Trong thực dưỡng, mọi thứ đều được quy về âm và dương. Gà thì chưa chắc tốt hay xấu, nhưng chắc là tính dương. Thịt gà được xem là dương hơn thịt bò (gà nhỏ, nhanh hơn). Năng lượng của gà rất mạnh mẽ, dao động mạnh và có thể có chút loạn thần.
Gà sống thành đàn, lối sống của chúng mang tính cộng đồng, một loại xã hội thu nhỏ của loài người. Cá thể gà trong đàn giành giật nhau để chiếm ưu thế kiếm mồi, cũng chẳng khác nào loài người trong cuộc mưu sinh. Cái gọi là “tôn ti xã hội” của loài gà dựa trên nguyên tắc “mạnh được, yếu thua”, qua đó xác định vai trò có đặc quyền tiếp cận thức ăn và địa điểm làm tổ. Chúng thường tỏ ra hiếu chiến với nhau, đặc biệt khi bị nhốt trong một thời gian dài với nhau như cách nuôi phổ biến hiện nay.
Khi hấp thụ thịt gà, năng lượng co rút từ gà có xu hướng gom về trung tâm của cơ thể người và có thể siết lại đặc biệt là vùng tuyến tụy, góp phần vào gây mất ổn định đường huyết. Ngày nay, thịt gà được marketing là một dạng “thịt tốt” (thịt trắng) so với thịt bò/heo khiến nó trở nên cực kì phổ biến. Tuy nhiên bạn cần hiểu những yếu tố “năng lượng” ngoài chuyện dinh dưỡng thông thường để quyết định ăn hay bỏ.
Tại Indonesia, gà mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghi lễ hỏa táng của đạo Hindu. Gà ở đây được xem là đường nối cho những linh hồn xấu xa. Trong buổi lễ, gà bị thắt chân để bảo đảm rằng mọi linh hồn xấu xuất hiện sẽ nhập vào gà thay vì nhập vào các thành viên trong gia đình tại đó. Sau lễ, người ta mang gà về nhà và nó lại tiếp tục cuộc sống bình thường.
Tại Việt Nam có phong tục “gà mở cửa mả” sau khi người chết được an táng 3 ngày. Trong lễ này phải có con gà dắt theo để nó kêu lên khiến hồn người chết nghe tiếng gà thức dậy. Nhà sư đi đầu dẫn theo thân nhân người chết cầm cây mía lau có cột 1 con gà đi 3 vòng quanh ngôi mộ mới. Sau khi cúng xong, người ta bỏ con gà lại tại mả, bưng khay rước vong về nhà để thờ. Có nơi còn cho con gà uống rượu khiến nó lừ đừ nên mới có câu: “Lờ đờ như con gà mở cửa mả”.
Trứng gà, về mặt năng lượng là nguyên 1 con gà trong vỏ; khiến nó được xem là dương hơn cả con gà. 1 món trứng chiên 3 quả có độ “rung động” ngang với 3 con gà. Trứng gà dương đến độ, trong truyền thống Á Đông, nhà có người chết phải luộc quả trứng đặt lên nắp quan tài để rút bớt âm khí (người chết là người đã mất hết hoàn toàn dương khí).
Theo lời khuyên trong thực dưỡng nói chung, trứng ít được dùng trong bữa ăn hàng ngày vì nó được xem là khó (chế biến) cân bằng một cách hiệu quả. Nếu bạn cần một đầu óc tĩnh tại thì món gà và trứng gà không được khuyến khích cho lắm. Tuy nhiên ảnh hưởng ở mỗi người khác nhau, hãy thử tự trải nghiệm.
Nếu bạn chọn tiếp tục ăn gà và trứng gà, dĩ nhiên là nên chọn trứng gà ta sạch, nuôi thả ăn thức ăn tự nhiên, tốt nhất là trứng có trống. Người viết là nam giới, anh ta chọn ăn 1 quả/1 tuần hoặc khi nào trăng tròn thì ăn 🙂
DOPING THỰC DƯỠNG
Đây là trứng tương Ransho trong truyền thuyết. Chỉ cần chơi vài thìa là bạn thấy tựa như trong phim hành động được giật 2 cái bàn ủi lên ngực, tỉnh táo lạ kì. Nhân dịp có trứng gà ta có trống nuôi bằng gạo lứt, tương tamari lâu năm hảo hạng (toàn của xin cho) mình làm thử và thấy ngon tuyệt không ko thể tưởng tượng nổi. Ăn xong chạy hết 3 vòng sân Tao Đàn mà không thấy mệt. Doping là đây chứ đâu 🙂
Cách làm Ransho: đánh tan kĩ cả lòng đỏ lẫn lòng trắng của 1 trứng gà có trống với 1 lượng tương lâu năm bằng nửa phần quả trứng rồi uống ngay. Chỉ dùng 1 lần 1 ngày. Không dùng quá 3 ngày.
Thức uống này rất Dương tính, mục đích không phải để ăn trứng mà để đưa 1 lượng lớn tương tamari một cách vô hại vào để cơ thể hấp thu. Vì thế, cần phải dùng một lượng lớn protein dưới dạng trứng đi kèm. Vì dược tính mạnh mẽ của nó, chỉ nên áp dụng khi cần kíp. Đặc biệt nó giúp khỏe tim nhanh do dùng nhiều thực phẩm âm tính, người quá âm đang hấp hối cũng nên dùng. Giải độc cấp tính ok. Nhồi máu cơ tim tất nhiên là xài, tắc tử 🙂
Nguồn tham khảo:
The Hip Chick’s Guide to Macrobiotics: A Philosophy for achieving a Radiant Mind and a Fabulous Body Paperback – Jessica Porter
http://www.motherearthnews.com/homesteading-and-livestock/buying-fertilized-chicken-eggs-zmaz74zhol
http://chinhhoiuc.blogspot.com/