Món Ăn Thực Dưỡng ・ bánh ・ Ẩm Thực Nhật Bản ・

Bánh Nếp Đậu Đỏ Ohagi

Anh Yu 09 Thg 06

XEM NHANH

    *** Món Ăn Thưởng Thức ***

    Nếu ở Việt Nam có bánh dày, bánh trôi, bánh chuối nếp nướng thì Nhật Bản cũng có món bánh cổ truyền rất ngon có tên Ohagi おはぎ

    Ở Nhật Bản ngoài Ohagi còn có một loại bánh nữa cũng có hình dạng tương tự và một tí khác biệt trong nguyên liệu là bánh Botamochi hay còn gọi là Mochi , sự khác nhau của 2 loại bánh này đó chính là thời điểm thưởng thức. Bánh Ohagi thường được thưởng thức vào mùa thu trong khi Botamochi lại được thưởng thức vào đầu năm mới như một cách thức chào mừng mùa xuân về của người dân xứ sở Phù Tang.

    18448799368 3d9f9601f0 b

    Bọc bên ngoài lớp áo bánh được làm từ paste đậu đỏ azuki (anko) trông hơi giống những bông hoa hagi. Chính vì vậy bánh có tên O-hagi, bắt nguồn từ chữ hagi có nghĩa bụi cỏ ba lá có hoa nở vào mùa thu. Paste đậu đỏ có thể được thay bằng kinako bột đậu nành gỉa đường) hoặc mè đen. Có ba kiểu bánh: bánh nếp phủ bột đậu azuki màu thẫm, kinako vàng và mè đen. Những lớp áo bọc bên ngoài che phủ toàn bộ phần cơm nếp trắng tinh bên trong. Sư kết hợp tuyệt vời từ các loại nguyên liêu bình dị nhưng được trải qua quá trình sàng lọc cũng như chế biến công phu để hình thành nên món bánh vừa thơm ngon vừa bình dị như chính con người Nhật Bản vậy.

    Phiên bản của Bếp Thực Dưỡng lành mạnh hơn nhiều so với bản phổ thông khi thay gạo trắng bằng gạo lứt, thay đường trắng bằng đường thốt nốt và giảm số lượng đến mức tối thiểu 🙂

    Do tính chất “ăn chơi” của món này nên bạn nên rủ rê thêm người làm thay vì solo. Mình đã gù chị Lili từ Rice Kitchen (Aus) vào bếp làm chung và chụp lại toàn bộ quá trình lung linh là lên luôn!

     

    Đồ chơi đơn giản:

    210g gạo nếp lứt

    90g gạo lứt trắng

    700g đậu đỏ nghiền (anko)

    ( đậu đỏ nấu chín mềm với đường thô/ thốt nốt và ít muối)

    1/3 mcf muối

     

    Cách làm không giản đơn (không khó nhưng cần tỉ mỉ kiên nhẫn)

    • Làm đậu đỏ nghiền anko. Anko là thành phần rất phổ biến trong các món bánh/tráng miệng Nhật Bản

    – Đậu đỏ – xích tiểu đậu rửa sạch ngâm qua đêm

    – Cho nước ngập khoảng 1 đốt ngón tay rồi đun sôi lửa lớn mở vung

    – Khi sôi hạ lửa hoặc tắt bếp. Nấu tiếp vài phút đến khi đậu bắt đầu nhăn vỏ, thêm 200ml nước lạnh, nước lạnh sẽ làm đậu mềm hơn

    – Khi sôi lại lần 2, đun thêm vài phút rồi đổ bỏ nước, xối nước qua đậu. Quá trình này gọi là shibukiri sẽ giúp loại bỏ vị đắng của đậu.

    :::

    – Tiếp tục nấu đậu bằng nồi thường hoặc nồi áp suất, đậu chín khi có thể bóp nát bằng 2 ngón tay

    – Cho đường từng đợt cách nhau 3 lần, lửa vừa đảo đều tay

    – Cho thêm ít muối cuối cùng

    – Để đậu vào hộp và bọc kín

     

    • Làm bánh ohagi

    – Vo trộn gạo tẻ lứt, ngâm trong nồi 30ph rồi bắt đầu nấu

    – Khi cơm chín, nhấc ra trộn với ít muối

    – Dùng chày giã mịn

    – Chia gạo thành viên nhỏ cỡ bóng bàn, chia anko tương ứng

    – Cho đậu vào miếng vải mùng, cho nắm cơm vào giữa, túm miếng vải lại và tạo hình nắm cơm tròn

     

     

    [flickr_set id=”72157654298921995″]

     

    18015904393 df1fd40293 b

    Bánh ohagi ngon nhất khi ăn ngay sau khi làm, chất lượng bánh phụ thuộc vào chất lượng gạo và đậu, mình dùng nguyên liệu từ Xanhshop.com muốn làm dở cũng khó

     

    18015904353 f4d5267718 b

    Đậu đỏ có tính chống ứ nước, chống viêm sưng, lợi tiểu, giải độc, tốt cho thận. Món này lâu lâu có thể làm ăn chơi rất ngon miệng, trẻ em hay người lớn đều sẽ thích.

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan