Hầu hết chúng ta thường không chú ý chăm sóc sức khỏe của thận cho đến khi các bệnh lý về thận phát triển đến giai đoạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong Đông Y, thận được xem là cơ sở đánh giá sức khỏe, là đại diện cho sức sống. Cùng với các vấn đề về sức khỏe của thận, chúng ta có thể biết được chức năng của các cơ quan liên quan đến bài tiết và thải độc khác như bàng quang, tuyến thượng thận, cơ quan sinh sản. Ngoài ra, thận được biết đến như là “cơ quan mùa đông”) là do thận dễ bị ảnh hưởng trực tiếp và suy giảm chức năng vì phải hoạt động nhiều vào mùa lạnh nên hết sức chú trọng chăm sóc sức khỏe của thận trong thời điểm này.
Thận giữ nhiều vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mà chủ yếu là hoạt động như một hệ thống lọc cho toàn bộ cơ thể. Thận giúp lọc máu khỏi những chất thải, chất độc đến từ các tế bào trong cơ thể và bài tiết những chất dư thừa này thông qua nước tiểu, đồng thời cũng có nhiệm vụ tái hấp thụ các chất cần thiết cho máu. Song, nếu chức năng thận bị suy giảm, các chất độc hại không được bài tiết ra ngoài sẽ quay ngược trở lại vào máu.
Thử tưởng tượng nếu nhà máy xử lý nước thải ở địa phương không hoạt động, tất cả rác bẩn và các chất độc hóa học được đổ thẳng ra biển, sông, hồ quanh khu vực sinh sống thì sau cùng nước ở đây cũng chính là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của chúng ta! Nói cách khác, các chất cặn bã chưa qua lọc sẽ tích tụ trong cơ thể theo thời gian, dẫn đến tình trạng máu nhiễm độc, từ đó gây ra nhiều vấn đề nguy hại đến sức khỏe, chẳng hạn triệu chứng Uremia (tăng urê do suy thận) là một sự đe dọa đến tính mạng.
Các chức năng chính của thận:
– Kiểm soát lượng nước trong cơ thể: lượng nước trong cơ thể không nên ở mức quá cao hoặc quá thấp. Thận giúp điều hòa lượng nước ở mức thích hợp, từ đó các chức năng của cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Khi lượng nước này mất cân bằng, cơ thể sẽ gặp tình trạng bị tích nước, gây sưng phù.
– Cân bằng axit và các chất kiềm hóa (Alkaline): độ pH trong cơ thể chúng ta luôn luôn cần được duy trì ở mức 7,4 (slightly alkaline). Thận giữ vai trò cân bằng độ pH bằng cách kiểm soát sự bài tiết ion (ion hydro và cacbonat axit).
– Duy trì các chất điện giải trong cơ thể.
– Sản sinh hormone.
– Cân bằng huyết áp: cùng với chức năng điều hòa lượng nước trong cơ thể, thận cũng là cơ quan giúp điều chỉnh huyết áp. Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên thì thể tích máu cũng tăng theo. Thể tích máu tăng đồng nghĩa với việc tim phải co bóp mạnh hơn để đưa máu vào các mạch và điều này dẫn đến tăng huyết áp. Còn khi cơ thể mất nước, thể tích máu giảm và huyết áp cũng giảm theo. Thận còn sản sinh enzim renin giúp ngăn chặn tình trạng huyết áp giảm xuống mức quá thấp.
Thận của bạn có thực sự khỏe mạnh?
Thận còn được gọi là “cơ quan thầm lặng” bởi vì cơ quan này vẫn hoạt động bình thường và không hề có dấu hiệu tiêu cực nào thông qua các xét nghiệm máu cho đến khi chức năng của nó suy giảm gần như 90%.
Thận có 2 kiểu bệnh lý chính:
Thận co rút (suy thận do Dương): Bệnh làm chậm lại quá trình lưu thông máu, nguyên nhân là do hấp thụ dư thừa lượng natri, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thức ăn chứa nhiều muối (pho-mát, cá hộp, v.v…), đồ nướng và một lối sống bận rộn căng thẳng cũng có thể làm bệnh trở nên nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm: mất ngủ, nghiến răng, tiểu đêm, ớn lạnh, mộng du, hay nhu cầu sinh lý cao về đêm.
Thận sưng (suy thận do Âm): Nguyên nhân do dư thừa chất lỏng, trái cây, nước ép, rượu bia, chất kích thích (cà phê, v.v…) và do cơ thể ít vận động. Các triệu chứng như đau thắt lưng kéo dài, sổ mũi, cảm lạnh, mất ngủ, lo âu.
Các triệu chứng sau đây cho thấy thận suy yếu
- Đi tiểu nhiều lần (3-5 lần trong ngày là mức bình thường), thường xuyên tiểu đêm dẫn đến việc các khoáng chất trong cơ thể bị bài tiết quá mức.
- Tay và chân lạnh.
- Đau vùng ngang thắt lưng kéo dài.
- Cơ thể sưng phù (biểu hiện thừa nước)
- Hay bị nhiễm trùng
- Các vấn đề về da (khô da, mẩn ngứa, v.v…)
- Các vấn đề về tai và thính giác (theo Y học cổ truyền Trung Quốc, thận có liên quan đến tai và các chức năng của tai)
- Yếu ớt, mệt mỏi toàn thân (cho thấy cơ thể đang thiếu sức sống)
- Tình trạng tinh thần kém (lo lắng, sợ hãi cũng là những cảm xúc gắn liền với thận)
Nguyên nhân suy thận
Thận đặc biệt nhạy cảm với không khí lạnh, tuy nhiên tác nhân chính khiến thận bị suy giảm chức năng chính là thực phẩm chứa nhiều tạp chất, những chất này sẽ chuyển hóa thành axit uric (một axit hữu cơ có chứa nitơ), amoniac, và các axit độc hại khác, gây sức ép lên thận, làm cho thận phải hoạt động quá tải.
- Thừa đạm (protein): các nhà y học phương Tây tin rằng những người bị bệnh thận cần phải theo dõi và kiểm soát lượng protein nạp vào. Thức ăn có nguồn gốc từ động vật là những thực phẩm chức nhiều đạm nhất và việc hấp thụ dư thừa đạm này có thể sinh ra quá nhiều chất thải (axit) khiến cho thận phải xử lý. Đặc biệt là sữa, gây tắc nghẽn các ống sinh niệu (là đơn vị cấu tạo và chức năng của thận), từ đó gây áp lực lên các cơ quan. Mặc dù chúng ta cần bổ sung đạm trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên chế độ ăn hiện đại lại cung cấp quá nhiều đạm động vật, chiếm phần lớn toàn bộ hệ thống cơ thể. Theo đó, chế độ ăn giàu đạm rất có hại cho thận, về lâu dài có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Đường đơn: đường đơn (bao gồm mật ong, si-rô và các chất tạo ngọt khác), các sản phẩm bột tinh chế (bánh mì trắng, bánh ngọt, v.v…) đều khiến thận phải làm việc quá tải. Những thực phẩm này hình thành axit và thiếu đi nhiều khoáng chất thiết yếu. Để duy trì sự cân bằng Alkaline trong dịch cơ thể (pH 7,4) thì thận phải hoạt động tích cực hơn để giữ cân bằng các khoáng chất.
- Thừa chất lỏng (đặc biệt là caffeine và bia rượu): ngoài 50 galông chất lỏng trong cơ thể mà các cơ quan xử lý hàng ngày thì những chất kích thích này còn phải được lọc qua thận và rõ ràng, việc dư thừa chất lỏng sẽ làm các cơ quan “kiệt sức”. Đặc biệt thức uống lạnh và có ga (tạo axit) sẽ làm thận suy yếu, ngay cả nước tinh khiết cũng không nên uống quá nhiều. Các chất kích thích đòi hỏi thận phải làm việc quá độ, nhất là tuyến thượng thận.
- Thừa Natri (Sodium): đặc biệt là muối tinh, gây mất cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Phòng tránh các triệu chứng suy thận và chăm sóc sức khỏe của thận như thế nào?
Các thực phẩm nên tránh hoặc cắt giảm
– Thực phẩm từ động vật (chứa nhiều đạm)
– Đường tinh luyện và các chất tạo ngọt
– Thức ăn và đồ uống lạnh
– Các chất kích thích (trà, cà phê, gia vị, bia rượu, ma túy, các chất hóa học)
– Muối tinh và các thực phẩm đã qua xử lý (có chứa natri cô lập và các phụ gia khác)
Thực phẩm nên ăn
– Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, gạo lứt, kê, kiều mạch
– Các loại rong biển (giàu khoáng chất, kiềm mạnh)
– Rau củ (giàu khoáng chất, nâng cao sức đề kháng)
– Các loại đậu (đặc biệt xích tiểu đậu (đậu đỏ nhỏ), đậu đỏ to, đậu nành đen – có tác dụng lợi tiểu). Xích tiểu đậu đặc biệt được sử dụng như một loại thuốc cho các vấn đề về thận ở Châu Á trong nhiều thế kỷ qua. Uống trực tiếp nước đậu nấu chín hoặc dùng nước này để nấu ăn.
– Muối biển, miso, nước tương, mơ muối (khoáng chất phong phú, nhưng dùng với liều lượng phù hợp với thể trạng)
– Nói cách khác, một chế độ ăn uống cân bằng, toàn phần, chủ yếu là thực vật chính là chìa khóa cho sức khỏe của thận.
Xây dựng một lối sống lành mạnh
– Đi bộ: giúp kích thích tuần hoàn máu, bạch huyết, năng lượng cơ thể, giúp thải độc tố qua bàn chân và tăng sức bền cho phần thân dưới, bao gồm cả thận.
– Tránh để phần lưng dưới bị lạnh (đây là khu vực thận). Làm ấm vùng thận rất hữu ích để mang nhiệt, máu, oxy đến các cơ quan. Chườm khăn nóng hoặc gừng nóng áp lên phần giữa/ dưới của lưng. Hoặc mang nịt bụng để giữ thận được ấm trong thời tiết lạnh.
– Tắm muối biển: giúp duy trì cân bằng khoáng chất trong cơ thể, nuôi dưỡng thận cũng như cải thiện toàn bộ chức năng hệ miễn dịch.
– Tránh xem phim kinh dị! Xét về mặt cảm xúc, thận có liên quan đến tâm trạng sợ hãi, vậy nên những bộ phim kinh dị không phù hợp với thận. Cố gắng tránh lo lắng, kính sợ điều gì. Thêm vào đó, chuyện sinh lý quá nhiều cũng làm thận suy yếu.
– Tự chăm sóc: mát-xa lưng, cong người xuống chạm vào ngón chân và hít thở sâu (co duỗi, mang oxy vào thận). Đấm nhẹ vào vùng lưng dưới để kích thích thận. Mát-xa bàn chân cũng rất có ích.
– Để thận được thư giãn và hãy trân trọng, chăm sóc “cơ quan thầm lặng” nhưng làm việc chăm chỉ này.
Theo Jin Tara
Những điều bệnh nhân suy thận cần làm ngay :
Với suy thận Dương, thử tắm ngâm nước nóng 2-3 lần/ngày trong 2-3 tuần. Việc tắm này giúp dễ thải mồ hôi. Ngưng ăn muối trong giai đoạn này.
Để giảm sưng phù: uống 1 cup trà củ cải (1 cup nước ép củ cải + 2 cup nước + 1 nhúm muối đun nhẹ) hoặc trà gạo lứt rang (hạ thổ) 5 lần mỗi ngày tới khi hết sưng phù.
Để thải nước tiểu: ăn quả hồng 2 lần/ngày trong 1 tuần
Để giảm teo thận: trong vòng 1 tháng, áp nước gừng ở thận mỗi ngày 20ph sau đó áp cao khoai sọ 4h. Xem cách làm trong tài liệu 33 câu hỏi đáp thực dưỡng
Với suy thận Âm, từ từ tăng lượng muối trong bữa ăn. Tránh thực phẩm Âm. Tránh tắm ngâm nước nóng, tắm vòi ok.
Để giảm sưng phù: uống trà chóp quả hồng 3 lần/ngày tới khi giảm sưng. Cách làm: 1/4-1/2 chóp quả hồng + 3 cup nước đun sôi 20ph, lọc uống nóng.
Để thải nước tiểu: 1 cup trà gạo lứt 2 lần/ngày, 1/2 cup trà xích tiểu đậu phổ tai 1 lần/ngày, 1 cup trà củ cải 2 lần/ngày. Ăn bánh dày nếp lứt với đậu đỏ 1-2 miếng/ngày.
Trà gạo lứt – nấm đông cô: 1 cup gạo lứt + 2-3 tai nấm + 10 cup nước, nấu còn 7 cup cỡ 1h, uống nóng.
Để giảm đau đầu: mát xa đầu bằng nước ép táo hoặc nước éo củ cải trắng
Cho cả 2 dạng suy thận:
- Áp nước gừng vùng thận
- Đi bộ chân không trên cỏ sương buổi sáng 5-20ph mỗi ngày sẽ rất hữu ích. Điều này giúp lưu thông máu tốt hơn, mang nhiều oxy tới thận để nó khỏe hơn
- Thử xông hơi hồng ngoại 60 độ C, 2-3 lần/tuần
- Tắm bồn nước muối 1%, 2-3 lần mỗi tuần
- Tắm cát biển
Những phương pháp tắm, xông giúp thải bỏ axit qua da, làm khỏe thận.
Lời khuyên cho chế độ ăn
Cụ thể cách làm món ăn xin chịu khó đọc trong sách này, bản tiếng Anh PDF
Với người suy thận Dương:
Món chính: cơm gạo lứt xích tiểu đậu, nhai mỗi miếng ít nhất 30 lần. Trường hợp bệnh nặng, dùng kem gạo lứt (váng cháo gạo lứt) với củ cải nạo.
Món phụ (1/4 món chính): miso mè rang, rong biển hijiki kho, ngưu bàng kho, natto với nước tương hành lá, tempura rau củ với củ cải nạo, bí đỏ phổ tai đậu đỏ (1 cup mỗi ngày), cà tím kho miso, cải thảo muối, cải bẹ muối, súp cá chép.
Súp miso với: củ cải, tofu, cà tím, cải thảo, rau lá xanh
Nước uống: trà gạo lứt, trà gạo lứt với bancha, trà bancha, cà phê ngũ cốc, trà đậu đỏ phổ tai
Tránh tuyệt đối tất cả thịt động vật, nước dùng từ thịt, trứng, sữa, phô mai, sữa chua, đồ ngọt và cay.
Với người thận teo:
Món chính: cơm gạo lứt, cơm gạo lứt đậu đỏ, cơm gạo lứt độn lúa mạch barley (3:1), mì lứt, nếp lứt
Món phụ (1/3-1/4 món chính): natto với nước tương hành lá, okara nisuke, rau củ chiên (cà tím) tempura với củ cải nạo, xích tiểu đậu phổ tai, súp cá chép, đậu phụ với sốt sắn dây, rau củ muối cám, bắp cải muối chua, salad nén. Dùng ít muối hơn bình thường.
Súp miso với: wakame, củ cải, tofu, cà tím, nấm đông cô, cải thảo, cải chíp
Thức uống: trà gạo lứt, trà gạo lứt bancha, nước rau củ, kem gạo lứt loãng, cà phê ngũ cốc, trà bancha
Tránh tuyệt đối tất cả thịt động vật, bao gồm sữa, bơ, phô mai, cá, trứng, tất cả rượu bia, cà phê, gia vị cay, sushi
Với người suy thận Âm:
Món chính: cơm gạo lứt xích tiểu đậu, nhai mỗi miếng ít nhất 30 lần. Trường hợp bệnh nặng, dùng kem gạo lứt (váng cháo gạo lứt) với củ cải nạo. Ăn 2 chén mỗi ngày.
Món phụ (1/3 món chính): tekka miso, miso chiên dầu mè, rong hijiki kho, ngưu bàng kho, shio kombu, rau củ chiên tempura, súp cá chép, rau củ kho nishime, đậu đỏ nấu phổ tai (1/3-1/2 cup mỗi ngày), rau củ dầm miso, củ cải takuan
Súp miso với: wakame, phổ tai, hành tây, hành lá, nếp lứt mochi
Thức uống: trà gạo lứt, trà gạo lứt bancha, trà tương, trà phổ tai, trà Mu
Tránh tuyệt đối tất cả thịt động vật, cá và hải sản, sữa, bơ, phô mai, trứng, trái cây, đồ ngọt, nấm, tất cả rượu bia, cà phê, gia vị cay, cà chua, khoai tây, cà tím, đậu hạt (ngoại trừ đậu đỏ), salad
Nguồn:
“Kidney Failure” Natural Healing from Head to Toe – by Herman & Cornelia Aihara