Suy Ngẫm Thực Dưỡng ・ Ung Thư ・

Âm Dương, Khoa Học và Ung Thư trong Thực Dưỡng

Anh Yu 24 Thg 09

XEM NHANH

    Bài viết này tập trung vào khả năng có sự đối thoại giữa nguyên lý thống nhất âm-dương của thực dưỡng và phương pháp khoa học hiện đại, và vào cái mà chúng ta có thể học được từ các dữ liệu khoa học khi xét tới vấn đề gần đây diễn ra với nhiều bạn hữu thực dưỡng, những người phát triển ung thư.

    Một số bạn hữu và người giảng dạy về thực dưỡng có vẻ như tin rằng thực dưỡng không nên dựa vào khoa học, mà chỉ vào âm-dương, là cái mà họ xem như là nền tảng vững chắc hơn cho việc đối phó với những vấn đề về sức khỏe.

    Tuy nhiên, có thể nói rằng thực dưỡng hiện đại, ngay từ khởi nguồn của nó, đã bao hàm khoa học phương Tây trong cách tiếp cận của nó rồi. Bản thân George Ohsawa đã diễn dịch, theo cách làm mới lại nguyên lý âm-dương truyền thống, tách nó ra khỏi y học cổ truyền và văn hóa Trung Hoa để mở một cuộc đối thoại với khoa học phương Tây. Ohsawa đi bước đi dũng cảm và nguy hiểm này bởi ông cảm thấy rằng phương pháp (âm-dương) này cần được cứu thoát khỏi sự mê tín mà nó đã rơi vào qua nhiều thế kỷ. Tất cả những sự thấu triệt về hóa học và vật lý được ghi nhận trong những cuốn sách của Ohsawa nằm ở đó là để cho thấy tầm quan trọng của khoa học hiện đại với tư cách điểm tham chiếu không thể né tránh đối với chính bản thân Ohsawa. Trong những năm sau này, cộng đồng thực dưỡng đã chưa thực sự đào sâu vào chủ đề này.

    Thay vào đó, việc sử dụng khoa học bởi cộng đồng thực dưỡng thành ra chỉ là mang tính phương tiện – lấy ví dụ, chỉ ghi nhận những dữ liệu y học đứng về phía cách nhìn của chúng ta về sức khỏe, và quên, lờ đi những dữ liệu mang tính tranh cãi (phản biện) – và điều đó không cho thấy một thái độ thực lòng trong việc học lấy cái gì là đáng giá từ cộng đồng khoa học.

    1603p86 nutrition news

    Illustration: Sarah Wilkins

    Các điểm yếu và điểm mạnh

    Thực ra, phương pháp khoa học và cộng đồng khoa học có những điểm mạnh và yếu cũng như mọi thứ và mọi người khác trong thế giới này. Một trong những điểm mạnh là, một lý thuyết phải được kiểm chứng bởi những sự kiện có thật hay các thí nghiệm, để có thể được đem ra chia sẻ bởi cộng đồng khoa học. Bản thân các sự kiện hay các kết quả thí nghiệm này phải được xác thực một cách độc lập bởi một số các nhà nghiên cứu khác nhau, sử dụng các công cụ và phương pháp được chấp nhận. Việc sử dụng toán học, và khả năng xem xét cùng một vấn đề từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, bổ sung nhiều thêm tính vững chắc cho dữ liệu nhận được.

    Tất nhiên, tất cả chúng ta đều biết rằng một trong những điểm yếu của nó là sự gắng gượng nghiên cứu một hiện tượng bằng cách tách rời nó ra khỏi môi trường của nó (điều này là đúng thế đối với các nghiên cứu trong ống nghiệm, hoặc đối với các nghiên cứu chỉ nhắm vào một dưỡng chất đơn lẻ trong rất nhiều dưỡng chất có mặt trong bất cứ loại thực phẩm nào, và các nghiên cứu khác giống thế). Hơn nữa, một số hiện tượng không thể được xử lý hay đo đếm thích hợp với các dụng cụ hiện có, và vì thế chúng thường bị loại ra xem như không đáng để truy tầm về mặt khoa học. Và ai ai cũng biết quá rõ những hạn chế của cách suy nghĩ phân tích rồi để phải nói về nó ở đây.

    Nhưng nói rằng khoa học có những hạn chế của nó không có nghĩa là nói rằng nó vô dụng, chỉ là chúng ta không nên dựa vào nó một cách mù quáng như thường thấy ngày nay. Nếu chúng ta nói rằng khoa học thường thay đổi cách nhìn của nó về một chủ đề, và thế nên chúng ta không thể dựa vào nó, là chúng ta đang phát ngôn tùy tiện. Khoa học buộc phải thay đổi liên tục, để có thể bắt kịp với những trải nghiệm mới về thực tại.

    Nếu chúng ta nói rằng những đáp án của nó là chưa hoàn thiện và chỉ một phần, và rằng đây là một lý do tốt để không đưa chúng vào xem xét, thì như thế lại càng tùy tiện hơn, bởi mục đích của khoa học không phải là trao cho người ta những câu trả lời cuối cùng mà chỉ là những câu trả lời gần đúng nhất. Và trong khi đúng là các dữ liệu khoa học thường bị tác động bởi các nhân tố thương mại, cá nhân, hoặc tư tưởng, thì điều này cũng đúng với mọi thứ khác mà con người thực hiện, bao gồm cả những gì xảy ra trong cộng đồng thực dưỡng, và điều này cần phải đưa ra xem xét khi rút ra những kết luận mang tính cá nhân của chúng ta về bất cứ chủ đề gì.

    Âm-Dương và Giáo điều

    Cái mạnh của phương pháp âm-dương nằm ở khả năng của nó trong việc cho thấy những mối liên hệ giữa các sự kiện thường được xem là tách biệt nhau. Điều này thực sự có thể giúp đem lại những chỉ dấu cho sự khám phá và có khả năng giải được nhiều vấn đề khác nhau. Hơn nữa, âm-dương giúp trong việc xem xét mọi thứ trong sự chuyển động và biến đổi, vì thế bắt nhịp với một thực tại luôn luôn thay đổi.

    Tuy nhiên, thật không dễ áp dụng âm-dương cho tốt, ngay cả sau nhiều năm thực hành, và các trường dạy thực dưỡng của chúng ta cũng không giảng dạy sâu về nó. Thêm nữa, phương pháp này đúng ra luôn đưa ra những câu trả lời mang tính xấp xỉ gần đúng cho sự truy vấn của chúng ta, mà phải được kiểm tra lại thường xuyên và tinh chỉnh qua sự thực hành của chúng ta. Trong trường hợp xấu nhất, có thể rơi vào sự cạn cợt hay giáo điều, đặc biệt là khi chúng ta không quan tâm tới việc kiểm tra tính thực tế của trực giác của chúng ta trong thực hành, và chúng ta thỏa mãn với sự giông giống hay sự nhất quán của chúng với các “nguyên lý” của chúng ta. Nhưng một lý thuyết có thể nhất quán với các nguyên lý của chúng ta, mà vẫn là sai, hoặc ít nhất là không được chứng minh chút nào.

    Có những thuyết âm-dương về sự dịch chuyển trục địa lý hoặc sự sinh ra của thái dương hệ được giảng dạy nhiều năm rồi trong cộng đồng thực dưỡng mà không có bất cứ bận tâm nào trong việc kiểm chứng tính thực tại của chúng trên nền tảng của các sự kiện được ghi nhận hiện có. Điều tệ hại hơn là, điều đó cũng đúng đối với một số thuyết của thực dưỡng liên quan tới các vấn đề về sức khỏe, trong đó có liên quan tới ung thư.

    Sự phát triển của ung thư là qua nhiều giai đoạn, từ lúc tích tụ cho tới lúc suy kiệt và/hoặc “trả về địa phương”, chưa từng được xem xét kỹ lưỡng và đánh giá một cách đầy đủ. Nó (sự giải thích của thực dưỡng) chỉ nghe có lý, nhưng thế là không đủ, và một số trường hợp ung thư trong cộng đồng thực dưỡng, rõ ràng là xảy ra với những người không cho thấy bất cứ sự bồi tích (chất độc, chất thải) nào, đòi hỏi một cách khẩn thiết một cách tiếp cận rộng hơn đối với chủ đề này.

    Trong tất cả các trường hợp (ung thư) đó, cái đã là tuyệt vời và là những thấu triệt mang tính rất truyền cảm hứng, là cái đã phải được kiểm tra trong tinh thần “phi-cương lĩnh” để trở thành những lý thuyết đáng tin cậy, giờ đã trở thành những “sự thật” thiếu vắng bất cứ một khả năng nào cho sự tiến hóa hay tinh chỉnh xa hơn. Điều này không phải do bởi một thái độ tiêu cực từ một số người giảng dạy thực dưỡng, mà nó là một hiểm nguy nội tại của bản thân phương pháp, mà chúng ta cần phải ý thức về nó.

    Trực giác, lý trí và khoa học

    sensing vs intuition

    Sự trao đổi và giao tiếp giữa khoa học và âm-dương có thể đưa ra một cơ hội thực sự, cho cả hai, đi đến gần hơn với thực tại. Về mặt lịch sử, phương pháp khoa học đã phát triển đúng theo hướng gắng tránh những hầm bẫy của giáo điều, và chúng ta nên thấy biết ơn với hàng ngàn con người trợ giúp cho việc tạo nên nó. Ngay cả khi việc lạm dụng công nghệ (phát xuất từ khoa học, nhưng không hẳn là bản thân khoa học) hiện đang đưa chúng ta tới thảm họa, thì phương pháp khoa học vẫn là một sự nhận thức phi thường của tinh thần con người.

    Dĩ nhiên mọi phương pháp mà chúng ta sử dụng để khám phá thực tại đều có hạn chế của nó, bởi vì mọi thứ mà chúng ta có thể với tới được bằng các giác quan của mình hay với trí năng của mình cũng đều có giới hạn cả. Nhưng điều này cũng đúng luôn cho bất kỳ công thức nào của một “nguyên lý tuyệt đối”, bởi lẽ cái “thực sự” không thể nắm bắt được bằng trí năng mà chỉ có thể được trải nghiệm bởi cái phần trong ta vượt trên cả bản thân trí năng. Mọi công thức của sự thật theo định nghĩa là không hoàn thiện, như tất cả chúng ta đều biết rõ đó chỉ là ngón tay chỉ trăng mà thôi.

    Đứng vững chắc trên sự nhận thức này, chúng ta vẫn có thể sử dụng cả trực giác và lý trí để định hướng bản thân. Chúng ta phải sử dụng cả hai – không chỉ trực giác mà cả lý trí nữa – bởi rất nhiều khi cái chúng ta gán cho là “trực giác” không đến từ cái nguồn gốc thực sự, và cũng có thể rất đánh lạc hướng.

    Việc sử dụng lý trí của chúng ta, cả qua cách suy nghĩ âm-dương và khoa học, giúp chúng ta giữ cân bằng trên con đường đánh thức lại khả năng trực giác của chúng ta, sự phán đoán tối thượng của chúng ta. Khác với điều xảy ra với cách suy nghĩ khoa học, việc sử dụng âm-dương mang tính “lý trí” có thể, đến đúng thời gian, giúp chúng ta hiện thực hóa một sự kết nối phi-lý trí, hay trực giác với hiện thực. Nó chỉ là có thể trợ giúp, dù rằng nó không tự động làm được điều đó.

    Nếu chúng ta đồng ý trên những tiền đề này, và trân trọng tầm quan trọng của việc bao hàm những dữ liệu từ khoa học trong sự suy ngẫm của chúng ta về cách ăn uống thực dưỡng, và về vấn đề ung thư nói riêng, sẽ có một số điều mà tôi tin có thể mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta.

    Vitamin B12 và vấn đề thức ăn từ động vật

    vitamin

    Cả những nhà dinh dưỡng và các giáo viên thực dưỡng đều đã không nhận ra, cho tới rất gần đây, vai trò trung tâm của Vitamin B12 trong sức khỏe. Chúng ta từng nghĩ rằng chỉ có sự thiếu hụt B12 khi các dấu hiệu thiếu máu xuất hiện. Còn giờ, chuyện trở nên rõ ràng rằng thậm chí chỉ một sự thiếu hụt nhẹ, mà với các phép thử máu thông thường vẫn cho kết quả trong trị số tiêu chuẩn, có thể đã tạo ra nhiều vấn đề rồi.

    Khi B12 không đủ, một chất được gọi là homocysteine (C4H9NO2S) tăng lên trong máu, và mức cao của homocysteine đi kèm với nguy cơ cao của các bệnh tim mạch, chứng loãng xương và ung thư. Nhiều nghiên cứu liên quan tới cả những người ăn chay và ăn thực dưỡng đã cho thấy rằng, từ quan điểm này, những nhóm người này còn tệ hơn là những người ăn tạp, cho thấy mức độ cao hơn của homocysteine ở trong máu.

    Hầu như là, những người thực dưỡng cho kết quả thậm chí còn tệ hại hơn nhiều so với những người ăn chay thông thường xét về vấn đề này, và tình trạng của những người ăn chay trường nghiêm ngặt mà không sử dụng B12 bổ sung thì cũng tệ hơn. Vì thế, nếu xét về các nguy cơ khác thì chúng ta ở vị trí an toàn hơn so với những người ăn tạp, nhưng dưới cách nhìn này thì chúng ta không đạt chút nào. Gần như là tình trạng này nói riêng có thể ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển ung thư và loãng xương của chúng ta, như đối với những người ăn chay và ăn thực dưỡng cho thấy, còn với những nguy cơ còn lại thì rất thấp đối với bệnh về tim mạch.

    Chay hay Mặn ?

    Điều này có vẻ được chứng minh bởi những số liệu cho thấy rằng những người ăn chay, và bán-ăn chay như chúng ta, chết vì bệnh tim mạch ít hơn rất nhiều so với những người ăn tạp, nhưng dường như chẳng có gì khác biệt nếu xét tới ung thư.

    Đối với bệnh loãng xương, chúng ta gần như là đang nằm mấp mé của nguy cơ, nếu lượng canxi và protein đưa vào của chúng ta chỉ đủ một cách vừa khít trong một thời gian dài – và điều này có thể là trường hợp đối với không ít bạn hữu thực dưỡng – hoặc thậm chí là có nguy cơ nếu lượng đưa vào là không đủ, là điều có thể đúng với số lượng lớn các bạn hữu hơn là chúng ta nghĩ. Khi xét tới ung thư, là chủ đề chính của bài viết này, những sự kiện có thật của cuộc sống đang chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta không miễn nhiễm chút nào.

    Do vitamin B12 hoạt hóa chỉ có mặt trong thực phẩm từ động vật, mà không phải ở trong miso, rong biển, tempeh hoặc các loại thực phẩm thường được ăn khác, vấn đề homocysteine làm nổi lên vấn đề về thái độ của chúng ta đối với thực phẩm từ động vật. Chúng ta luôn luôn gán nó với bệnh tật, sự mất cân bằng sinh lý và sự phát triển tâm linh kém cỏi, và chuyện này là đúng nếu lượng mà chúng ta tiêu thụ là cao và chất lượng kém. (B12 không phải chỉ có một loại: loại tích cực và loại thụ động. B12 cũng không phải chỉ có một loại: loại tích cực và loại thụ động. Loại tích cực thì mới có tác dụng. Các tu sĩ ngày xưa và cộng đồng ăn chay Ấn Độ ngày nay chẳng hạn, họ không quá sạch sẽ như mọi người bây giờ nên các vi sinh vật trong ruột có đủ để sản xuất lượng B12 cần thiết. Lời khuyên là: đã ăn chay thì đừng có quá sạch sẽ. Ohsawa thì cơm thiu, cơm rơi vãi đều chơi tất biggrin.gif. Hoặc là chuyển sang ăn bốc như người Ấn Độ hay người châu Phi để có vi khuẩn – B12)

    Nhưng con người cần một chút thức ăn động vật, và đã luôn ăn chúng trong quá khứ nếu có để ăn. Vì thế chúng ta cần khám phá ra đúng lượng mà chúng ta hiện tại/người hiện đại cần, và cách tốt nhất để chuẩn bị (nấu nướng) nó. Có thể là chúng ta chỉ cần ăn nhiều cá hơn, nhưng có thể là trứng và gia cầm cũng ổn, với lượng thấp hơn, và thậm chí là thịt đỏ nếu điều kiện cuộc sống của chúng ta rất đòi hỏi, như khi làm công việc chân tay hàng ngày trong khí trời lạnh.

    Thuyết biểu sinh về Ung Thư

    Gần đây, cả một đại lộ mới đã được mở ra trong nghiên cứu ung thư. Trong khi trước đây chỉ vài năm thôi người ta tin rằng ung thư bắt đầu với sự thay đổi trong gen, nhưng giờ đã trở nên rõ ràng rằng bước đầu tiên này được thể hiện bằng những biến đổi gây tác động lên cách mà các gen thông thường được thể hiện ra. Những biến đổi này bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn.

    Điều này là một sự xác nhận lớn lao ý tưởng của chúng ta về thức ăn và ung thư, cũng bởi vì sự ảnh hưởng này của chế độ ăn rõ ràng bao trùm sang cả sự phát triển của bào thai, xác thực một cách rộng rãi các lý thuyết của chúng ta về sự hình thành cơ thể. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng một nhân tố quan trọng của trò chơi này, một lần nữa, là vitamin B12. Khi vitamin này được đưa vào với lượng không đủ, những biến đổi trong cả cấu trúc gien và cái cách mà chúng được thể hiện ra sẽ tăng lên. Vì thế dưỡng chất này lần nữa lại đi vào tiêu điểm khi xem xét tới vấn đề ung thư.

    Cá và dầu

    ThinkstockPhotos 515280649

    Nói về cá, thì điều rất rõ là khuyến nghị tiêu chuẩn cho việc tiêu thụ loại thực phẩm này 1 hay 2 lần mỗi tuần, cá thịt trắng được yêu thích hơn, là đúng đắn nhưng chỉ trong quãng thời gian ngắn, và chỉ khi được sử dụng để làm sạch những chất cặn bã và tạo ra một sự cân bằng âm-dương tốt hơn. Sau thời kỳ làm sạch và tái lập cân bằng này, cá nhiều chất béo trở nên quan trọng hơn, vì nó là nguồn tốt nhất của các chất béo omega-3.

    Trước khi tiếp tục, cho phép tôi nói rằng vấn đề omega-3 là một ví dụ tốt về việc chúng ta cần phải cẩn trọng xem xét tới các dữ liệu khoa học như thế nào. Chỉ áp dụng các phương pháp âm-dương của chúng ta, chúng ta có thể sẽ không hiểu được vấn đề này một cách đúng đắn, và cần tới việc sử dụng phương pháp tiếp cận khoa học cho điều đó. Điều này cũng đúng cho vấn đề homocysteine nữa, vì thế chúng ta cần phải khiêm tốn và cởi mở.

    Hầu như là nhiều người thực dưỡng vẫn ăn vào lượng omega-6 quá cao so với omega-3. Việc sử dụng dầu ăn không đúng cách, và lượng chất béo có trong nhiều loại thức ăn và đồ ngọt làm sẵn, có thể tạo ra vấn đề này. Ngày càng trở nên rõ ràng hơn việc quá thừa omega-6 làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và ung thư, và những tác động tiêu cực lên các đáp ứng miễn dịch.

    Do các axit béo không bão hòa đa omega-3 cũng hiện diện trong các loại thịt của động vật nuôi một cách tự nhiên và trong trứng gia cầm thả rông, chứ không chỉ có trong cá, thì lần nữa, điều này dường như lại là vấn đề liên quan tới việc sử dụng đúng đắn thức ăn có nguồn gốc động vật.

    Vitamin D và hoạt động thể chất

    vitamin D

    Cá nhiều chất béo còn quan trọng đối với một dưỡng chất khác mà ngày càng được xem là thiết yếu đối với sức khỏe, tức là Vitamin D. Giờ thì vai trò của nó đã rõ là vượt xa vai trò đối với canxi và của xương, mà dưỡng chất này là công cụ trong phòng tránh ung thư và các bệnh về thoái hóa. Một phân tích rất gần đây về tất cả các nghiên cứu được thực hiện trên chủ đề này đã cho thấy rằng tầm quan trọng của vitamin D đối với việc phòng tránh ung thư là rất lớn mà, nếu một lượng đáng kể được đưa vào cùng với thức ăn hoặc được sản xuất ra bởi da dưới tác động của mặt trời, thì hầu như một nửa các căn bệnh ưng thư thường thấy nhất có thể được tránh khỏi.

    Giờ thì mọi người mà sống ở bán cầu bắc thì đều có vấn đề với vitamin D, bởi chúng ta sống quá ít ngoài trời và quá nhiều trong nhà, vì thế điều này không chỉ đúng đối với mỗi người thực dưỡng không thôi. Tuy nhiên, cá nhiều béo là một trong rất ít những thực phẩm có chứa lượng vitamin D tốt, thế nên giảm quá mức việc sử dụng nó mà nghiêng về sử dụng cá thịt trắng không thể là chiến lược lâu dài được.

    Ngoài việc lấy loại dưỡng chất này từ thực phẩm chúng ta ăn, rõ ràng rằng chúng ta nên tìm mọi cách để ở ngoài trời và tắm chút nắng, bởi đây là cái cần thiết trọng tâm hơn đối với con người so với bất cứ thực phẩm cụ thể nào khác. Con người đã thích nghi để ăn một số lượng phong phú các loại thức ăn trong suốt thời gian tiến hóa và lịch sử của mình, nhưng mặt trời vẫn như thế trên toàn bộ trái đất và vẫn luôn cần thiết với tất cả mọi người. Việc đặt trọng tâm của chúng ta vào tầm quan trọng của thức ăn không nên làm cho chúng ta che mắt trước những nhu cầu cơ bản khác đối với con người chúng ta.

    Cũng như với vitamin D, hoạt động thể chất cũng là một nhu cầu cơ bản. Chúng ta vẫn thường nói thế, nhưng hiếm khi chúng ta biến nó thành một cách sống. Sự kiện quan trọng nhất cần xem xét, khi xét tới vấn đề này, là nếu chúng ta có quá ít hoạt động thể chất thì sẽ rất khó cho việc mở rộng chế độ ăn như chúng ta cần, để có thể đưa vào nhiều thức ăn giàu vitamin B12 và D. Nếu chúng ta ăn nhiều thực phẩm từ động vật hơn trong khi làm rất ít hoạt động ngoài trời, chúng ta dễ dàng đi đến việc tạo ra một sự mất cân bằng. Nhưng vấn đề vẫn nằm ở việc quá ít hoạt động ngoài trời, chứ không nằm ở thức ăn động vật, và chúng ta nên khuyến khích người ta chú ý tới vấn đề này.

    Cũng vậy, thật khó mà tăng lượng thức ăn động vật lên nếu chúng ta ăn quá nhiều ngũ cốc toàn phần. Ngũ cốc nên được giảm đi khi chúng ta tăng lượng tiêu thụ thức ăn động vật, trong khi rau và quả nên được tăng lượng lên.

    Chất tạo vị ngọt

    Điểm cuối cùng mà tôi muốn xem xét ở đây liên quan tới việc sử dụng các chất tạo ngọt. Sau nhiều năm phản đối, cộng đồng khoa học giờ đang trở nên nhận thức được rằng thái độ thực dưỡng của chúng ta đối với đường tinh luyện là đúng đắn. Con người rõ ràng là không thích nghi để tiêu thụ đường tinh luyện. Chúng ta đã biết từ lâu rồi rằng chúng ta có thể ăn một lượng vừa phải các loại đường đơn giản, với điều kiện là chúng là một phần của thực phẩm tự nhiên như trái cây, do chúng được kết hợp với các dưỡng chất khác có tác dụng cân bằng chúng, và không phải ở dạng tinh chế.

    Tuy nhiên, trong các cửa hàng thực phẩm tự nhiên có rất nhiều loại đồ tạo ngọt được bán, riêng nó hoặc có trong các đồ ngọt. Một số trong số chúng được tinh chế cao độ, chẳng hạn như agave siro – chứa chủ yếu là fructose – bản thân nó là một sự lựa chọn tệ hại – hay thậm chí là đường thô “hữu cơ”, nhưng ngay cả những loại tốt nhất như mạch nha làm từ ngũ cốc lên men cũng nên được ăn với lượng vừa phải.

    Có thể nói rằng thực dưỡng tiêu chuẩn khuyến nghị tiêu thụ các loại thức ăn này thật vừa phải, nhưng có một sự thật là rất nhiều người cần chúng và ăn chúng. Đó là bởi vì họ ăn quá ít lượng chất béo và protein động vật chất lượng tốt, là thứ đồ âm thực sự mà họ đáng được hưởng, nên họ phải cố thay thế chúng với đồ ngọt.

    Thế nên chẳng tác dụng gì khi nói rằng các loại thực phẩm nhất định nên được tiêu thụ ở lượng vừa phải, nếu bạn đưa ra lời khuyên một chế độ ăn khiến người ta thèm chính những loại thực phẩm này. Như tôi đã nói lúc đầu, các nguyên lý phải được kiểm chứng lại qua thực hành. Nếu thực hành không xác nhận chúng, thì hoặc là nguyên lý không đúng, hoặc là việc áp dụng chúng là sai.

    Nhiều nghiên cứu khoa học nhấn mạnh vai trò của những thực phẩm gây ra đáp ứng insulin cao trong cơ thể, chính là khởi nguồn của ung thư, các bệnh tim mạch và bệnh thoái hóa. Có thể việc tiêu thụ các thực phẩm gây đáp ứng insulin cao như các đồ ngọt làm từ bột, chất béo và các chất tạo ngọt sẽ không tạo ra nhiều vấn đề nếu chế độ ăn xét về tổng thể là thấp về năng lượng và chất béo như chế độ ăn thực dưỡng.

    Tuy nhiên, nó vẫn là một nguồn gây mất cân bằng và, khi các điều kiện khác là tồi tệ, nó có thể làm trầm trọng thêm chúng. Tình trạng này thậm chí còn tệ hại hơn đối với các loại thức uống ngọt, chẳng hạn như đồ uống từ gạo hoặc đậu nành, và các loại khác, vì có vẻ rõ ràng rằng việc tiêu thụ đường đơn ở trong đồ uống thì thậm chí còn tệ hại hơn là tiêu thụ nó ở trong đồ ăn.

    Loại Đường Nào Tốt Nhất ?

    Chế độ ăn tiêu chuẩn và cách ăn thực dưỡng

    Nếu chúng ta muốn đem vào xem xét các dữ liệu khoa học này và sử dụng tốt chúng trong thực hành của mình, chúng ta phải nói một cách cởi mở, công khai rằng chế độ ăn thực dưỡng tiêu chuẩn là một chế độ ăn đặc biệt tập trung vào việc làm sạch và tái thiết lập cân bằng cho cơ thể, được áp dụng chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn. Còn sau đó, một chế độ ăn thực dưỡng bình thường phải thường xuyên bao gồm một lượng vừa phải thức ăn động vật, đặc biệt là cá nhưng cũng cả trứng và gia cầm hay các loại thịt trắng, với điều kiện chất lượng của chúng là tốt và việc chuẩn bị (nấu) chúng là cân bằng. Nhiệm vụ cấp thiết của chúng ta là khám phá ẩm thực truyền thống và áp dụng hiểu biết về âm dương của chúng ta để khám phá ra các cách và các công thức thích hợp nhất cho việc tiêu thụ thực phẩm động vật.

    So với giai đoạn nghiêm khắc áp dụng chế độ ăn thực dưỡng tiêu chuẩn, thì trong việc ăn thực dưỡng bình thường hàng ngày, chúng ta cần tăng lượng tiêu thụ rau và trái cây, và giảm lượng ngũ cốc toàn phần mà chúng ta ăn.

    Dầu olive và dầu mè nên là loại chất béo thường sử dụng nhất, được sử dụng tự do hơn nhiều so với trong giai đoạn làm sạch. Các loại dầu khác nên giảm tối thiểu.

    Đồ ngọt và nước uống tạo ngọt, ngay cả hữu cơ và có chất lượng tốt, cũng phải được giảm thiểu. Có thể là chúng tốt cho trẻ em, nhưng nếu một người lớn mà thấy thèm những thức này thì thường là anh ta chắc chắn thiếu chất béo và protein chất lượng tốt, và điều này thường đến từ việc ăn quá nhiều ngũ cốc toàn phần và quá ít dầu, rau, thức ăn động vật và trái cây. Trái cây chính là món tráng miệng tự nhiên của chúng ta.

    Bảng Tiêu Chuẩn Ăn Thực Dưỡng (mới)


    Vấn đề về Tinh

    Supreme Stream

    Y học cổ truyền Trung Hoa nói rằng chúng ta được sinh ra với một lượng Tinh nhất định, hay còn gọi là năng lượng sống nguyên thủy. Áp lực và ham muốn khiến cho năng lượng này bị suy giảm và cuối cùng là cạn sạch, tới đó thì con người chết. Hơn 15 năm trước đây tôi bắt đầu thực hành khí công và chiêm nghiệm hàng ngày với vấn đề này, và giờ tôi cảm thấy rằng thuyết này là một món quà lớn lao từ cổ truyền Trung Hoa. Chúng ta những người thực dưỡng nên nhận thức thật rõ về nó.

    Nhiều người thực dưỡng đã ăn theo một cách quá nghiêm ngặt trong một thời gian quá dài, tiêu thụ một lượng không đáng kể thực phẩm động vật, vitamin B12 và D, có thể đi kèm với chuyện này là một sự mất cân bằng chất béo omega-3 và omega-6 nữa. Tuy nhiên, do bởi khả năng tạo lập cân bằng sử dụng âm-dương mà chúng ta đã không để ý thấy nó. Điều mà có thể có vẻ nghịch lý, nhưng dù sao vẫn đúng, là rằng chúng ta có thể thường giữ cho mình khỏe và có sinh lực, do bởi thức ăn của chúng ta thường là cân bằng xét theo âm-dương và do bởi chúng ta thường tránh ăn những thức ăn phi tự nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thực sự ở trong tình trạng sức khỏe tốt.

    Trong nhiều trường hợp, tình trạng này, sau một khoảng thời gian dài, dường như mang theo một sự cạn kiệt về Tinh: người ta trở nên quá mảnh mai và thanh sạch bề ngoài, nhưng lại thiếu nguồn dự trữ đáng giá. Có thể, tại điểm này, các căn bệnh về thoái hóa có thể sẽ xảy ra bởi áp lực, ô nhiễm, hay tùy theo điểm yếu về di truyền của cá nhân, hay đơn giản là do sự thiếu thốn một số dưỡng chất thiết yếu.

    Nếu bạn nhìn quanh cho kỹ, nhiều bạn hữu thực dưỡng có vẻ như tinh sạch nhưng quá mỏng manh. Có thể là họ đã tự cứu bản thân khỏi nhiều bệnh tật và họ dường như là cân bằng nhìn từ bên ngoài, nhưng bạn có thể cảm thấy có một cái gì đó thiêu thiếu. Và chắc chắn là nhiều bạn hữu, những người phải chịu căn bệnh ung thư đã không có những cặn bã độc chất lớn ở trong cơ thể: nhiều phần là họ phát triển vấn đề (bệnh tật) của mình là bởi có cái gì đó thiếu chứ không phải là cái gì đó thừa. Lý thuyết của chúng ta về ung thư có thể phải xét lại và mở rộng ra để có thể bao gồm cả cái khả năng rằng việc thiếu các dưỡng chất thiết yếu, như vitamin B12 và D chẳng hạn, có thể tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của ung thư.

    Xin hãy lưu ý rằng cả B12 và D đều rất dương. Vitamin B12 là thiết yếu đối với sự cấu thành của DNA ở mỗi lần phân chia tế bào, vì thế nó vận hành tại nơi rất cốt tủy cho thể xác chúng ta. Sự kiện có thật rằng những vitamin này hiện diện chỉ ở trong thực phẩm động vật sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ. Chúng ta có thể rất dương nhờ vào chế độ ăn thanh sạch toàn ngũ cốc toàn phần và không có đường và đồ uống ngọt, nhưng chúng ta vẫn thiếu một số nhân tố dương thiết yếu.

    Kết luận

    Thật thú vị khi để ý thấy rằng cộng đồng ăn chay đã phải vất vả trong một thời gian dài để khiến cho các thành viên của nó nhận ra sự cần thiết của việc bổ sung vitamin B12 (và gần đây là cả Vitamin D). Cộng đồng thực dưỡng của chúng ta cũng không nằm trong vị thế khá hơn khi xét về vấn đề này, nhưng tôi chưa nhận thấy có một nỗ lực tương tự đang được thực hiện. Có thể là, do bởi các “nguyên lý” ăn chay là dựa trên đạo đức, chứ không phải dựa trên một phương pháp (âm-dương) là cái được cho là thay thế cho phương pháp khoa học, nên họ cởi mở hơn để học từ người khác hơn là chúng ta.

    Cũng có khả năng là, nhờ vào cách tiếp cận rộng hơn của chúng ta với chế độ ăn, chúng ta có thể tránh được việc sử dụng các chất bổ sung (thực phẩm chức năng), nhưng điều đó không có gì chắc chắn. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu vấn đề này không được chỉ ra một cách thích đáng, thì chúng ta sẽ không bao giờ biết tới nó.

    Tôi tin rằng nhiệm vụ của chúng ta là học từ cái đang diễn ra đối với một số bạn hữu thực dưỡng lâu năm. Chúng ta không nên ngủ quên trên những kết quả tốt đẹp mà chúng ta đạt được đối với rất nhiều các vấn đề về sức khỏe. Xin hãy xem xét tới cái khả năng rằng, sau khi học được khá nhiều về làm sạch và tái lập cân bằng cho bản thân, chúng ta giờ cũng phải học làm thế nào để tạo một nền tảng vững chắc và có dự trữ chất lượng tốt.

    Điều này tôi cảm thấy có thể làm được bằng cách mở rộng chế độ ăn thực dưỡng tiêu chuẩn theo một cách cân bằng và có ý thức, sau khi giai đoạn làm sạch đã kết thúc. Chúng ta phải học việc tạo ra một sự cân bằng rộng hơn, sống động hơn, mà với nó, sử dụng nhiều hơn một chút thức ăn động vật và hoạt động ngoài trời có thể có những đóng góp quan trọng.

    Carl Guglielmo

    Tuấn Kiuti Di dịch thuật từ http://www.macrobiotics.co.uk/articles/yinyangcancer.htm

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan