Các Loại Bệnh ・

Lối Thoát Cho Tuyến Thượng Thận

Anh Yu 26 Thg 12

XEM NHANH

    Vạn vật luôn tồn tại 2 mặt đối lập, từ mọi góc nhìn cuộc sống, vấn đề sức khỏe cũng không nằm ngoài câu chuyện trên. Khi nhắc đến Adrenal Fatigue Syndrome (hội chứng suy yếu tuyến thượng thận- AFS), hiện tại đang có 2 quan điểm đối lập, Tây y- không công nhận đây không phải là một căn bệnh, không phải là tình trạng gì nghiêm trọng cần phải được chữa trị, “nó là một chứng bệnh giả”. Ngược lại, Đông y xem đây là “căn bệnh gây tê liệt và tàn phá cơ thể”. Bỏ qua tranh cãi của các bác sĩ, khi nhắc đến tuyến thượng thận, nghe tên lạ lạ nhưng các căng thẳng bạn đang phải đối mặt hàng ngày, sự ủ rũ, sự suy yếu “không biết ở đâu ra”… có được giải quyết hay không là nhờ vào Tuyến thượng thận.

    “Fatigue makes cowards of us all. “
    —Vince Lombardi

    Các triệu chứng phổ biến nhất của AFS là:

    • Mệt mỏi hoặc kiệt sức
    • Ngủ đủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi
    • Mất ngủ
    • Không thể giảm cân
    • Phục hồi kém từ chấn thương, ốm đau, căng thẳng hoặc tập thể dục
    • Thèm ăn mặn hoặc ngọt – gây huyết áp thấp
    • Giảm ham muốn tình dục
    • Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều
    • Phụ thuộc Caffeine 
    • Tụt đương huyết (đói quá mức) hoặc không có cảm giác thèm ăn
    • Khó chịu, bồn chồn, thiếu kiên nhẫn

    Từ nhiều nguồn ý kiến khác nhau, nguyên nhân cơ bản của sự suy yếu ở tuyến thượng thượng thận là những căng thẳng liên tục chưa được giải quyết, có thể là cảm xúc, tinh thần, thể chất hoặc từ các lý do từ môi trường bên ngoài, chế độ ăn uống mất cân bằng, nhiễm độc từ nhiễm kim loại nặng, gặp cú sốc lớn và tác động mạnh đến cảm xúc, tập luyện quá sức, chấn thương về thể chất, làm việc quá nhiều mà không nghỉ ngơi, lạm dụng chất kích thích (caffein, thuốc lá), ma túy, lạm dụng thuốc cortisone, ngủ không đủ hoặc hoặc từ bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào.

    Tuyến Thượng Thận là gì?

    Tuyến thượng thận là 1 phần quan trọng trong hệ thống nội tiết của cơ thể, bao gồm hai khối hình chóp nhỏ ( kích thước thường bằng một quả óc chó) nằm trên đầu mỗi quả thận,giống mũ chóp hình nón. Cao khoảng 2,5cm, rộng từ 2,5 – 3,5 và dày khoảng 0,5cm, nặng gấp 5 lần so với trọng lượng của một chiếc nhẫn. Nhưng đừng vì kích thước nhỏ bé mà xem thường tuyến thượng thận của chúng ta, chúng rất cần thiết cho cuộc sống và giúp bạn đối phó với tất cả các loại stress, từ chấn thương, bệnh tật, đến những căng thẳng công việc hay từ các mối quan hệ xã hội. Vai trò chính là kiểm soát “phản ứng stress cấp tính” (“flight or fight” response) các phản ứng tức thời đầu tiên của cơ thể để đáp lại môi trường (alarm reaction), có thể là các hành động vô thức thể hiện sự sợ hãi có mong muốn trốn chạy hay ngược lại, cơ thể phản ứng cực nhanh và nhạy ở giác quan cần thiết để bản thân chống lại sự đe dọa từ môi trường, sau đó chuẩn bị cho các “hành động” tiếp theo. Để có thể làm được điều này, tuyến thượng thận phải tạo ra trên 50 loại hóc-môn khác nhau, trong đó có các loại mang tính cấp thiết như cortisol (giúp kiểm soát phản ứng viêm của hệ thống miễn dịch), aldosterone (giúp duy trì huyết áp), epinephrine (hay còn gọi là adrenaline, làm tăng nhịp tim, lưu lượng máu và nhanh chóng chuyển hóa glycogen thành glucose ở gan trong thời gian khẩn cấp khi cần đến năng lượng và sức mạnh tức thời) và norepinephrine (chức năng như chất dẫn truyền nơ-ron và tăng huyết áp). Đó là lý do tại sao ở những thời sinh tử, cơ thể chúng ta nhanh nhạy hay mạnh mẽ một cách đột biến, những phản ứng hóa học trong cơ thể diễn ra một cách vô thức và nhanh đến nỗi bản thân không thể nhận thức được.

     

     

    adrenal glands thumb

    Đối với một cơ thể khỏe mạnh, tuyến thượng thận- adrenals (ADditions to the RENAL system) đảm bảo chính xác 1 lượng hormone được tạo ta, vì nếu hormones tiết quá nhiều hoặc quá ít, nhất định có thể gây ra tổn thương nội tạng và ảnh hưởng đến khả năng giải quyết và xử lý một số hoạt động của cơ thể. Thực tế mà nói, khả năng phục hồi tự nhiên, tái tạo năng lượng và duy trì độ bền của chúng ta đều phụ thuộc vào tuyến thượng thận có hoạt động tốt hay không.

    Thật thú vị là, cả hai tuyến thượng thận chỉ cách động mạch chủ của cơ thể 2,5cm. “Vị trí chiến lược” này giúp tuyến thượng thận có thể phản ứng cực nhanh để “báo động” bằng hormone và được vận chuyển ngay vào máu.

    Ví dụ điển hình của sự làm việc ăn ý này là loại hoc-môn “tình báo” ACTH- hormone kích thích vỏ thượng thận. Hormone này bắt nguồn từ tuyến yên và có nhiệm vụ báo hiệu tuyến thượng thận giải phóng cortisol. Chỉ trong tích tắc, một lượng cortisol được giải phóng lên thượng thận. Dù cortisol được tiết ra từ các mô thuộc tuyến thượng thận, nhưng bị kiểm soát bởi não bộ.

    Các hoocmon được sản xuất bởi tuyến thượng thận kiểm soát các chức năng:

    Duy trì và quản lý mức đường huyết cũng như phản ứng viêm của cơ thể.

    Kiểm soát cân bằng lượng muối và nước.

    Điều chỉnh phản ứng “phản ứng stress cấp tính”  

    Hỗ trợ kiểm soát sức khỏe trong thời kì đầu mang thai ở phụ nữ và kiểm soát định hình về giới tính lúc còn nhỏ và vào tuổi dậy thì.

    Sản sinh nội tiết tố sinh dục: estrogen và testosterone.

     

    Tầm ảnh hưởng quan trọng của tuyến thượng thận

    Các hormone cortisol, ACTH và aldosterone không được sản xuất cả ngày theo phản ứng có điều kiện mà dựa trên mô thức đồng hồ sinh học của cơ thể, các hormone tiết ra nhiều nhất vào 8h sáng, trong khi tiết ra ít nhất vào nửa đêm và 4h sáng. Đó là lý do tại sao chúng ta nên đi ngủ sớm.

    Giả định rằng, nồng độ cortisol ở mức cao giúp chúng ta tỉnh dậy vào buổi sáng, thì thời điểm cao nhất là vào lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần trong suốt cả ngày, và thấp nhất vào buổi chiều giữa 3 giờ đến 5 giờ tối, khung giờ cơ thể thường có năng lượng thấp hoặc trùng giờ cần được nghỉ ngơi. Vào thời điểm này, chỉ một bữa ăn nhỏ cũng có thể cải thiện mức năng lượng một cách đáng kể. Tập thể dục cũng có tác dụng tương tự, vì vậy đây là hai yếu tố tích cực có thể được áp dụng để chống lại sự mệt mỏi và suy yếu của thượng thận.

    Cortisol

    Bên cạnh đó, vì cortisol có khả năng kiểm soát phản ứng miễn dịch và điều chỉnh bạch cầu, nên mức cortisol tiết ra thấp có thể liên quan đến chức năng miễn dịch cơ thể bị suy yếu.

    Cortisol cũng giúp kiểm soát sự co thắt của các thành động mạch trong việc điều chỉnh huyết áp. Khi cơ thể lưu thông cortisol đầy đủ, có nghĩa động mạch cỡ trung (động mạch cơ) sẽ co thắt nhiều hơn. Do đó, người ta đã phát hiện ra rằng những người thiếu cortisol thường có huyết áp thấp và sự phản ứng sẽ bị thiếu nhạy bén hơn ở những cơ quan có mạch máu bị teo trong cơ thể.

    Cortisol giúp điều chỉnh lượng natri và kali trong các tế bào ở tim, do đó làm tăng huyết áp, canxi và magiê có thể giúp điều chỉnh lượng cortisol hiệu quả, giúp tim co bóp dễ dàng.

    Cortisol cũng ảnh hưởng đến hành vi, thúc đẩy sự thay đổi tâm trạng và làm tăng xung điện của nơ-ron thần kinh. Sự dư thừa và thiếu hụt cortisol có thể ảnh hưởng đến thói quen hành vi. Với mức cortisol cao hoặc thấp, dễ gây rối loạn giấc ngủ. Đáng lưu ý hơn, một số dấu hiệu của sự suy yến tuyến thượng thận liên quan đến tâm trạng, tinh thần kém, giảm trí nhớ và sức chịu đựng. Những biểu hiện này rất dễ xãy ra vì bất kỳ sự dư thừa hoặc thiếu cortisol đều ảnh hưởng đến chức năng não. Khi căng thẳng càng gia tăng, Cortisol cần đến nhiều hơn. Nhưng khi mức sản sinh cortisol giảm, không đủ đáp ứng, khả năng giải quyết stress sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

    Cortisol và mức đường huyết có mối quan hệ mật thiết. Cortisol rất quan trọng để điều chỉnh lượng đường trong máu. Đặc biệt đối với những người bị mất kiểm soát đường huyết. Trên thực tế, khi lượng đường trong máu hạ xuống (ví dụ: nhịn đói lâu), tuyến thượng thận được báo hiệu để tạo ra cortisol nhiều hơn. Sự tăng đột ngột của cortisol ngay lập tức làm tăng mức đường máu bằng cách chuyển đổi chất béo và protein thành năng lượng cần thiết. Quá trình tái tạo glucose này giúp giữ mức đường trong máu khá ổn định và được gọi là gluconeogenesis.

    “Những ai bị tuột đường huyết thường cũng tuyến thượng thận cũng bị suy yếu”

    Cortisol cùng với insulin tuyến tụy cung cấp các tế bào lượng glucose thích hợp để tạo ra năng lượng. Tác động từ cortisol làm cho lượng đường trong máu tăng lên cùng lúc insulin có vai trò mở màng tế bào để cho phép glucose vào trong tế bào. Với căng thẳng từ thể chất hoặc tinh thần gia tăng, nhu cầu về glucose nhiều hơn để tiếp nhiên liệu sản xuất năng lượng cho các cấu trúc tế bào. Quá trình này kết thúc, mức độ cortisol sẽ giảm và thường dẫn đến tình trạng “mệt mỏi” thượng thận. Thường thì những người bị hạ đường cũng bị mệt mỏi thượng thận. Lý do khá đơn giản: với thượng thận mệt mỏi, lượng cortisol tiết ra ít và lúc kết thúc quá trình, lượng cortisol sẽ còn lại ít hơn bình thường.

    Khi cơ thể có mức cortisol trong máu thấp, gan của bạn có nhiệm vụ chuyển đổi lượng đường dự trữ (glycogen) thành đường glucose. Khi chúng ta đang bị stress, ngay cả những trường hợp căng thẳng nhẹ, các tuyến thượng thận đang suy yếu khó có thời gian để sản xuất đủ cortisol để tạo ra lượng glucose cao hơn từ nguồn dự trữ của chúng ta. Khi cần insulin tăng lên nhưng lượng cortisol thấp, máu sẽ giảm nhanh chóng và đột nhiên chúng ta có trạng thái chóng mặt, năng lượng thấp, thèm đường, kích động, giảm ham muốn tình dục và giảm cả hormone giới tính.

    aldosterone levels 11302 3

    salt By Miro Novak shutterstock 517613890

    Tình trạng thèm ăn mặn hơn cũng có thể báo hiệu sự bắt đầu của sự suy yếu thượng thận. Thông thường, thèm muối là do thiếu aldosterone vì aldosterone từ tuyến thượng thận giúp kiểm soát natri, kali và lượng dịch trong cơ thể. Hoạt động theo cơ chế: Khi mức aldosterone giảm, natri sẽ được loại bỏ khỏi máu của chúng ta bằng cách thải qua thận và cuối cùng là nước tiểu. Nếu nguồn cung cấp natri của chúng ta không được bổ sung dưới dạng tiêu thụ muối nhiều hơn (thực phẩm đã lên men, muối cho vào thức ăn, vv) thì natri và nước được lấy từ tế bào và đưa vào máu để ngăn ngừa nồng độ natri và nước tiếp tục mất mát. Điều này dẫn đến mất nước ở tế bào, mất cân bằng khoáng chất, suy nhược…

    Trong khi triệu chứng mệt mỏi ở thượng thận dường như khá phổ biến, vẫn còn một số bác sĩ tây y vẫn chưa công nhận chính thức tình trạng này. Đó là do có sự khó khăn trong thực hiện các thử nghiệm lâm sàng, không nhận được sự đồng tình từ các công ty bảo hiểm y tế, hay không nhận được sự quan tâm từ các cơ sở y tế (trong khi bệnh Addison được chấp nhận như là một chẩn đoán, các hình thái nhẹ hơn của suy thượng thận bị từ chối)

    Các yếu tố làm chức năng tuyến thượng thận suy yếu:

    • Tức giận, sợ hãi, lo lắng, cảm giác tội lỗi, trầm cảm
    • Làm việc quá sức, bao gồm cả căng thẳng thể chất lẫn tinh thần
    • Tập thể dục quá sức
    • Thiếu ngủ
    • Sự gián đoạn trong chu kỳ ánh sáng (như làm ca đêm muộn hoặc thức khuya)
    • Phẫu thuật, chấn thương hoặc thương tích
    • Viêm mãn tính, nhiễm trùng, bệnh tật hoặc tổn thương
    • Nhiệt độ quá cao hay quá thấp
    • Nhiễm độc
    • Suy dinh dưỡng hoặc/và bị dị ứng nghiêm trọng

    Cách xác định suy yếu tuyến thượng thận

    Hãy kiểm tra nước bọt tại nhà với những thử nghiệm đơn giản, dù ít chính xác hơn nhưng ít nhất, chúng ta cũng có thể nắm được tình trạng chung của tuyến thượng thận của mình, có thể kết hợp cùng với thử nghiệm nước tiểu và máu. Ngoài ra, xét nghiệm tuyến giáp, nội tiết TSH (Thyrotropin) cũng được gợi ý, nếu có sự suy yếu ở tuyến giáp nhẹ, bạn vẫn tiềm ẩn nguy cơ suy tuyến thượng thận. Nhưng trên thực tế, khi làm xét nghiệm này, một vài bác sĩ vẫn có thể chẩn đoán tình trạng suy tuyến giáp nhẹ dù cho các chỉ số của bạn trong mức an toàn.

    Các bài kiểm tra tuyến thượng thận có thể áp dụng tại nhà:

    1. Kiểm tra sự co rút của tròng đen:

    Adrenal Fatigue

    Được phát triển bởi Tiến sĩ Arroyo vào năm 1924, bài kiểm tra tròng đen (mống mắt) đo sự co lại của mống mắt bằng những tiếp xúc lặp lại với ánh sáng tối. Người ta cho rằng những người bị suy yếu chức năng thượng thận sẽ không thể duy trì sự co thắt mống mắt trong suốt thời gian thử nghiệm. Cách thực hiện này khá đơn giản: Bạn ngồi trong một căn phòng tối tăm và để trước mặt một tấm gương. Dùng đèn pin, hãy soi sáng nó từ mặt bạn qua mắt. Ở trạng thái suy thượng thận, mống mắt của bạn sẽ không thể duy trì sự co lại của nó trong hơn 2 phút. Nó sẽ bắt đầu giãn nở dù tiếp xúc ánh sáng của đèn pin. Ở những người có thượng thận ổn, sự co lại thường kéo dài lâu hơn.

    1. Thử nghiệm đổi tư thế:

    Khi chúng ta đột nhiên nằm sấp, những người có sức khoẻ tốt sẽ có xu hướng huyết áp cao gần như ngay lập tức. Ngược lại, những người bị suy yếu tuyến thượng thận đôi khi sẽ không thấy sự thay đổi huyết áp, thậm chí là bị ngã. Nhìn chung, huyết áp thay đổi càng chậm cho thấy tình trạng căng thẳng, mệt mỏi ở thượng thận nghiêm trọng hơn.

    Đây là những phương pháp đơn giản, dễ dàng mà bạn có thể làm tại nhà. Sử dụng một máy đo huyết áp chuẩn và kiểm tra huyết áp của bạn ở tư thế nằm. Sau đó đứng lên và ngay lập tức làm bài kiểm tra một lần nữa.

    Vùng mắt thể hiện sức khỏe của thận!

    Trong diện chẩn Đông y, Nhật Bản hay Ấn Độ, vùng da dưới mắt thể hiện sức khoẻ của thận, bao gồm bàng quang, các cơ quan sinh sản và chức năng của tuyến thượng thận. Cả hệ thống này được xem như bông hoa sinh sản của cơ thể. Vì vậy, sức khoẻ thận cũng liên quan mật thiết với chức năng sinh sản, bàng quang và cả thượng thận.

    Làm Sao Để Không Chết: Bệnh Thận

    Một giáo sư Đông y tại New york đã nghiên cứu trong nhiều năm và nói rằng mô da vùng phía dưới mắt của con người rất mỏng, có thể ít mô mỡ và các mạch máu hiện khá rõ qua da, từ đó ta có thể đoán được chất lượng máu nhờ vào màu sắc của vùng da khu vực này.

    Một lý do được đưa ra bởi một bác sỹ theo đông y người Hoa Kỳ ở New York đã nghiên cứu nhiều năm trước là vì các mô ở vùng da ít mô mỡ hơn và các mạch máu gần bề mặt, chúng ta có thể có ý tưởng về chất lượng máu từ màu của khu vực này. Lời tuyên bố của ông là hormone từ tuyến thượng thận quy định màu máu. Trong khi đó, chưa từng có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này. Theo kinh nghiệm nhà thực dưỡng  Verne Varona, cũng như nhìn thấy hàng trăm khách hàng tại phòng khám ở Los Angeles của ông trong bốn năm hoạt động, ông đã tìm ra những thông tin sau:

    Nguyên nhân của quầng thâm dưới mắt:

    1. Tiêu thụ quá nhiều natri trong chế độ ăn uống
    2. Lạm dụng Caffein  
    3. Kiệt sức khi quan hệ tình dục (Sexual Exhaustion)
    4. Thiếu ngủ, ngủ không đúng giấc, ngủ muộn …
    5. Lạm dụng thuốc.

     

    giphy

    Ngoài nhìn vào những vấn đề trong cơ thể và các chỉ số cơ thể kém, còn nhiều dấu hiệu khác cho thấy sự suy kiệt. Thể hiện rõ nhất ở những người bị thiếu máu, hoặc mức độ lớn hơn có thể là bị ung thư, đặc biệt với bệnh bạch cầu. Ở những người như vậy bạn sẽ thấy vùng dưới mắt của họ nhợt nhạt, tối dần vào hốc mắt. Đôi khi màu sắc quầng thâm từ vùng sáng đến vùng màu tím dần 

    Nguyên nhân của quầng thâm mắt màu tím:

    1. Tiêu thụ đường quá mức
    2. Lạm dụng rượu
    3. Sử dụng cần sa
    4. Thiếu muối
    5. Nồng độ axit trong dịch cơ thể cao hơn bình thường

    Theo những chẩn đoán dựa trên y học cổ truyền, bởi vì tình trạng của thận được biểu thị qua phần bọng mắt, nên có sự tương đồng giữa phần bọng mắt với thận của chúng ta – tuyến thượng thận phía trên thận nên sẽ biểu hiện qua phần khóe mắt trong gần mũi. Đối với những người gặp vấn đề nghiêm trọng ở thượng thận, phần da ở khóe mắt thường tối hơn so với vùng da khác của bọng mắt. Những người có tình trạng này có nước dạ khá “tái” và thiếu sức sống, họ thường “tiết kiệm” và sợ hao năng lượng, thể hiện qua phong thái dè dặt, ngay cả trong giọng nói trầm rền đặc trưng. Bọng mắt màu tím còn dễ bắt gặp ở những trẻ em có chế độ ăn chay bị thiếu muối, khả năng hấp thụ kém và có xu hướng ăn trái cây nhiều và các loại đường đơn như mật ong, agave, si-rô lá phong(maple syrup), vv

    Các cách phục hồi thượng thận:

    • Cách cơ bản để phục hồi thượng thận là cần phải tìm được nguyên nhân gây ra các căng thẳng. Thay đổi ngay các thói quen làm cho bạn bị ức chế cảm xúc, căng thẳng, xung đột trong các mối quan hệ tình cảm, gia đình, công việc. Hãy luôn nhắc nhở bản thân bằng câu ngạn ngữ nổi tiếng: “Nếu không phải bây giờ, thì khi nào!!”.  Tôn trọng thời gian và hãy nhận ra rằng trốn tránh sự thật ở hiện tại là lãng phí, bạn không thể có đầy đủ thời gian để tận hưởng cuộc sống hiện tại và có thêm niềm vui. Chuyện gì sẽ xãy ta khi bạn thực sự hành động ngay bây giờ, giải quyết các yếu tố gây nên sự căng thẳng! Thi thoảng, những người bị suy yếu thượng thận hay xem phim hoặc đến nơi thoải mái không căng thẳng. đó giống như 1 tác nhân giảm stress tạm thời. tuy nhiên, xem phim có thể gây sự rung rộng cảm xúc và kéo theo nhiều stress, những tình tiết giật gân tạo kịch tính cho bộ phim có thể tạo ảnh hưởng không mấy tích cực đến người muốn tránh xa stress.
    • Tạo niềm vui từ các bữa ăn theo chế độ “whole food”- thực phẩm toàn phần tiêu thụ ít nhất có thể trái cây, đạm động vật và chất béo. Một số người dễ dàng loại bỏ hoàn toàn đạm động vật ra khỏi khẩu phần ăn, những người khác chỉ có thể ăn ít đi hoặc bỏ ăn đạm động vật thi thoảng. Điều đó tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người, dựa trên chế độ ăn trước đây và giới hạn của bản thân. Nhưng nhìn chung, giảm được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Ngoài ra, gia vị muối nên vào khi nấu ăn cũng cần được lưu ý, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây thèm các món ngọt, béo (dầu, các loại hạt, chế phẩm từ sữa,…). Để duy trì lượng đường huyết, trong 1 ngày nên ăn nhiều bữa hơn (mỗi bữa cách nhau 4 giờ). Nếu đang đói và có dấu hiệu không ổn, nên ăn ngay, nếu không, cơ thể bạn sẽ rất dễ bị tuột đường huyết
    • Cơ thể cần 1 giấc ngủ sâu để phục hồi năng lượng và hoạt động cho tuyến thượng thận. điều đó không có nghĩa miễn sao ngủ đủ 6-8h mỗi ngày thôi, bạn cần chú ý đến chất lượng của giấc ngủ bằng cách đi ngủ sớm, đủ và đúng. Điều trên đã được thực nghiệm và chứng minh có ảnh hưởng tốt đến hormone cơ thể. Chứng minh cho câu nói từ xưa “1 tiếng ngủ trước nửa đêm bằng chất lượng 2 tiếng ngủ sau đó”. Đặc biệt quan trọng đến “hormone ngủ” melatonin. Khoa học đã chứng minh, hormone melatonin sản xuất vào khoảng 2 giờ sáng khi cơ thể ta đã chìm vào giấc ngủ sâu. Nếu không, cơ thể sẽ mất đi lợi ích miễn dịch từ hormon này. Ngủ trong phòng sáng cũng làm giảm mức độ melatonin tiết ra. Vì thế, lý tưởng nhất, bạn nên đi ngủ trước 11h đêm, rất tốt đối với ai đang trong giai đoạn phục hồi cơ thể hoặc đơn giản là muốn khôi phục “sức mạnh” cho thượng thận.
    • Tập thể dục thường xuyên: chúng ta cần 3 loại bài tập kết hợp: các bài stretching giúp cơ thể deo dai (như yoga,..), aerobic tăng sức bền (đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp trong nhà / ngoài trời) và strength nâng cao thể lực (tập tạ). Lý tưởng là tập ít nhất 5 ngày mỗi tuần. 

    Các trợ phương: các thực phẩm chức năng hỗ trợ cơ thể nên cân nhắc sử dụng tùy thuộc từng cơ địa mỗi người. Nếu  có, nên sử dụng theo: 1 ngày dùng – 3 ngày nghỉ để cơ thể thích nghi và không bị phụ thuộc vào thực phẩm chức năng. Có thể cân nhắc các loại: nhân sâm Siberi, Rhodiola, Cordyceps, Vitamin C, kẽm, BComplex, Ashwagandha, Chlorella và một số loại được khuyên dùng cho người Suy tuyến thượng thận.

    Không có một liệu trình khuôn mẫu hay quy định chính xác nào dùng cho người bị suy tuyến thượng thận. Mỗi người là 1 cá thể phức tạp không ai giống ai. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của các cơ quan cơ thể người nhìn chung là giống nhau và các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ. Để tránh suy tuyến thượng thận, bạn có thể thấy ở trên không hề khó khăn hay phức tạp, chủ yếu là từ thói quen sinh hoạt điều độ hay quá sức của chúng ta. Tạo những thói quen đơn giản như ngủ sớm, làm việc điều độ và luyện tập thể thao để có 1 cơ thể khỏe mạnh, 2 quả thận tốt.

    Verne Varona, Adrenal Fatigue Syndrome (AFS) Hype, Denial & Reality 

    Lối Thoát Cho Bệnh Tiểu Đường & Đường Huyết

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan