Món Ăn Thực Dưỡng ・ cơm/cháo ・ bún/mì ・

Kiều Mạch Buckwheat Có Gì Hay?

Huy Phạm 26 Thg 11

XEM NHANH

    Kiều Mạch hay Tam Giác Mạch là một loại cây mọc ở những vùng đất đai cằn cỗi. Bản thân nó cùng với quinoa không thuộc họ Lúa/Cỏ. Tuy nhiên chúng vẫn được đứng trong hàng ngũ cốc. Hạt kiều mạch có hình tam giác, là quả của cây kiều mạch, một loại cây thuộc họ Rau răm.

    10273733363 b6f1ae85af c

    10692676273 919d5ccabf

    Ở Hà Giang, người dân có trồng Tam Giác Mạch, mỗi năm đến mùa hoa nở đẹp du khách khắp nơi kéo bè kéo phái đến chụp hình nghệ thuật ầm ầm.

    tumblr l2no43udEv1qzc76ko1 400

    Kiều mạch là hạt đại diện cho hành Thủy, tương ứng với thận. Nó có tính chất lợi tiểu, tiêu thũng, giúp hạ khí. Điều này có nghĩa là kiều mạch “rất mát”, tốt cho tiêu hóa, bài tiết, sinh lý, tuy nhiên nó không gây ra chứng hạ huyết áp thường gặp khi ăn các đồ mát nhưng âm tính khác. Đồng bào miền núi vẫn thường dùng kiều mạch để nấu ăn cho sáng mắt thính tai. Nhờ vào dương tính của mình, nó cũng có tính chất làm ấm người, đặc biệt là vùng bụng và lưng, rất thích hợp với những người âm tạng, yếu ớt, hay sợ lạnh, đi phân lỏng nát, Đông y gọi là chứng tỳ Thận dương hư. Nên ăn kiều mạch vào mùa đông là tốt nhất.

    Các món ăn từ kiều mạch rất phong phú. Nổi tiếng nhất phải kể đến kasha, là món ăn làm từ kiều mạch rang của người dân vùng Đông Âu giúp họ chống chịu được cái rét của mùa đông, cũng như các món từ mỳ soba trứ danh của người Nhật. Ngoài ra còn có “bánh crêpe lúa mạch đen” của người Pháp vùng Bretagne. Rượu Chang của người Tây Tạng là loại đồ uống lên men từ kiều mạch, kê và đai mạch…

    11060347583 f1898b31b2 o

    Người dân ở Bhutan (gần Tây Tạng) có truyền thống trồng kiều mạch và làm món Puta, gần giống như mì Soba ở Nhật Bản. Ăn với sốt cay. Ngày nay người ta dần chuyển qua những loại cây lương thực khác nhiều lợi nhuận hơn như khoai tây.

    Cao kiều mạch là một loại trợ phương đắc lực trong Thực dưỡng, dùng để rút nước ra từ các vùng bị sưng viêm trong 2, 3 ngày, giúp các vết sưng xẹp dần, nhờ vào đặc tính hút nước rất mạnh của nó. Trong cuốn Sổ tay Y khoa Dưỡng sinh Cực Đông (Aide-Mémoire de la Médecine Diététique d’Extrême-Orient) của tiên sinh Ohsawa xuất bản năm 1960 tại Pháp, ông đã dành ra hẳn một chương riêng để nói về hạt Kiều mạch như sau.

    Kiều mạch (Sarrasin), hay « Sarasina » trong tiếng Nhật là thức ăn chính của người Sarrasin (Xa-ra-đanh) ( tộc người Hồi giáo thời kì Trung đại). Họ đã từng làm nên một Đế chế Sarrasins, cách đây 1200 năm. Họ có một thể chất bẩm sinh (tiên thiên) rất tốt, nhờ vào hạt kiều mạch họ ăn hằng ngày và coi như thức ăn chính. Nhưng sau những cuộc chinh phạt châu Phi, châu Âu và châu Á, họ đã đánh mất đi thói quen ăn kiều mạch, nguyên nhân chính tạo nên thế mạnh về sinh lực cho đế chế này. Tên gọi « Sobak » (« So » có nghĩa là Sarrasin, « Bak » có nghĩa là lúa mì) vẫn giữ nguyên ở Trung Quốc hay « Sobak » và « Sarasina » ở Nhật Bản, cũng như việc hạt kiều mạch rất được ưa chuộng ở hai nước này đủ cho các bạn tưởng tượng được kiều mạch mạnh mẽ và thu hút sự tán thưởng của dân chúng ngày xưa đến nhường nào.

    Kiều mạch là loại ngũ cốc duy nhất người ta có thể vừa trồng ở một nước có khí hậu lạnh, vừa ở khí hậu nóng, mọc ở bất kì loại đất đai nào, cho dù cằn cỗi, không chút màu mỡ. Nó cũng không cần bất cứ loại phân bón vô cơ hay hóa học nào để phát triển. Đây là loại cây có sinh lực mạnh mẽ, và Dương nhất trong các loại ngũ cốc, có nghĩa là rất giàu sodium (Na). Đây là thực phẩm tốt nhất cho những bệnh nhận cơ thể đã bị suy yếu trầm trọng và tái thiết nhân loại.

    Huy Phạm

    bhuypham@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan