Dinh Dưỡng Hiện Đại ・ Thai Giáo & Nuôi Con ・

Mang Thai Khỏe Mạnh (Kỳ 2: Cách Trị Các Cơn Ốm Nghén Và Các Vấn Đề Khác)

Huyền Trần 14 Thg 03

XEM NHANH

     Vào buổi sáng, các mẹ bầu hay “ọ ọe” và mọi người coi đấy là chuyện thường. Sự thật không phải như vậy, nó có hại là đằng khác. Ốm nghén là dấu hiệu cho thấy máu của thai phụ dư axít liên miên và nó tác động lên các cơ quan như gan, răng, xương và cuối cùng làm kiệt quệ người phụ nữ.

    Phụ nữ mang thai thường tự thèm loại thực phẩm có tính axit (nhưng tạo kiềm) như chanh, bưởi, bắp cải muối. Khi có em bé, máu của họ có xu hướng axit hơn. Bằng việc ăn những thức ăn họ thèm, thai phụ theo bản năng làm kiềm hóa dòng máu của mình. Nhưng nếu họ lại ăn nhiều thức ăn tạo axit (bánh mì trắng, đường, thịt…) thì tính axit vẫn duy trì trong máu và họ bắt đầu bị nôn mửa.

    Om nghen khi mang thai 2

    Các đức lang quân nên mát xa cho vợ bầu của mình, để sức khỏe nàng khỏi đỏng đảnh nhé!

    Làm sao khi bị nghén vào buối sáng?

    • Hãy ăn thật chậm rãi và ăn thành nhiều các bữa nhỏ hơn là ăn 2, 3 bữa chính lớn (bữa nhỏ khác ăn vặt nhe!). Như đã nói ở kỳ trước, các mẹ nên tăng lượng rau và protein từ rau củ quả đậu, tránh các loại thực phẩm “quá” như đường, gia vị mạnh, đồ ăn dầu mỡ, đồ nướng, chế phẩm từ động vật hoặc quá nhiều muối;
    • Những thực phẩm có thể làm giảm sự khó chịu của cơn ốm nghén: dưa muối kiểu Đức sauerkraut, rau xanh hấp với chanh, trà với chanh, trà gừng, cho gừng vào súp và các món khác, mơ muối umeboshi, bánh gạo;
    • Rất rất nên tăng cường nghỉ ngơi và tập thể dục ở ngoài trời;
    • “Bắt” chồng học mát gần mát xa. Học được kỹ thuật shiatsu thì càng tốt;
    • Sử dụng liệu pháp hương thơm – sử dụng tinh dầu TỰ NHIÊN từ hoa oải hương, chanh và bạc hà để thư giãn cơ thể.

     

    Bị “táo” – phải làm thế nào?

    Om nghen khi mang thai 6

    Các loại rau, đặc biệt là rau xanh, sẽ giúp các mẹ trị bệnh “táo”

    • Cách đơn giản nhất là tăng lượng rau, đến hẳn 50% hoặc hơn. Nhất là rau xanh để có thêm nhiều chất xơ.
    • Giảm lượng muối, đồ nướng, bột tinh, chế phẩm từ động vật hoặc quá nhiều hạt.
    • Tăng lượng nước cho cơ thể nếu các mẹ lười uống nước.
    • Nếu có thể, uống trà kukicha ấm, hay trà kanten, hay trà đậu đỏ.
    • Ăn đậu đỏ với các loại rau củ quả ngọt khác.
    • Tăng cường tập thể dục ngoài trời.
    • Hàng ngày bắt chồng “đè” ra mà mát xa toàn bộ cơ thể.

     

    Các cách tăng lượng sắt

    Om nghen Mang bau 5

    Rượu vang, chế phẩm đậu nành tinh luyện, trà có chứa caffein và cà phê là những thực phẩm gây ức chế sắt.

    • Ăn uống đa dạng, tươi và hữu cơ nhất có thể.
    • Chỉ nến ăn tầm 40% các loại ngũ cốc. Nên nhớ rằng bánh mỳ, bánh bích quy, bánh gạo, bánh pudding gạo , vv cũng làm từ ngũ cốc.
    • Ăn ÍT NHẤT 50% rau củ quả.
    • Hàng tuần nên ăn ít nhất 1 lần lẩu sukiyaki.
    • Hàng ngày nên ăn 1 nắm rau cải xoong chần.
    • Sử dụng tảo đun trong các món rau và súp một vài lần trong tuần.
    • Nấu tempeh với rau xanh, sauerkraut và tảo đun.
    • Ít nhất 1 lần mỗi tuần, làm cà rốt và ngưu bàng theo cách kinpira (áp chảo và để sôi liu riu).
    • Làm súp hoặc hầm cá với củ và rau tròn. Các mẹ có thể áp chảo rau trước rồi cho rau xanh với gừng lúc cuối. Gia giảm với miso.
    • Dùng bánh gạo mochi trong súp miso.
    • Hàng tuần nên ăn gạo nếp với đậu đỏ, đến cuối ăn chút hành tây áp chảo.
    • Gia giảm nhẹ tay.
    • Hàng ngày nên “hòa mình vào thiên nhiên” bên ngoài.
    • Tập các bài tập thở hàng ngày.
    • Mát xa mát gần hàng ngày.

     

    Ôi mệt quá, phải làm sao?

    Om nghen khi mang thai 1

    Muốn đỡ mệt? Đi nghỉ thôi!

    Trong mấy tháng đầu thai kỳ, cơ thể các mẹ hay thấy mệt, và đấy là điều hoàn toàn bình thương! Mình đang mang 1 em bé cơ mà! Hãy tĩnh tâm và lắng nghe cơ thể của mình nhé các mẹ. Trong 9 tháng 10 ngày này, các mẹ sẽ phải trải qua thay đổi hooc-môn kinh hoàng, vậy nên mình cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy tranh thủ ngủ 15 phút hoặc gác chân thoải mái khi có thể. Đi ngủ sớm hơn cũng là một ý tốt. Thường thì các mẹ sẽ thấy khỏe lại từ tháng 4 trở đi thôi!

     

    Những “tip” khác khi mang bầu

    Om nghen khi mang thai 3

    Hãy cố gắng thư giãn và đi bộ trong thiên nhiên nhiều nhất có thể các mẹ nhé!

    Các mẹ ạ, mấy tháng thôi là các mẹ có con rồi, sắp “mất” tự do rồi! Ngay từ lúc bé chào đời thì mình đã phải làm quen với bé, cũng như quan sát những thay đổi và hiểu hơn về chính cơ thể mình. Hãy tìm cách để nhịp sống của mình được chậm lại, để mình có thể tập trung vào con và mình thôi.

    Nếu các mẹ chưa tập thiên vào giờ, thì thời gian đầu thai kỳ khá phù hợp để bắt đầu. Tập thiền không hề nặng nhọc hay khó khăn tí nào đâu! Chỉ đơn giản như ngồi trên ghế và theo dõi nhịp thở của mình, hay là đan len. Cách thiền khác là đi bộ ngoài trời, trong thiên nhiên và thực sự nhận thức được mỗi bước đi của mình trên mặt đất. Có vô số sách và video hướng dẫn thiền tập với nhiều phong cách khác nhau. Nếu muốn giao lưu thì bạn có thể tìm 1 workshop thiền, không thì đọc và xem video tại gia cũng là đủ. Tụng kinh cũng là một cách làm sạch năng lượng cơ thể hiệu quả.

    Nhiều mẹ bầu bảo là có bầu nặng nề không tập thể dục được, hơi bị nhầm nhé. Tập thể dục không chỉ giúp sinh dễ mà còn giải phóng được năng lượng tiêu cực khỏi cơ thể. Nếu các mẹ đã đang theo tập môn nào rồi thì khi có thai, các mẹ nên thay đổi cách thức tập đi một chút. Khi mang bầu thì cách tập thể dục an toàn nhất là đi bộ trong tự nhiên, thái cực quyền và tập yoga. Mình không nên bắt đầu tập bài nào nguy hiểm hay tốn quá nhiều sức trong thời gian này.

    Có thể nói đi bộ là một trong những hình thức thể thao cân bằng nhất, và ngay chỉ 15 phút đi bộ mỗi ngày có tác dụng tốt như việc thi thoảng đi bộ 1 tiếng. Hơn nữa, càng về cuối thai kỳ thì các mẹ bầu càng thấy khó khăn hơn trong việc tập thể dục lâu, nên mình cứ tập ít nhưng đều là được. Mình nên cố gắng đi bộ càng nhiều càng tốt mỗi ngày, đơn cử như leo cầu thang thay vì dùng thang máy, đỗ xe xa hẳn tòa nhà mình làm việc, hoặc đi bộ một chút sau bữa trưa hoặc bữa tối.

    Các mẹ đọc hết 2 bài này của Bếp thấy có mệt không? Các mẹ đừng nản nhé, cứ từ từ từng tí một. Mình có hẳn gần 1 năm để sống khỏe cho con và cho mình cơ mà! Chúc các mẹ khỏe mạnh và kiên trì nhé!

    Nguồn: Celebrate 4 Health

    Huyền Trần

    @ichyeudich

    Gửi

    Bài viết liên quan