khoa học nấu ăn ・ Thực Dưỡng ・ Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Hiểu Về Muối

Huy Phạm 09 Thg 12

XEM NHANH

    Hiện nay, khi đa phần các thông tin dinh dưỡng đều dành cái nhìn nghi ngại cho muối, tuy nhiên, họ dường như quên đi rằng đây chính là khởi nguồn của sự sống.

    Sử dụng muối ăn thiên nhiên như là gia vị nền tảng, điều này có lẽ không có ở bất kỳ loài động vật nào khác ngoài con người. Nước biển mang vị mặn mà của muối, chính là nơi nhận tất cả các dơ bẩn nhất về mình, gạn lọc và tạo thành một hệ sinh thái phong phú. Dòng máu con người cũng vậy, nếu như thiếu đi muối biển, nó sẽ mất đi khả năng kì diệu là chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào từ bên ngoài, cũng như tạo nên một dòng chảy mạnh mẽ đi nuôi sống toàn bộ các tế bào trong đó.

    Muối có tác dụng kiềm hóa và dương hóa cơ thể một cách mạnh mẽ. Đối với các bệnh lâu ngày đa phần do cơ thể bị nhiễm axit, muối có tác dụng trung hòa, và đảo thải các loại axit này ra khỏi cơ thể. Vì thế, muối thiên nhiên là thuốc trị hầu hết các chứng bệnh mãn tính hiện nay như tiểu đường, thiếu máu, ung thư…Đồng thời, muối cũng có tác dụng giữ nhiệt, vì vậy đối với các chứng bệnh sợ lạnh, cảm mạo, việc đưa muối vào cơ thể cũng là cần thiết. Muối biển thiên nhiên cũng chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, điều này khác với muối tinh hay các loại bột ngọt khác.

    Tuy nhiên một đặc tính khác của muối là rất khó hấp thu. Vì vậy, người ta không thể ăn nhiều muối cùng một lúc vì sẽ gây nên những phản ứng rất mạnh, đôi khi rất nguy hiểm. Thực dưỡng khuyến cáo mỗi người nên sử dụng muối biển với lượng ít từng ngày. Bạn có thể dùng muối thiên nhiên trực tiếp để nấu ngũ cốc, các món súp, món rau, đặc biệt là để cân bằng lại các món ăn tạo axit (năng lượng) âm như đậu hạt, các món tráng miệng như hoa quả…

    Muối cũng nên được dùng dưới dạng dễ hấp thu như nước tương, muối mè, miso, tránh xa các loại muối trắng tinh chế hiện nay. Vị mặn của muối trong các loại gia vị này đã được hòa quyện với những chất béo lành mạnh từ đậu nành và mè khiến nó không còn mặn sắc nữa, và được cơ thể tiếp nhận một cách dễ dàng. Chỉ cần duy trì các loại gia vị này hằng ngày cũng chính là duy trì sức dẻo dai và bền bỉ cho cơ thể.

    Với người ăn mặn, lượng muối nên hạn chế (vì bản thân các loại đồ ăn mặn đã chứa rất nhiều muối), tuy nhiên với những người ăn chay, cần sử dụng muối thường xuyên để quân bình lại cơ thể. Đối với những người bị bệnh về thận việc sử dụng muối phải rất cẩn thận, vị mặn đi vào thận.

    15794330959 baefa94057 o

    Muối hầm đã được nung kĩ và tán nhuyễn, có tính Dương mạnh mẽ.

    15360724033 065f20fb5a o

    Muối hạt, muối biển là dạng gần tự nhiên nhất, rẻ tiền dễ mua.

    8jz5iwHq

    Muối tinh chế (table salt): Việc bổ sung I-ốt vào muối bắt đầu từ những năm 1920 tại Thụy Sĩ, sau đó lan sang Mỹ nhằm cải thiện việc thiếu chất từ đất trồng nghèo nàn và người dân không ăn những thực phẩm giàu I. Quá trình tinh chế muối có sử dụng hóa chất độc hại như nhôm, ferro cyanide, clo để tẩy..Hóa chất dùng trộn vào muối ăn là KI và KIO3 – những nguyên liệu buộc phải nhập khẩu vì trong nước chưa sản xuất được. Hóa chất bảo quản và chống vón được cũng được “bổ sung” thêm. Một số nơi còn cho thêm hóa chất Sodium Flouride để “gia tăng giá trị” cho hạt muối. Nghiên cứu cho thấy lượng I thêm vào muối không đủ cho cơ thể. Sử dụng vừa đủ những thực phẩm tự nhiên như rong biển là cách tốt nhất để đạt được lượng I tối ưu.

     

    (Bài viết trích từ COOKBOX2 – Khoa Học & Nghệ Thuật Nấu Ăn Tự Nhiên)

    Huy Phạm

    bhuypham@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan