Thai Giáo & Nuôi Con ・

Ngải Cứu: Thần Dược Cho Phụ Nữ

Vũ Minh Việt 19 Thg 03

XEM NHANH

    Xét theo âm dương của Thực dưỡng thì ngải cứu là một loại dương nhất trong các loại rau ăn lá. Lá hình kim, vị đắng, thân cứng. Nếu để trong tủ lạnh, bạn có thể thấy nó tươi rất lâu và lâu hỏng so với các loại lá khác. Trong thực dưỡng, người ta cũng có vị trà ngải cứu.

    Thông thường dân ta hay dùng kiểu như thuốc (nghĩa là ít) hoặc dùng trong các món không thường xuyên như lẩu gà, hầm gà mà ít ai ăn nó hàng ngày như rau và coi nó là rau hay có thái độ dùng nó như một loại rau quí. Một phần vì vị đắng cay không dễ chịu tí nào, trừ ngưới thích. Sau bài này, có lẽ bạn nên tập ăn đa dạng các vị, đắng cay mặn ngọt chua đủ cả chứ đừng lúc nào cũng thích ngọt sợ đắng và làm thế nào để thường xuyên ăn ngải cứu hơn nhất là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, nấu với gì, ăn với gì để dễ ăn là một bí quyết. Bạn có thể thấy món lẩu gà có rau ngải cứu hay trứng rán ngải cứu rất ngon nhưng nếu chỉ luộc ăn thì rất khó ăn. Nhưng không phải ngày nào cũng có lẩu gà mà ăn hay không phải ngày nào cũng ăn trứng được. BÍ MẬT THỰC DƯỠNG sẽ hướng dẫn bạn.

    Trong đông y, ngài cứu được dùng nhiều. Thực sự nó là một vị thuốc mang tính CỨU, cứu người khỏi bệnh hoạn và cái chết.

    Ngải cứu được dùng làm điếu ngải, mồi ngải để cứu các huyệt vì ngải cứu có tính hút âm hàn trược cực tốt. Trong phong thủy, người ta dùng ngải cứu khô xông đất xông nhà bị âm khí nặng. Khi bị đau lưng, người ta dùng ngải cứu tươi xào với giấm thanh đắp vào để chữa vì ngải có tính hút trược bệnh và lưu thông khí huyết. Khi bị đau bụng, đau bụng kinh, người ta cũng có thể xào ngải cứu với gừng, muối để chườm,

    Ở Trung Quốc các điếu ngải cuốn chặt và to như điếu xì gà được bán rất nhiều và dân họ dùng rất nhiều. Ở Việt Nam cũng có các điếu ngải như vậy nhưng cuốn không được chặt và to như của Trung Quốc. Ở Việt Nam thì có mồi ngải ve viên và dạng nhang ngải được dùng nhiều. Cá nhân tôi thấy nhang ngải không có tác dụng bằng điếu ngải chỉ bằng lá ngải cuốn chặt nhưng nhang ngải dùng tiện hơi, loại điếu ngải bằng lá kia cháy nhanh và khói mù mịt. Mà muốn mua điếu ngải cũng chẳng có, phải tận Trung Quốc.

    Ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính tấm, là vị thuốc bổ khí, bổ khí thì sẽ bổ huyết. Thế nên ta thường nghe nói ngải cứu là vị bổ huyết. Có rất nhiều bài đơn giản từ ngải cứu để bổ huyết.

    Tại sao ngải cứu lại quí hơn vàng đối với phụ nữ?

    Phụ nữ có một phần cần dưỡng vô cùng quan trọng là tử cung. Tử cung của người phụ nữ quan trọng như thận của đàn ông. Đa phần phụ nữ ngày nay bị lạnh tử cung dẫn đến khó đậu thai, sinh non, các chứng bệnh về kinh nguyệt do cách ăn & ở sai. Người nào bị bệnh ở tử cung có thể nói là trung tâm năng lượng đã bị yếu và cơ thể có vấn đề không ổn tí nào.

    Dường như không có một vị thuốc nào tốt như ngải cứu dành cho tử cung như ngải cứu vì năng lượng đi trực tiếp vào tử cung, làm ấm tử cung và tiêu tán các chất độc, hàn khí trong tử cung mà không có vị thuốc nào có thể thay thế. Trong đông y, các bạn có thể thấy các bài có tác dụng an thai, chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều … rất nhiều bệnh của phụ nữ từ ngải cứu. Một số báo nói ngải cứu làm sảy thai hay động thai là do không biết cách dùng, do thiếu hiểu biết.

    Ngoài ra ngải cứu còn có một đặc điểm vô cùng quí nữa là năng lượng đi trực tiếp vào các đường kinh nên rất tốt để làm lưu thông khí huyết.

    Ngải cứu là rau, vị thuốc bổ khí nên cũng tốt cho cả đàn ông, tuy nhiên với đàn ông nó không mang tính không thể thay thế như đối với phụ nữ. Đàn nào ăn cũng tốt cả.

    NHÀ NÀO CÓ PHỤ NỮ THÌ NÊN TRỒNG NGẢI CỨU ĐỂ ĂN THƯỜNG XUYÊN.

    wormwood herb img

    Sự thật và huyền thoại

    Tuy vậy, trên mạng cũng có nhiều thông tin trái chiều về ngải cứu như ngải cứu gây động thai, xảy thai. Thực hư chuyện này ra sao? Cách dùng như thế nào?

    Ngải cứu có vị đắng. Trong thực dưỡng vị đắng dương gây co rút mạnh. Nhưng chả ai uống đến cỡ mà cơ thể gặp vấn đề đến co rút cả. Nhưng chuyện động thai là có thật. Nguyên nhân tại sao?

    Trò chuyện với thầy Sơn – Lương y Núi Xanh, thầy cho biết, trong 30 hành nghề, thầy đã hướng dẫn cả vài trăm bà đẻ ăn ngải cứu mà chưa thấy ai sảy thai. Người ta nói ngải cứu gây sảy thai thật hàm hồ, oan uổng.

    Ngải cứu có tính ôn ấm, bổ khí huyết. Ngải cứu có một đặc tính mà không loại nào thay thế được đó là dược tính hay năng lượng đi trực tiếp vào tử cung, đưa khí huyết vào tử cung. Thế nên, khi uống ngải cứu, khí huyết dồn mạnh về tử cung, làm tử cung co bóp mạnh hơn, tử cung được làm sạch và nuôi dưỡng tốt hơn.

    Với những thai phụ chưa được 3 tháng, thai mới hình thành và bám chưa chắc thì việc co bóp mạnh của tử cung sẽ không tốt cho thai nhi. Thế nên không được sử dụng ngải cứu trong 3 tháng đầu khi mang thai. Nhưng trước đó và sau đó thì rất tốt. Mà không chỉ ngải cứu, với tất cả các hoạt động mà ảnh hưởng đến tử cung thì cần tránh.

    Với người bình thường hay thai phụ ngoài 3 tháng đầu, ai cũng có thể dùng ngải cứu mỗi ngày. Ngải cứu khô sắc trong 2h để lấy nước uống trong ngày làm cho khí huyết dồn về tử cung nhiều hơn, làm sạch và nuôi dưỡng tử cung. Sau 3 tháng, khi mà thai đã bám chắc thì việc tử cung co bóp mạnh và khí huyết dồn về nhiều lại rất tốt cho thai nhi.

    Như vậy, với người biết thì ngải cứu không có hại, không gây sảy thai mà còn dưỡng thai, nuôi thai còn không hiểu thì sẽ có hại.

    Tôi chưa thấy có một quyển sách nào, kể cả đông y, chưa thấy một bài báo nào hay một cá nhân nào nói chi tiết về việc dùng ngải cứu, nhất là với thai phụ. Xin cảm ơn Lương y Núi xanh đã thông não vấn đề này.

    CÁCH DÙNG

    Lương y Núi Xanh hướng dẫn, ngải cứu tốt cho cả nam lẫn nữ, đặc biệt tốt cho nữ. Lấy ngải cứu khô làm chuẩn (ưu tiên), 5 lạng tươi được 1 lạng khô gồm cả thân rễ lá. Ngải cứu khô (đã được chế biến) thì dễ uống hơn, đỡ đắng hơn.

    Artemisia Annua Tea

    – Người thường 15gram khô mỗi ngày cả thân rễ lá, sắc trong 2h lấy nước uống trong ngày.
    – Thai phụ sau 3 tháng, qua 90 ngày đầu, bắt đầu từ tháng thứ 4, mỗi ngày 15gram khô.
    – Tháng thứ 5, 20gram khô mỗi ngày
    – Tháng thứ 6, 30gram khô mỗi ngày
    – Tháng thứ 7, 50gram khô mỗi ngày
    – Đặc biệt, trước sinh 5 ngày cho đến sau sinh 1 tháng, mỗi ngày 100gram khô, uống càng nhiều càng tốt.

    Vì việc sắc uống cũng rất mất thời gian nên chúng ta có thể sắc một lần rồi trữ vào trong chai để ngăn mát, khi nào uống thì hâm nóng lại.

    Bạn cũng có thể đun ngải cứu với táo đỏ vừa bổ hơn và cũng dễ uống hơn.

    Sắc ngải cứu chúng ta nên dùng nồi dày, đun nhỏ lửa trên bếp lửa hoặc có thể dùng ấm sắc thuốc hoặc nồi ninh, nấu chậm slowcook để đun. Không nên dùng bếp từ và cũng không nên dùng nồi mỏng vì nhiệt táp quá mạnh.

    Trước khi sinh uống nhiều để giúp không bị sót nhau thai. Sau sinh uống nhiều để giúp dạ con co lại nhanh chóng. Dạ con càng co rút lại nhanh bao nhiêu sức khỏe bà mẹ càng tốt bấy nhiêu. Như vậy mới có nhiều sữa để mà nuôi con. Thời điểm bà mẹ sinh xong là thời điểm mọi thứ đều trương nở, khí huyêt suy, sức khỏe yếu, dễ nhiễm bệnh. Đó cũng là lý do bà đẻ phải kiêng rất nhiều để nhanh phục hồi sức khỏe.

    Uống ngải cứu này hãy coi là việc dưỡng sinh nghĩa là uống hàng ngày trong thời gian dài, cỡ 2 năm thì sẽ thấy tác dụng chứ không phải vài bữa mà thấy được.

    Việc uống ngải cứu thường xuyên sẽ giúp cho khí huyết vùng tử cung mạnh hơn, nghĩa là sức khỏe sinh sản, phụ khoa tốt hơn giúp tránh viêm nhiễm. Vỡi những người thường xuyên bị viêm nhiễm rất cần uống ngải cứu lâu dài. Kết hợp với pp ngâm mông với thảo dược sẽ giúp cải thiện trình trạng viêm nhiễm kéo dài không dứt ở rất nhiều phụ nữ.

    Liệu Pháp Ngâm Mông: Thần Dược Cho Phái Đẹp

    CAO NGẢI CỨU

    Sau một thời gian tìm tòi thì đã tìm ra công nghệ chiết xuất thành cao ngải cứu với dây truyền công nghệ hiện đại và đảm bảo về dược tính cho thuốc. Ngải cứu không nấu cao theo kiểu thủ công được vì đun mãi nó vẫn cứ trong veo. Một số loại cao thủ công ngoài thị trường như cao xạ đen họ phải cho thêm bột ngô mới cô được thành cao. Dạng cao thì mọi người dùng ngay không cần phải ninh vài tiếng, chỉ cần pha nước ấm uống. Việc bảo quản, vận chuyển cũng dễ dàng hơn.

    Nếu tính ra, phí vận chuyển ra ngoài Hà Nội thì 1kg ngải cứu khô mất 15k, nấu mỗi kg ngải cứ gọi là 1kg chia làm 3 lần nấu thì mỗi kg cũng phải mất 15k, chưa kể thời gian công sức.

    Chi phí nấu 1kg ngải thành 1 lạng cao ngải mất 30k. Nếu bạn mua giá 200k 1 lạng cao thì có nghĩa bạn chỉ phải trả 170k 1kg ngải khô nguyên liệu + 30k công nấu. Tính ra dùng cao vẫn hơn, chất lượng không thua kém nếu ko nói là hơn tự nấu.

    cao bo phe cu sen ngai cuu 2

    LIỀU LƯỢNG
    – Trung bình 1 ngày dùng 10gram cao (cỡ 2 thìa caphe)
    – Ít nhất dùng 1 ngày 5gram cao
    – Một số trường hợp chỉ định của thầy dùng đến 30-50gram cao
    Các bạn dùng xilanh hút là chuẩn chứ thìa rồi cốc đong họ làm linh tinh lắm. 4ml ~5gram

    Như vậy 1 tháng dùng hết cỡ 3 lạng cao, 3 tháng hết 1kg cao

    CÁCH DÙNG: lượng như chỉ định tùy đối tượng pha nước ấm uống, ko uống kèm thứ khác như mật ong hay đường. Mỗi lần pha 1 thìa vào cốc nhỏ 200ml thì pha 2 lần. Hoặc pha 2 thìa vào bình lớn uống cả ngày sao cho hết lượng cao cần uống. Uống lúc bụng trống, sau ăn 2h hoặc trước ăn 15p, sáng chiều tối lúc nào cũng dc, ưu tiên sáng sớm.

    BẢO QUẢN: Cao dạng đặc độ ẩm 30% đóng lọ có thể để nhiều năm bên ngoài (nhiệt độ phòng) không hỏng nên các bạn có thẻ mua nhiều 1 lần.

    [button url=”http://bit.ly/caobophe” postid=”” style=”btn-success” size=”btn-default” target=”_blank” fullwidth=”false”]XEM GIÁ & ĐẶT MUA CAO NGẢI CỨU[/button]

    Vũ Minh Việt

    Mua dao chém thớt qua ngày. Tìm cao Ngải Cứu thì mời ghé thăm: bimatthucduong.com

    Gửi

    Bài viết liên quan