Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Vì Sao Chất Xơ Quan Trọng Hơn Bạn Nghĩ ? p.2

Dũng PhD 23 Thg 07

XEM NHANH

    Xem phần trước

    Tăng khả năng miễn dịch

    Chúng ta đã biết chất xơ đóng một vai trò rất lớn trong việc giữ ổn định cho hệ thống lọc và loại bỏ các chất thải trong cơ thể, nhưng đó chưa phải là tất cả công dụng của chất xơ. Chúng cũng đóng 1 một vai trò quan trọng việc cải thiện hiệu quả của hệ tiêu hóa, nơi ảnh hưởng rất lớn đến hệ miễn dịch.
    Sau khi một số chất xơ không được tiêu hóa ở ruột non, chúng sẽ đi tới ruột già hoặc ruột kết và có vai trò như thức ăn cho các vi khuẩn có lợi ở đó. Chúng được gọi là chất xơ “prebiotic”, giúp cho các vi khuẩn có lợi phát triển và loại bỏ những tế bào có hại ở ruột kết.
    Theo một số chuyên gia, một đội quân những vi khuẩn có lợi ở đường ruột có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột và ngăn ngừa hội chứng rò rỉ đường ruột. Hội chứng này tạo điều kiện cho phép các lọai độc tố, nấm và các chất đạm không tiêu hóa được ngấm vào máu, có thể gây ra một loạt các bệnh về hệ miễn dịch và dị ứng.

    Với vô số lợi ích của chất xơ được nêu ra, rõ ràng nhiều người trong chúng ta đang tính toán dinh dưỡng một cách sai lầm. Thay vì cố gắng loại trừ calo ra khỏi chế độ ăn, chúng ta cần bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn của mình.

    Hãy ăn thêm nhiều chất xơ !

    Lượng chất xơ hàng ngày cần được bổ sung là từ 20-40 gam, nhưng không phải chỉ cần thêm chất xơ là đủ, chúng ta cần phân bổ các chất xơ đều đặn vào tất cả các bữa ăn. Nếu bạn bổ sung tất cả lượng chất xơ cần nạp 1 ngày vào 1 bữa ăn, chất xơ chỉ giúp ích cho bữa ăn đó, chứ không phải cho các bữa ăn sau đó. Nếu bạn muốn chất xơ ổn định lượng đường trong máu của mình, hãy bổ sung chúng trong tất cả các bữa ăn.

    fiber foods

    Nhìn thông tin dinh dưỡng và chọn sp có nhiều chất xơ “dietary fiber”

    Dưới đây là một số nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ :

    Chất xơ hòa tan : các loại đậu phơi khô, đậu lăng, cám yến mạch, yến mạch, cám gạo, lúa mạch, trái cây họ cam quýt, dâu tây và táo đánh nhuyễn.

    Chất xơ không hòa tan : ngũ cốc nguyên cám (gạo, lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch,…), bắp cải, củ cải đường, cà rốt, cải Brussels, củ cải, súp lơ và vỏ táo.

    Chất xơ prebiotic : các loại đậu, lúa mì, lúa mạch, khoai tây, gạo, chuối, atiso, hành và tỏi.

     

    figure6

    Xem đầy đủ tại http://huhs.harvard.edu/assets/file/ourservices/service_nutrition_fiber.pdf

    Mối liên hệ giữa chất xơ và mật

    Chất xơ và mật đóng một vai trò rất quan trọng nhưng lại ít được biết đến trong việc tiêu hóa và loại bỏ chất độc trong cơ thể. Dưới đây là tổng quan về cách chúng làm việc với nhau trong cơ thể bạn.

    Apr10 Fiber Illustration

    Mật là một chất có tính axit được tạo ra bởi gan, chủ yếu hỗ trợ việc tiêu hóa chất béo và giúp đưa những kim loại nặng ra khỏi cơ thể.

    Mật đi xuống 2 ống dẫn mật [A].

    Một nhóm ống dẫn trực tiếp vào tá tràng [B] (phần đầu của ruột non), nơi liên tục nhỏ xuống những giọt mật tương đối loãng.

    Ống khác dẫn đến túi mật, nơi mật được cô đặc đến 10 lần. Khi thức ăn di chuyển từ dạ dày vào tá tràng, túi mật thu nhỏ lại và phun mật vào tá tràng. Tại đó, mật được trộn lẫn cùng chất béo, tiêu hóa và phân hủy chúng. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với túi mật dẫn đến việc giảm chất lượng mật đều có thể dẫn đến những rắc rối về tiêu hóa.

    Trong tá tràng, chất xơ hòa tan đã tiêu hóa được trộn lẫn với một hỗn hợp gồm mật, chất độc và các chất không tiêu hóa được khác. Sau đó hỗn hợp này đi qua ruột non đến ruột hồi.

    Mật và các chất thải kết hợp với chất xơ thông qua ruột già và được loại bỏ thông qua trực tràng trong quá trình nhu động ruột. Lượng mật không kết hợp với chất xơ sẽ được hấp thu ngược trở lại máu thông qua thành của phần cuối ruột hồi [C]. Mật theo máu trở về gan để gan lọc.

    Gan chiết xuất mật từ máu và lại tiết mật trở lại ruột để tái sử dụng. Bất kỳ độc tố nào trong mật chưa được xử lí, khi được đưa trở lại cơ thể đều làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể. Mật được luân chuyển qua quá trình tái chề này vài lần trong ngày. Nhưng nếu chúng ta ăn không đủ chất xơ, chúng ta không loại bỏ đủ chất thải trong mật hay không sản xuất đủ mật sạch. Một khi mật trở nên đặc và bẩn hơn, nó đưa những chất dễ gây viêm vào máu chúng ta, tạo ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

    Lược dịch từ nguồn: Experience Life

    Dũng PhD

    dung.phamduc90@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan