Hôm nay là ngày Thế Giới Phòng Chống Ung Thư 4/2, các chuyên gia cho biết mỗi ngày có khoảng 260 người tử vong vì ung thư ở VN, mỗi năm phát hiện 126.000 ca phát hiện mới. Nguyên nhân của tỉ lệ tử vong cao được cho là có tới 70% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Phát hiện muộn thì dễ chết đã đành, nhưng phát hiện sớm thì có thoát không?
Theo quan điểm BTD, cách giải thích này đánh lạc hướng và khiến bệnh nhân rơi vào ‘bẫy’ tiếp theo của ngành ung thư. Phát hiện sớm là chết từ từ, chết cháy túi, chết xong vẫn còn mang nợ đối với nhiều người hiện nay. Video này của Bác Sĩ John McDougall chỉ rõ sự phát triển của ung thư, mặt trái của việc phát hiện sớm và cách để thoát khỏi nó. BTD xin trích dẫn vài thông tin:
– Nguyên nhân của các bệnh nan y, mãn tính hiện nay chủ yếu là do chế độ ăn thiếu chất xơ, nhiều chất béo, ít vận động -> khủng hoảng táo bón quốc gia
– Chất xơ này cần lấy từ “starch” tức carb thô phức hợp (70-90% khẩu phần) từ bột mì lứt, gạo lứt, khoai tây, bắp, bí…
– Ung thư thường sinh sôi ở những chỗ dơ bẩn có nguy cơ ách tách như ruột già, bàng quang, phổi, khoang miệng, bao tử….khi chúng ta nạp chất độc từ thực phẩm, bẩn, không khí bẩn thì ở đâu trong cơ thể bẩn quá chịu không nổi thì tế bào đó phải “thích nghi” để tồn tại -> ung thư xuất hiện
– Thời gian trung bình để tế bào ung thư nhân đôi là 100 ngày, 1 khối u 1cm gồm 1 tỉ tế bào có thể mất 10 năm để hình thành
– Nếu tế bào ung thư hình thành khi còn rất nhỏ và có thể lan ra bất cứ đâu trên cơ thể mà y học hầu như không thể phát hiện ra. Do đó việc chữa trị / phát hiện cục bộ 1 khối u đã ác tính là vô ích.
– Trong guidelines mới của Canadian Medical Association Journal cho biết không khuyến khích việc nội soi nguyên đại tràng (colonoscopy) trong việc tầm soát ung thư, ở châu Âu cũng vậy.
-Trong nhiều trường hợp đối với đại tràng, việc xét nghiệm máu trong phân ($3 – $40), nội soi hậu môn ($200) là đủ nhưng nhiều bác sĩ vẫn chỉ định colonoscopy ($3000+) -> tiền là trên hết. Ở VN đối với nhiều loại xét nghiệm nặng đô PET, CT, MRI, PSA… cũng đã là gánh nặng lớn trước khi điều trị.
– Việc làm test không thôi cũng đã đủ giết bệnh nhân / làm bệnh nặng hơn. Không giúp ích gì nhiều trong giảm tỉ lệ tử vong vì ung thư.
– Các “chuyên gia đầu ngành” quanh bạn sẽ nói bạn điên nếu nói tầm soát ung thư bằng chiếu chụp nhũ ảnh, PSA..là vô ích. Bạn không thể phát hiện sớm ung thư bằng cách đó, bạn phải NGĂN NGỪA nó, không hút thuốc, không nạp những thứ tệ hại vào hệ tiêu hóa.
– Nếu khối u ở ruột quá lớn, dĩ nhiên là phải mổ. Tuy nhiên việc dao kéo phải thật giới hạn, chỉ cắt bỏ những phần nhìn thấy của khối u (tránh việc truyền máu nhiều vì nó làm ảnh hưởng tới hệ miễn nhiễm và giảm tỉ lệ sống sót)
– Bạn thường đọc được các thông tin như này “Phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung 90% trị tốt, tỉ lệ sống sót là 70%”. Con số là định lượng không định tính, vốn là tư duy phương Tây. Nhưng cái CHẤT của sự sống đó thì có kèm thêm đau đớn và lo âu, không như xưa đâu. Sống sót tính là 5 năm, nhưng thường thì sau 5 năm là hết sợ ngựa quen đường cũ sang năm thứ 6 nó quay lại…
– Hầu như ai cũng không muốn bỏ thuốc, thay đổi lối sống mà chỉ mong có ai đó phát hiện sớm vấn đề của mình và chữa nó thay, rất tiếc điều đó không work đâu.
Vậy làm sao để biết mình có bị ung thư? Your face never lies. Lắng nghe cơ thể, theo bài viết này
Nếu thích thì đi siêu âm, chụp X-quang, lỡ hên thấy cục gì là lạ thì đem sinh thiết. Dù là lành hay ác tính thì cũng lẳng lặng đi về, bịt tai lại, khóc lóc một chút rồi ăn năn tiết thực, thay đổi lối sống là lại được thở đều thôi mà 🙂
Dạo này lướt fb thấy nhiều ca ra đi vì ung thư khi còn trẻ, đọc các bài viết Ung Thư phòng thân nhé
Còn một nguyên nhân khác bên cạnh chuyện ăn uống lối sống, xin dành lúc khác giãi bày…