** Món Ăn Hàng Ngày **
Đây là một trong những gia vị tuyệt nhất trong Bếp Thực Dưỡng. Vì sao? vừa ngon, giỏi võ lại dễ làm, dễ chơi
Cách làm:
1 cup hành lá thái nhỏ, cả rễ thân lá
1 mc miso (mugi/shiro)
1 mc nước
1 mc dầu mè
Xào hành vài giây cho thơm.
Trộn đều và nhuyễn miso với nước (dùng cối xay mè suribachi).
Cho hỗn hợp vào xào với hành, giảm lửa nhỏ để trong 3ph là xong.
Bí quyết cho món này ngon chủ yếu nằm ở miso. Không hiểu vì sao các CH thực dưỡng ở Việt Nam lại chuộng miso đậu nành (hatcho miso). Đây là loại mặn, nặng mùi, màu đậm, lâu năm. Hatcho Miso của thực dưỡng Nhật Bản nhẹ hơn nhiều so với Việt Nam. Có thể do truyền thống ăn mắm mà miso VN cũng ảnh hưởng nên mặn ? Dương là tốt ? Cũng có thể do khí hậu nóng ẩm thì miso mặn dễ bảo quản hơn… Nếu bạn tìm được loại miso Việt Nam ít mặn thơm ngon thì xài, còn mình khuyên bạn dùng loại Mugi Miso (thành phần chính là lúa mạch barley) của Nhật có bán tại Việt Nam, rất dễ ăn. Nếu muốn ngon hơn nữa thì dùng Shiro Miso (thành phần chính là gạo lứt) chưa tìm thấy loại chất lượng thực dưỡng ở Việt Nam nhưng có thể đặt mua trên Amazon. Loại miso này phổ biến nhất ở Nhật Bản, ngọt thơm dễ ăn, màu nhạt và nhiều nước hơn, khó bảo quản ở nhiệt độ thường. Miso là tương khá nhạy cảm vì nếu không đọc được thành phần tiếng Nhật, khả năng sẽ có bùa chú gia vị, điều vị, abcd. Loại lâu năm thường có màu đậm hơn, thông thường dùng trị bệnh Âm tốt hơn. Nhưng khi hết bệnh, cơ thể cân bằng rồi thì không nên dùng một loại miso mãi mà linh hoạt thay đổi theo mùa.
Vì sao cần ăn món này?
Vị hăng của hành rất hợp với miso. Chúng tạo ra một năng lượng ấm áp khi ăn vào. Dùng để ăn với cơm, cháo, bắp, xôi, “kho quẹt” chấm rau, “pate” phết bánh mì, vân vân và mây mây
Lợi ích rõ ràng nhất là nó giúp cải thiện tuần hoàn, làm khỏe dòng máu, giải độc do ăn đạm động vật. Hành lá, ai cũng biết, giúp giải cảm, toát mồ hôi. Để chữa cảm, nhức đầu bạn làm như sau: pha 1 lượng tương đương hành lá và miso với nước sôi, khuấy đều uống rồi đi ngủ.
Miso trong món này không nhằm mục đích bổ sung vi khuẩn đường ruột (chết mẹ hết rồi). Chủ yếu miso để tạo kiềm và mùi vị. Mùi vị của miso rất đặc biệt, không phải ai cũng thích. Giống như phô mai của phương Tây, miso- “phô mai châu Á” chính là sản phẩm protein được xử lí bởi các vi sinh vật và sau đó dần cứng lại thành dạng “bánh”. Quá trình lên men này khiến các chất đạm khó tiêu ở đậu nành bị phân giải, đồng thời dưới tác động của muối, các hoạt chất chống hấp thu bị vô hiệu hóa. Điểm khác biệt giữa miso và phô mai hiện diện ở chỗ miso chứa hầu hết các axit amin cần thiết (các axit amin mà cơ thể không tự sản xuất được); ít chất béo nói chung và chất béo bão hòa nói riêng, cũng như tỉ lệ cholesterol hầu như bằng 0. Vì vậy, các vấn đề về tim mạch, cao huyết áp sẽ được phòng tránh rất tốt nếu chuyển sang dùng miso thay thế phô mai. Đồng thời miso cũng tạo ra một hiệu ứng kiềm hóa rất mạnh, giúp đánh thức năng lượng tinh thần của cơ thể.
Ngoài ra miso cũng có tác dụng rất tốt với bệnh gan, các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Bằng quan sát trực quan, ta có thể thấy bánh miso có hình dạng và màu sắc rất tương đồng với lá gan. Sự trùng hợp này cũng có thể là mình chứng cho những tác dụng tuyệt vời mà miso đem lại. Lá gan hằng ngày phải tiếp xúc và xử lí vô vàn các hóa chất độc hại khiến nó sớm bị quá tải. Các biểu hiện trên da (mẩn, ngứa, da nhờn…) cũng như về tiêu hóa có thể nói lên phần nào tình trạng này. Miso có tác dụng trung hòa các hóa chất độc hại trong gan, như từ rượu, thuốc lá, khói bụi ô nhiễm, phóng xạ.