Nếu muốn bổ sung máu cho cơ thể, hãy ăn thêm Thịt.
Theo bác sĩ người Nhật tác giả cuốn Lưu Thông Máu Tốt, thịt ở đây không phải là thịt bò, thịt lợn mà là thịt gà. Xét về lượng thì thịt gà và rau chân vịt có hàm lượng sắt như nhau. Nhưng sắt trong thịt gà là sắt heme, còn sắt trong rau xanh là sắt non-heme. Trong khi tỷ lệ hấp thu của sắt non-heme chỉ đạt 5% thì tỷ lệ hấp thu của sắt heme lên đến 25%.
Thêm vào đó, thịt còn là nguồn cung cấp đạm cho cơ thể. Như vậy, khi ăn thịt bạn có thể đồng thời hấp thu cả sắt – nguyên liệu tạo máu, và đạm.
Trong thực dưỡng Đông y có rất nhiều nguyên liệu bổ máu, nhưng hơn hết vẫn là Gà Ác, loại gà đen 🐔 được chăn thả vườn.
Trong sách Thực Giám bản triều được viết từ thời Edo cũng có nói thịt gà “giúp tăng cường nội tạng, củng cố lá lách và dạ dày (kiện tỳ), tốt cho phụ nữ có thai và sản phụ sau sinh”.
Thịt gà tốt cho người thiếu máu, điều này từ lâu đã trở thành thường thức ở Trung Quốc. Thầy dạy Đông y của ông là một thầy thuốc người Hoa, bà từng kể rằng trong tháng đầu tiên sau khi sinh, bà đã hầm mười con gà thành súp để ăn.
Các món ăn bồi bổ với gà đều là những món nấu lâu, kết hợp với thảo dược như sâm, táo đỏ, kỷ tử, nhẹ nhàng hơn thì cũng có thể dùng gừng, sả, lá chanh, lá giang để giúp thịt gà thành thuốc. Người gan, tỳ kém, khó tiêu chất béo thì có thể hầm xương gà, gạn bỏ phần mỡ, lấy nước để uống hoặc nấu canh là êm nhất. Để tẩm bổ thì gà luộc, gà rán tắm mình trong sốt hay các món nhậu không tính đâu nha. 😂
Về mặt năng lượng, con gà nhiều tính Dương, hơn cả thịt đỏ. Năng lượng của con gà tương đối mạnh, dao động, nó luôn xông xáo tìm mồi, đôi khi hung hăng. Mấy bạn hiền quá hay bị bắt nạt, thiếu nghị lực sống, chậm quá thì có thể ăn thêm gà cho nó “húng chó” lên, đương đầu với thử thách ✊. Khi ăn vào, năng lượng khí của gà có xu hướng đi vào vùng giữa cơ thể, hướng tâm mạnh nên cần các gia vị tính hoạt để cân bằng lại.
Bếp Thực Dưỡng đã giới thiệu món Gà Ác hầm ngải cứu chi tiết trong bài viết trước đây, mùa lạnh này ăn rất hợp đấy.
Trong hình là món gà hầm kho kiểu khác, ăn với cơm rất ngon. Gia vị kết hợp Việt – Nhật ăn ý gồm: Shio koji, ngưu bàng chế, hạt mác mật.
– Shio koji là gia vị Nhật truyền thống đang dần trở nên thịnh hành, mang lại hương vị umami và làm mềm thịt, nguyên lý gần giống cơm mẻ hay sữa chua.
– Ngưu bàng chế cửu chưng cửu sái là phiên bản xịn hơn của ngưu bàng khô, ít tính lạnh hơn, gần giống thục địa, đặc biệt tốt cho máu. Không có thì dùng ngưu bàng thường cũng ok.
– Mác mật là gia vị quen thuộc của vùng cao Tây Bắc, vị chua ngọt, có hương thơm rất dễ chịu, lợi gan mật, dễ tiêu. Nó chính là thuốc giải độc cho thịt, cám ơn em gái Lạng Sơn @eto_diary tặng.
Thịt gà đem ướp qua đêm hoặc lâu hơn với Shio koji, gừng, hành. Phi thơm hành, xào sơ gà cho săn lại chuyển màu thì cho thêm nước, giảm lửa kho lâu cùng ngưu bàng, mác mật, một ít đường phèn, tamari. Các gia vị hòa quyện lại thành vị rất ngon, thịt mềm thơm phức dù là gà ta.