Thực Dưỡng ・ Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Theo Dõi Độ pH Của Cơ Thể

Dũng PhD 02 Thg 07

XEM NHANH

    Bài viết trước mình có giới thiệu ý niệm về cân bằng Axít – Kiềm trong cơ thể, đây là cách tiếp cận của phương Tây, lý giải cho nguồn gốc bệnh tật. Cách tiếp cận này có thể định lượng được bằng độ pH của cơ thể, trong chừng mực nào đó, là rõ ràng hơn khái niệm cân bằng Âm – Dương của phương Đông.

    Nắm được nguyên lý cân bằng giữa Axit-Kiềm, chúng ta cũng cần biết mình đang ở đâu để có thể đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Để xác định được điều đó, chúng ta lại dựa vào độ pH.

    Dòng máu lý tưởng sẽ có mức a xít và kiềm giao động giữa 7,32 – 7,44

    Độ pH ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể là không giống nhau. Máu của chúng ta cần ở mức hơi kiềm để có một sức khỏe ổn định và các mô cũng vậy. Ruột hay da nên ở mức hơi axit để các vi khuẩn có hại không thể xâm nhập. Dạ dày của chúng là nơi có mức axit cao nhất trong cơ thể (có độ pH từ 1.6 đến 2.4) do có axit HCl để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là protein. Độ pH trong nước bọt khá biến động nhưng cũng cần ở mức hơi kiềm.

    Cách đơn giản và nhưng kém chính xác để xác định được độ pH chính là thử nước tiểu bằng giấy quỳ. Nhúng giấy quỳ vào nước tiểu tầm 1-2 giây rồi đợi 10 giây. Sau đó hãy so sánh màu trên giấy quỳ với bảng màu đi kèm. Giấy quỳ càng đ chứng tỏ bạn càng dư axit, ngược lại nếu giấy quỳ càng xanh thể hiện bạn đang dư kiềm. Hãy nhớ rằng, độ pH nước tiểu phụ thuộc vào thức ăn bạn tiêu thụ.

    Để có kết quả tốt nhất, hãy bỏ qua lần đi tiểu đầu tiên trong ngày. Do quá trình trao đổi chất từ đêm hôm trước, thường thì nó sẽ có xu hướng axit. Nếu mẫu nước tiểu đầu tiên trong ngày không ở mức axit không có nghĩa là bạn đang ổn. Trái lại, nó có thể là bạn đang không thải những chất axit cần thải ra ngoài. Vì vậy, để chính xác hơn, hãy thử mẫu nước tiểu của lần đi tiểu thứ 2 trong ngày và trước bữa ăn sáng.

    YFH126A 2

    Tuy vậy, kết quả của một lần thử vẫn chưa thể hiện được nhiều điều. Các bạn nên theo dõi kết quả trong 1 tuần để có thể xác định được mình đang ở đâu. Hãy ghi lại những kết quả này để xem chế độ ăn uống tác động thế nào đến cơ thể mình. Nếu bạn chuyển sang một chế độ nhiều thực phẩm kiềm hơn, chắc chắn bạn có thể nhận ra sự cải thiện. Sau một thời gian, bạn cũng sẽ không cần phải tốn công thực hiện các phép thử nữa, bạn sẽ biết rõ cơ thể mình thay đổi thế nào nếu thay đổi chế độ ăn.

    Một điều quan trọng nữa bạn cần nhớ, đó là độ pH được đo dựa trên hệ logarit, có nghĩa là nếu độ pH tăng thêm 1 thì trên thực tế nó đã tăng thêm 10 lần. Nếu độ pH dịch chuyển từ 7 xuống 6, có nghĩa độ axit tăng 10 lần còn nếu từ 7 xuống 5 thì độ axit tăng thêm 100 lần và cứ như vậy. Ví dụ như cà phê có độ pH rơi vào khoảng 4, còn Soda là 2.

    AXIT – KIỀM TRONG THỰC PHẨM

    Khi đã biết mình đang ở đâu, nếu nằm ở khu vực an toàn, bạn hãy tiếp tục chế độ ăn của mình. Còn nếu thấy mình nằm ngoài khu vực an toàn, hẳn là bạn sẽ phải xem xét lại chế độ ăn của mình. Nếu bạn đang dư axit cần bổ sung thêm các thực phẩm tạo kiềm cũng như giảm bớt các thực phẩm tạo axit.

    Một chế độ ăn được cho là lý tưởng khi bạn có thực phẩm tạo kiềm chiếm 60-80% trong thực đơn, 20-40% còn lại là thực phẩm tạo axit. Thực tế thì chúng ta cũng cần một số thực phẩm tạo axit để có được những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ví dụ, các loại ngũ cốc hay đậu là thực phẩm hơi axit nhưng lại mang đến một nguồn đạm dồi dào.

    Các bạn hãy nhớ rằng, không phải thực phẩm nào cũng tạo ra mức axit hay kiềm như nhau, nên chúng ta cần nắm rõ mức độ axit và kiềm của mỗi thực phẩm để có thể cân bằng 2 yếu tố này một cách dễ dàng và chính xác. Ở bài viết sau, mình sẽ tổng hợp 1 Infographic phân định thực phẩm tạo Axít/Kiềm trực quan sinh động..

    Một lần nữa, chúng ta hãy đồng ý với nhau rằng ăn uống là phải thoải mái, không nên gò bó quá mức. Ăn uống với một tâm lý căng thẳng, khắc khổ sẽ có hại hơn nhiều lần. Một chế độ ăn uống dư thừa axit mang lại rất nhiều bệnh tật có hại nhưng không có nghĩa bạn phải tránh xa các thực phẩm tạo axit. Thỉnh thoảng, hãy cứ thoải mái thưởng cho mình một chiếc bánh kem hay một cốc chè. Khi đã nắm rõ được các kiến thức dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có thể làm chủ sức khỏe của chính mình. Người bác sĩ tốt nhất cho bạn luôn là chính bản thân bạn, hãy nhớ nhé 🙂

    Trong 1 số trường hợp, người bệnh khi thử nghiệm độ pH thì vẫn có kết quả pH=7.4 vì các hệ thống trong cơ thể (gan, thận, các tuyến nội tiết…..) có khuynh hướng lọc, thải axít để đưa huyết dịch về trạng thái cân bằng tốt nhất (pH= 7.35 – 7.45).

    Tuy nhiên do cơ thể ít vận động, hít thở không khí ô nhiễm, ăn uống thức ăn tạo nhiều axít……nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị tắc nghẽn, trì trệ gây đau nhức, gây bệnh; và tại chính nơi đó huyệt dịch xuống thấp hơn pH=7.4

    Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây đau nhức (Đông Y bảo là “thống” thì “bất thông” và “thông” thì “bất thống”). Đau nhức mà không chữa gốc (áp dụng Thực Dưỡng, châm cứu, bấm huyệt, thoa bóp…..) mà lại dùng thuốc trấn thống (hầu hết làm bằng hóa chất độc hại) của Tây Y (làm tê liệt thần kinh báo đau nhức) thì bệnh sẽ thành kinh niên và sau cùng nếu huyết dịch ngay nơi trì trệ đó xuống dưới pH=7.00 thì nơi đó xuất hiện Ung thư ! Và khi Ung thư mà không chữa gốc (ăn chay whole food / thực dưỡng) mà chữa ngọn (hóa trị, xạ trị….) thì sẽ di căn…..do chính tình trạng trì trệ của cơ thể tạo nên Ung thư mới trên cơ quan hay bộ phận khác trong cơ thể !

    – Ntd Lương Trùng Hưng

    Dũng PhD

    dung.phamduc90@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan