trái cây, đồ ngọt). Trong một cuộc nghiên cứu, những hình chụp quang tuyến X cho thấy bữa ăn bắt đầu với món Âm như bánh ngọt, trái cây, cà phê, rau sống, v.v… làm cho toàn bộ các thức ăn không tiêu hoá được, và sau đó cơ thể phải tống ra bằng cách nôn mửa hoặc đi tiêu chảy. Ăn đường trước khi vào bữa chính cũng vậy, toàn bộ thức ăn không tiêu hoá được sẽ sình lên trong ruột sinh ra hơi thối.

     

    DÙNG MUỐI

    salt for baby

    Một trong những quan trọng cần lưu ý khi cho trẻ ăn là dùng đúng phân lượng muối. Trẻ dưới một tuổi không nên cho dùng muối, trừ trường hợp cần thiết như bị tiêu chảy, yếu xương,v.v… Nếu trẻ bình thường thì 7 tháng tuổi trở đi có thể cho dùng chút muối nêm trong thức ăn, nhưng tốt nhất là thay muối bằng tương (tương nước hoặc tương đặc), dù sao, cũng nên cẩn thận chỉ cho trẻ lượng muối (kể cả muối trong tương) bằng 1/10 lượng muối của người lớn.

    Quá nhiều hoặc quá ít (nếu trẻ còn bú vú thì tính số lượng muối có trong thức ăn của người mẹ) cũng làm trẻ chậm lớn. Nhưng biết thế nào là đúng? Cứ xem phân là hay nhất. Phân trẻ bình thường có màu vàng cam hơi nhão, khi giặt tã với nước lã không cần xà phòng vẫn sạch phân là tốt. Nếu phân lỏng, nhạt màu hoặc xanh là thiếu muối. Trái lại, phân nâu hoặc cứng là dư muối.

    Nếu bạn đưa ngón tay có chấm muối vào miệng trẻ, thấy nó mút ngon lành chứng tỏ nó đang cần muối và bà mẹ đã không ăn hoặc không nêm thức ăn của trẻ đủ muối. Trái lại, đứa bé tỏ ra khát nước hoặc thèm ăn những món Âm, cho thấy nó đã dùng quá nhiều muối. Trong trường hợp này, thay vì cho nó ăn thức ÂM hoặc uống nhiều nước, chỉ cần giảm lượng muối là xong. Cần nhớ rằng chỉ cần gia giảm vài hạt muối cũng đủ thay đối mọi chuyện.

     

    CHỮA BỆNH CHO TRẺ

    mom comforting sick baby

    Một đứa trẻ được nuối dưỡng đúng phép từ trong bụng mẹ hiếm khi bị bệnh; nhưng nếu có bệnh thì cũng không cần thuốc men đặc biệt, người mẹ chỉ cần nhớ lại những gì mình đã ăn đã uống hoặc đã cho con ăn ngày hôm trước là quá Âm (nhiều đường, trái cây hoặc nhiều nước) hoặc quá Dương (ăn quá mặn và nhiều món chiên, nướng để điều chỉnh. Trước hết, ngưng dùng những món này; sau đó, có thể thêm một đôi món ăn thức uống giúp quân bình cơ thể hoặc vài trợ phương cần thiết.

    Tiêu chảy:
    Để trẻ nhịn ăn một ngày và cho uống trà gạo lứt rang cháy, hoặc có thể cho ăn cháo gạo xát trắng (nhớ vo thật sạch cám rồi rang sơ). Nếu tiếp tục tiêu chảy, cho trẻ ăn ít bột sắn dây với ít mơ muối và tương khuấy nóng

    Táo bón:
    Cho ăn đậu đỏ hầm nhừ và tán nhuyễn, có thể cho thêm một vài giọt dầu mè.

    Sán lãi:
    Mỗi sáng trẻ vừa thức dậy, cho uống trà ngải cứu (nấu một cọng lá ngải cứu dài độ 1 tấc với một chén nước khoảng 30 phút cho cạn còn phân nửa) trong một tháng.

    Đau tai:
    Trộn một phần dầu mè với 1 phận nước cốt gừng (gừng tươi giã nhỏ, vắt lấy nước), đem hâm cho ấm, rồi dùng muỗng múc dầu này (có thể dùng cái đếm giọt) nhỏ vào tai vài giọt, công hiệu tức thì.

    Sốt nóng:
    Cho trẻ tắm nước ấm bằng thân nhiệt (ví dụ trẻ sốt 38 độ thì nước nóng cũng 38 độ).

    Bầm, bị đứt hay trầy:
    Xoa nước muối nóng lên vết thương. Nếu bị trầy sơ, có thể xoa bằng nước miếng.

    Thóp (mỏ ác) lâu cứng:
    Nếu trẻ đã được một tuổi rưỡi mà mỏ ác chưa khép cứng, chứng tỏ sữa mẹ hoặc thức ăn cho nó không được tốt. Tuy nhiên, phương pháp Thực Dưỡng có thể điều chỉnh được tình trạng này. Có một đứa trẻ đã 9 tuổi mà mỏ ác vẫn hở nên không đi học được, vậy mà chỉ sau 6 tháng áp dụng phương pháp Thực Dưỡng, tất cả đều trở lên tốt đẹp. Khi trị bệnh cho con, người mẹ phải tuỳ theo thể trạng và bản năng của trẻ, theo dõi phân của nó và dựa vào cảm nhận đúng đắn của chính mình. Quan trọng nhất hơn hết là trí phán đoán của người mẹ phải nhạy bén và chính xác. Tận tuỵ, tình thương và sử dụng được những kỹ thuật của phương pháp Thực Dưỡng vẫn chưa đủ. Người ta còn phải suy tư chiêm nghiệm để biết sự sống là thế nào và hiểu được Vô Song Nguyên Lý.

    HẠNH PHÚC KHI CÓ CON

    baby food 1 03

    Photo: sproutedkitchen.com

    Thật sung sướng biết bao khi khi chứng kiến một mầm sống tăng trưởng do tay mình chăm sóc, dù là một cái cây hay một con thú, huống chi nuôi dưỡng được một đứa con thì có niềm vui nào bằng! Sinh vật bé bỏng này sẽ chuyện trò với bạn, hiểu ý bạn, học hỏi bạn, còn là nguồn an ủi, khuyến khích t ạo niềm tin và sức mạnh mỗi khi bạn gặp cảnh buồn đau.

    Rồi những lúc bạn phải quay cuồng chống chọi với phong ba bão tổ của cuộc đời và đến khi tuổi mòn sức yếu, con cái sẽ cõng bạn trên lưng với đôi tay dịu mềm nhưng cương quyết, bảo vệ bạn tránh mọi cơn tai biến và tiếp tục phát huy sự nghiệp của bạn.

    Có con và nuôi con khôn lớn là niềm hạnh phúc tuyệt vời! Ở châu Âu và Mỹ, tôi có đến thăm một nhà dưỡng lão dành cho các cụ già không con hoặc bị con hất hủi, trông họ thật âm thầm buồn thảm. Tôi cũng gặp những người lớn tuổi sống cô đơn, ăn uống tại quán xá, đọc báo suốt ngày hoặc thẫn thờ nhìn theo những đứa trẻ rộn rã vui tươi bên cha mẹ. Sống như thế thật ảm đạm biết bao!

    Thật đáng buồn khi chỉ muốn khoái lạc nhục dục mà lại không muốn có con vì sợ nuôi con phiền toái. Có thể nói tất cả những ai từ chối làm cha làm mẹ vì muốn được tự do hưởng thụ hoặc lấy cớ thiếu kinh tế đều là hèn nhát. Đến cả loài thú như chó mèo chẳng hạn cũng không từ chối trách nhiệm sinh con, và chúng nuôi con rất dễ dàng, vậy tại sao loài người không hơn được chúng? Đương nhiên nuôi con là một trách nhiệm lớn lao cần nhiều công sức. Nhưng khó khăn càng nhiều thì hạnh phúc càng lớn. Nếu từ nan một trách nhiệm như thế, người ta sẽ không bao giờ biết được niềm vui, tình thương vô bờ bến và hạnh phúc đích thật. Hạnh phúc là một phần thưởng chỉ dành cho những ai biết chịu đựng khốn khó.

    vv2

    Đừng cưng chiều quá đáng ngay từ lúc con còn nằm nôi. Để cho nó tự chơi một mình, không nên hở một chút là dỗ là dành, dù nó khóc la vì không vừa ý cũng mặc. Khi trẻ biết nói và hiểu, nên dựa vào trò chơi của nó và kinh nghiệm hàng ngày để dạy con về Nguyên Lý Âm Dương cũng như cách dưỡng sinh phải đạo. Khi trẻ lớn hơn, bắt đầu tò mò, thì dựa vào các câu hỏi của nó để chỉ bày dạy dỗ.

    ĂN UỐNG CỦA TRẺ ĐÃ LỚN

    veggie16q 2 web

    Nếu bà mẹ ăn ở tốt lành trong lúc mang thai và đứa con sinh ra được nuôi dưỡng đúng đắn cho đến 6 tuổi, tự nhiên nó sẽ biết thức ăn nào là thích hợp và ít khi ăn quá mức cần thiết. Nếu đưa đường cát trắng cho một đứa trẻ đã được nuôi theo phương pháp Thực Dưỡng từ lúc còn là bào thai, vừa nếm vào là nó phun ra ngay. Bản năng trực giác giúp nó biết đường có hại cho cơ thể. Nếu đưa trái cây, nó sẽ chọn loại nào Dương nhất (Ở Âu Mỹ có táo tây, dâu tây, ở Việt Nam, có táo ta, trái trứng gà, hồng, sa-bô-chê, măng cụt, bòn bon, bồ quân tương đối Dương hơn các loại khác). Không bao giờ nó tỏ ra lầm lẫn.

    Tốt nhất không cho trẻ dùng thực phẩm gốc thú vật (thịt, trứng, sữa) trước khi đến tuổi 15-16, cốt để nó phát triển tối đa năng lực của trí tuệ.

    Dinh dưỡng học phương Tây khuyên ăn trái cây và dùng sữa bò càng nhiều càng tốt. Ăn trái cây có thể thích hợp với người phương Nam ở vùng nhiệt đới, và sữa bò có thể dùng được cho người phương Bắc ở vùng ôn đới, nhưng bảo rằng mọi người trên thế giới đều nên ăn như thế thì có phần không đúng. Muốn biết rõ điều này, có thể xem xét các loại lương thực thực phẩm có trong môi trường thiên nhiên của mỗi nước, mỗi vùng. Dù sao, đối với cơ thể con người, những thực phẩm này rất Âm (giãn nở), nếu thường xuyên dùng quá nhiều, không quân bình với các thức ăn khác, nhất là với cốc loại, sẽ bất lợi cho cơ thể.

    Cũng cần biết không có một loài thú nào trong thiên nhiên như con người lại dùng sữa sau khi mọc răng. Dường như bản năng trực giác giúp chúng hiểu sữa chỉ dành cho lớp động vật còn nhở chưa có răng. Những đứa trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ cho đến 4-5 tuổi sẽ thiếu chất khoáng sinh yếu xương mà dấu hiệu rõ nhất là mặt dài ra. Trong khi trẻ dùng nhiều sữa bò và các chế phẩm của sữa bò (như bơ, phó mát, da ua) thường bị bệnh viêm màng não khi lớn lên.

    Ngoài ra, không nên dùng nhiều trái cây và thực phẩm gốc thú vật cũng vì một lý do khác về mặt xã hội. Tất cả đất đai có thể canh tác trên hành tinh của chúng ta sẽ không đủ chỗ để sản xuất những thực phẩm này với số lượng thoả mãn cho toàn thể cư dân trên thế giới. Xét về mặt kinh tế toàn cầu, nuôi gia súc và trồng cây ăn trái không lợi bằng trồng cốc và rau củ; còn xét về mặt an sinh, việc này là không công bằng.

    Dinh dưỡng học phương Tây còn khuyên ăn uống hàng ngày phải đầy đủ chất này chất nọ, chẳng hạn như sinh tố C, sinh tố D, chất calcium (chất vôi)…nhưng ông cha chúng ta ngày xưa chẳng hề quan tâm đến những chuyện như thế mà vẫn sống khoẻ mạnh.

    Tôi không có ý phủ định tầm quan trọng của sinh tố, calcium hoặc chất đạm, và ít ra tôi cũng không chống đối những lý thuyết của dinh dưỡng học phương Tây. Tôi chỉ nói một quan niệm như thế về dinh dưỡng, sinh lý hoặc sự sống là chưa hoàn chỉnh, nên không thể hoàn toàn tin cậy vào đó để tạo dựng sức khoẻ. Ngay cả trong giới sinh lý học và dinh dưỡng học hiện đại cũng không dám quả quyết những lý thuyết này là hoàn hảo; mà thật vậy, cho đến nay, người ta đã thấy tất cả đều ngược lại.

    Chỉ xét riêng về sinh tố, các chuyên viên dinh dưỡng vẫn chưa thống nhất về số lượng sinh tố cần thiết cho cơ thể, mặc dù họ biết thừa hay thiều đều nguy hiểm. Ngay đến chất đạm được gọi là “chất đầu tiên của sự sống” người ta cũng biết nếu dùng dư thừa có thể gây bệnh ung thư. Chất magnesium (ma-nhê) cũng vậy, tuy tối cần nhưng chỉ cần dư nửa gram đã đủ giết người.

    09NUTRITION master675

    Nhìn chung, khoa học hiện đại dù tiến bộ vượt bậc vẫn chưa hiểu thấu vấn đề dinh dưỡng hoặc sinh lý học, mà chưa thấu đáo sự sống có nghĩa là chưa hoàn chỉnh. Nếu chúng ta dựa vào những lý thuyết chưa hoàn chỉnh như thế để mưu tìm sức khoẻ và một đời sống an lành thì quả là mạo hiểm.

    Mặc dù có tính đúng số lượng sinh tố, calcium, magnesium hoặc chất đạm cần cho sự sống đi nữa, ta cũng không thể sống chỉ nhờ từng đó thứ. Sự sống là một tổng hợp vô cùng rộng lớn bao gồm nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có mấy thành phần như khoa học thấy được qua phân tích. Điều này cũng giống như người ta muốn tổ chức lực lượng quốc phòng mà chỉ chú trọng phát triển có mỗi phi cơ vì thấy đây là vũ khí chiến lược quan trọng. Nhưng quân đội không thể chỉ dựa vào phi cơ, mà còn cần nhiều yếu tố khác như binh lính, tàu bè, xe cộ, súng đạn, nguồn tiếp tế….

    Nuôi con theo phương pháp Thực Dưỡng rất đơn giản, chẳng cần học hỏi điều gì phức tạp hoặc sửa soạn những món ăn đặc biệt, mà chỉ cần sử dụng thực phẩm có tại địa phương theo nguyên lý Âm Dương. Thí dụ sống ở hàn đới, ôn đới không nên dùng trái cây nhiệt đới; còn sống ở nhiệt đới thì nên tránh ăn thịt.

    Có thể đứa trẻ nuôi theo phương pháp này trông ốm yếu hơn trẻ nuôi theo dinh dưỡng phương Tây; nhưng đừng lo, vì thực tế cho thấy những đứa bé được cho ăn nhiều thứ bổ béo tuy mập mạp nhưng rất dễ ngã bệnh, trong khi những đứa trẻ ăn uống đơn giản tuy gầy lại ít ốm đau. Người đời nay thường tin rằng hễ thân thể cao to là khoẻ mạnh, còn thấp gầy là yếu đau. Tôi cho tin như thế là mê tín, vì có nhiều người bề ngoài trông to béo phương phi mà bên trong mang bệnh trầm kha hoặc những lực sĩ thân hình vạm vỡ, bắp thịt cuồn cuộn vẫn hay chết sớm, trong khi những người xem ra ốm yếu lại thường sống dai. Như vậy, đủ rõ vóc dáng không phải là tiêu chuẩn đo lường sức khoẻ.

     – Trích “Macrobiotic Guidebook For Living”, George Ohsawa –

    Ngô Thành Nhân và Tôn Thất Hanh dịch

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan