Thực Dưỡng ・

[Video] Lối Thoát Cho Bệnh Trào Ngược

Anh Yu 20 Thg 01

XEM NHANH

    (Tuấn Kiuti)

    Đây là bệnh rối loạn thần kinh điều khiển hoạt động dạ dày. Trực giao cảm và đối giao cảm không hoạt động hỗ tương. Khi cần tiết dịch vị thì không tiết, khi cần ngưng thì không ngưng do ăn uống và lối sống sai lầm trước đây.

    Trào ngược dạ dày (ợ chua) không phải do thừa axit, mà là do thiếu axit dạ dày (HCl). Cơ chế làm việc của dạ dày là khi có thức ăn vào cần tiêu hóa, axit dạ dày sẽ được tiết ra, nồng độ axit này tăng dần tới một mức ngưỡng (pH) thì van dạ dày mở ra để tống thức ăn đã được nhào bóp xuống dưới để tiếp tục hành trình tiêu hóa. Nếu axit chưa đủ độ nồng độ (pH), van này chưa mở ra. Thức ăn cùng với axit vẫn ứ ở dạ dày, axit vẫn được tiết ra nhiều, nhưng vì nồng độ không đủ nên nó không còn cách nào khác là dâng lên thực quản. Thành dạ dày được thiết kế chịu được axit, còn thành thực quản thì không. Thành thực quản chỉ chịu được kiềm (trong nước bọt). Khi axit trào lên người ta sẽ thấy chua miệng và rát họng là vì vậy.

    Vì thế trong trường hợp này uống bổ sung HCl (dạng viên) hoặc ăn thêm dưa chua, uống nước dấm táo… thì lại có tác dụng (cho tiêu hóa). Việc uống thuốc muối hoặc dentie chỉ là để trung hòa lượng axit ngay tức thời, không còn gây khó chịu nữa, đợi cho cơ thể tạo ra axit đủ nồng độ (hoặc bản thân thức ăn lên men tự tạo ra axit đủ nồng độ) để dạ dày mở van thôi (và như thế không hay ho chút nào).

    Có thể để ý là khi ợ chua thì cũng thấy đầy bụng, anh ách, vì thức ăn không qua được dạ dày mà vẫn ứ trong đó.

    da day

    “Tui no rồi! Dừng ăn đi!”

    Nồng độ dung dịch khác với khối lượng dung dịch. Nghĩa là nó tiết ra không đậm đặc mà loãng, thế nên dù nhiều mà vẫn không đủ nồng độ. Nói cụ thể là chẳng hạn ngưỡng của nó là pH=4 thì nó mở van, nhưng dạ dày toàn tiết ra dung dịch axit có pH=5.5 thì 10ml pH 5.5 + 10ml pH 5.5 vẫn ra là 20ml pH 5.5 thôi. Nếu lúc ăn còn ăn nhiều canh nữa thì càng loãng. Bởi vậy người ta khuyên không ăn canh cùng lúc ăn cơm, mà là trước khi ăn cơm, như người Trung Quốc ấy.

    Nếu là thức ăn cứng thì dạ dày mới tiết axit ra để nhào lộn tiêu hóa, còn lỏng thì nó dễ dàng cho qua. Như uống nước ấy. Ăn số 7 mà không nhai kỹ thì vẫn bị ợ chua như thường, ợ chua ghê gớm là đằng khác, vì cơm lứt thường cứng hơn cơm thường. Thế nên ăn cháo mới dễ tiêu.

    Con người dịch vị dạ dày yếu, nên người ta mới nói nhai kỹ chóng tiêu. Còn với các động vật ăn thịt, dịch vị dạ dày của chúng cực mạnh, nên chúng ăn không nhai, chỉ xé thịt và nuốt trửng. Chúng nó mà nhai kỹ nữa thì giắt răng chẳng có tăm đâu mà xỉa 🙂

    Nên nhớ là chừng nào còn ăn thức ăn cứng và các loại thức ăn cần axit để phân hủy, thì axit chẳng có gì là xấu, vấn đề là đúng thời điểm (lúc ăn thức ăn cần axit để phân hủy), đúng vị trí (trong dạ dày).

    Như trên đã có nói rồi, sử dụng hoặc viên HCl hoặc tốt nhất là dấm táo (tự làm từ táo mèo). Có thể dùng mơ chua cũng tốt, hoặc mơ muối (loại ít mặn, rửa bớt lớp muối bám bên ngoài quả mơ đi). Nhưng đừng lạm dụng.

    Axit hữu cơ (axit trong các loại quả) gần như vô hại, không đòi hỏi mất khoáng của cơ thể để thải loại, vì chúng dễ dàng bị phân hủy (đốt cháy) thành CO2 và H2O. Nếu lo ngại thì chỉ cần buổi sáng dậy sớm, hít thở thật sâu và lâu lâu một chút, ok liền, rồi cuối tuần đi về ngoại thành, nơi có không khí trong lành mà chơi. Đảm bảo ăn gì cũng tiêu 🙂

    Tóm lại, về cơ bản: Áp dụng thực dưỡng hiện đại thêm mơ muối, sắn dây, tương tamari, miso, dưa muối cám, natto; đặc biệt mơ muối dùng đều với lượng nhỏ : 1/2 trái sau khi ăn (nên mua mơ muối lâu năm của Nhật trị bệnh tốt hơn loại thông thường tại VN)

    Hiểu Về Mơ Muối Umeboshi Thực Dưỡng

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan