Các Loại Bệnh ・

Giã Từ Đau Họng

Anh Yu 22 Thg 01

XEM NHANH

    Đau họng tắt tiếng chẳng phải là chứng bệnh, mà là triệu chứng của một số rối loạn thông thường ta hay mắc phải như cảm lạnh, cảm cúm, sốt, viêm amidan, viêm hoặc bệnh liên quan đến hạch hầu. Đau họng tồn tại dai dẳng và kèm theo sốt, ho, viêm sưng hay một số triệu chứng khác. Dưới góc nhìn thực dưỡng, các vấn đề liên quan đến viêm họng thường là do việc ăn uống quá nhiều thực phẩm âm. Đặc biệt là đường, trái cây và cả thức uống ngọt.

    Phương thức giải quyết vấn đề viêm họng:

    1. Đắp gạc muối quanh cổ suốt đêm trong lúc ngủ sẽ mang lại hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.
      Rất hữu ích cho những người bị đau họng hoặc viêm amidan. Trộn 2 cup muối biển hơi ẩm (không ướt) với 5 – 6 muỗng canh nước. Đối với trẻ em, sử dụng 1 cup muối biển và 2-3 muỗng canh nước.

      1

      Đặt muối vào giữa một chiếc khăn sạch hình chữ nhật và cuộn khăn lại theo chiều dài.

      2 1

      Quấn khăn quanh cổ và đặt một chiếc khăn khô sạch lên trên. Áp dụng trước khi ngủ và để lại qua đêm. Vào buổi sáng, muối sẽ khô.

    2. Súc miệng với trà bancha (mua dễ dàng ở các CH Thực Dưỡng) nóng pha ít muối 3 lần mỗi ngày.
    3. Sử dụng trà nấm đông cô, củ cải trắng và củ sen 3 lần mỗi ngày.

    Daikon
    Trà nấm đông cô, củ cải trắng và củ sen có thể được sử dụng trong trường hợp nhức đầu, đau họng, dạ dày yếu hay cả cảm cúm. Chuẩn bị: 4 – 5 tai nấm đông cô khô, 2 miếng củ sen ( dày 2cm) và 2 miếng củ cải trắng  (dày 2cm) nấu tất cả cùng 2 cup nước, để sôi rồi liu riu trong 1 giờ, cho vài giọt nước tương tamari rồi uống còn lúc còn nóng.

    4. Uống 1 – 2 muỗng canh nước ép ngưu bàng 2 lần mỗi ngày giúp tiêu đờm.

    5. Giữ ấm cổ bằng cách mang áo cổ lọ hoặc dùng khăn choàng cổ.

     

    Natural healing from head to toe – traditional macrobiotic remedies, Cornellia Aihara and Herman Aihara, with Carl Ferre. Hoàng Anh lược dịch

     

    [panel style=”panel-info” title=”TUYỆT ĐỈNH TRỊ HO” footer=””]

    Trong thực dưỡng có bài trà củ sen đun với lá tía tô. Công thức này cũng đơn giản và hiệu quả. Có thể chữa ho cả thể hàn và thể nhiệt. Tuy nhiên nếu thêm gừng nữa thì sẽ tuyệt vời hơn và công hiệu nhanh hơn với họ thể hàn (do nhiễm lạnh). Nếu thêm táo đỏ thì lại càng tuyệt hơn nữa vì táo đỏ có tính dương, ôn ấm, bổ máu.

    – Trà củ sen khô: 15-20 miếng
    – Lá tía tô khô hoặc thân cành: 15-20 lá
    – Táo đỏ 5 quả
    – Gừng (nếu họ do lạnh): 1 ngón tay cái cắt lát. Với trẻ em có thể cho chút xíu hoặc không cho cũng được nếu bé không thích.
    – 3 bát nước đun nhỏ lửa lấy 1 bát, uống vào sáng sớm, chiều tối và trước khi ngủ.

    Các bạn nhà có vườn hãy chịu khó trồng tía tô, phơi trong râm rồi sấy khô cất đi, nếu bị cảm ho cứ đun tía tô uống không cũng tốt.

    Nếu không bị ho, muốn dưỡng phổi bổ phế các bạn có thể đun trà củ sen với táo đỏ uống cũng rất tuyệt vời. Táo đỏ thì hiện mình có bán 200k 1kg (>200 quả)

    Về trà củ sen, thấy trên thị trường chỗ nào cũng chất lượng như nhau cả vì đều dùng một cách sấy và chế biến giống nhau là thời gian sấy quá lâu làm cho củ sen bị thâm và hơi đắng. Củ sen sấy chuẩn (với tiêu chuẩn của mình) có màu trắng, mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên hiện mình chưa làm được nên các bạn cứ tiện đâu thì mua. Còn như họ nói là sấy lạnh thì đảm bảo dinh dưỡng vitamin. Đây cũng chỉ là một tiêu chí thôi. Mình có thể lật ngược lại vấn đề như này, có những cái như khoai tây, củ mài mà để lâu ngoài không khí thì bị oxy hóa sinh độc, hóa đắng. Thế nên phải hạn chế thời gian tiếp xúc với không khí càng ít càng tốt. Còn vitamin thì trước sau gì cũng nấu chín cả, có ăn củ sen sống đâu mà cần vitamin. Nói như những người sấy hoa quả lạnh (vitamin là qtrong nhất) thì toàn bộ thuốc đông y vứt hết à, cái gì chả qua chế biến sao tẩm. Nếu tiêu chí của bạn là màu, mùi, vitamin thì ok sấy lạnh còn thuốc thì tiêu chí là thứ khác.

    BẮP CẢI TRỊ HO
    Bởi vì mình cũng bị ho nên đôi khi cũng thử cái này cái kia. Ăn và uống nước bắp cải luộc thấy dễ chịu cái họng. Khi mà chả có cái gì thì cái này dễ kiếm và cũng có tác dụng. Các bạn cứ thử xem, nhất là bệnh ho có đờm hoặc bị ho do nóng phổi.

    Bắp cải có vị cay, tính hàn. Nó có khả năng chữa ho, làm mát phổi nhưng cần dùng thêm với chút gừng.

    Nói chung dược tính của bắp cải là tiêu viêm, hóa ung, thải độc, thanh nhiệt, giảm đau, giảm sưng tấy, làm mát nhưng lại hoạt (lạnh nhưng tính hoạt hay gọi là cay nhưng tính hàn giống củ cải). Bắp cải rất tốt cho các công thức detox. Cũng có rất nhiều các món ăn chế biến cùng bắp cải. Đang mùa bắp cải, chịu khó ăn cho cả năm ha.

    Vũ Minh Việt

    [/panel]

     

    Anh Yu

    Xếp có ý. Chụp có tình [Đặt mua sách nấu ăn]

    Gửi

    Bài viết liên quan