Thực Dưỡng ・ Nhập Môn Thực Dưỡng ・

Uống Bao Nhiêu Nước Là Đủ ?

Huy Phạm 19 Thg 11

XEM NHANH

    Khi tìm hiểu về Thực dưỡng, mọi người thường bất ngờ và đặt dấu hỏi to tướng vì tôn chỉ hơi PHẢN KHOA HỌC là

    Uống ít nước.

    Thật ra đây không phải là một sự hành xác khi ép mình phải nhịn khát quá độ. Đây đơn giản chỉ là một tiêu chí để nhận biết xem việc ăn uống thực dưỡng của bạn đã đúng đắn chưa. Trên thực tế, những người ăn Thực dưỡng quân bình lâu ngày, cảm giác khát nước giảm đồng nghĩa với việc dòng máu của họ đã được sạch hơn bình thường và duy trì được độ kiềm lý tưởng từ 7,32-7,44.

    Bên cạnh đó, lượng nước đưa vào cũng tỉ lệ với lượng muối đưa vào. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm động vật, có nhiều muối cũ, với nhiều độc tố khó đào thải ra khỏi cơ thể, gây cho họ cảm giác nóng nảy, bức bách bên trong và phải tìm một loại nước uống để giải tỏa. Khi thận của bạn còn làm việc khỏe mạnh, nó sẽ lọc và thải nước cùng độc tố trong máu ra ngoài để duy trì sự cân bằng kia. Nhưng về lâu về dài, việc uống nước như vậy sẽ gây nên các chứng như suy thận, mệt tim, phình và liệt nhu động ruột, các rối loạn về thần kinh khác nhau…và lúc đó cả về thể chất lẫn tinh thần sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trong.

    tea

    Mình thường để ý các cụ ngày xưa thưởng thức trà một cách rất tinh tế. Chén trà bé tí tẹo mà các cụ uống từng ngụm một chậm rãi, vừa nhâm nhi, vừa trầm ngâm thưởng thức cái đẹp của cuộc sống. Đối với các dân tộc vùng Á Đông, họ ăn uống đơn giản, đổ mồ hôi ngoài đồng ruộng và chỉ uống nước bù lại qua canh súp, một ấm trà nhỏ sau bữa ăn, kể như vậy đã là đủ. Kiểu uống nước đó trong thời đại lên ngôi của fast food và Coca Cola, Trà chanh chém gió…, bị coi là lỗi thời và THIẾU KHOA HỌC. Nhưng đến với Thực dưỡng, mình mới nhận ra rằng đó là một nghệ thuật thưởng thức cuộc sống của các ông bà mình. M.Gandhi đã từng nói:

    Hãy ăn đồ uống và uống đồ ăn

    Thực dưỡng không ép bạn uống ít nước mà chỉ khuyên bạn hãy lắng nghe cảm giác khát thực sự của mình như các cụ đã làm, uống từng ngụm nhỏ một và nuốt, bạn sẽ nhận ra bạn không cần nhiều nước như bạn tưởng, nhất là lúc bạn ăn uống quân bình, với ngũ cốc, rau, đậu, rong biển…

    Người có chế độ ăn hiện đại không thể sử dụng tiêu chuẩn uống nước của thực dưỡng được, bởi lẽ dòng máu của họ quá axit. Lời khuyên của các bác sĩ xem chừng có vẻ đúng với họ. Họ ăn quá nhiều thức ăn giàu axit và ngược lại, uống quá nhiều để trung hòa độc tố từ thức ăn đó. Tất cả tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn, khiến người ta không biết bao giờ là đủ và thỏa mãn cả.

    [box type=”bio”] Về lâu dài, nếu bạn theo thực dưỡng, bạn có thể điều tiết lượng nước của mình dựa vào số lần tiểu tiện, màu nước tiểu. Thực dưỡng đưa ra tiêu chuẩn là nam giới đi tiểu 3- 4 lần, nữ giới 2-3 lần trong một ngày. Nước tiểu trong và có màu vàng bia, không cặn có nghĩa là thận của bạn vẫn làm việc thải độc tốt. [/box]

    Wet Hand

    Nói đến đây, nhiều người thắc mắc: “Sao bảo nước tiểu trắng là tốt, có nghĩa là thận đã được lọc”. Xin thưa thận không phải là một ống cống cần nước để vệ sinh chùi rửa, mà là một bộ máy kì diệu, một nhà máy thuốc bên trong giúp duy trì cân bằng nội dịch cơ thể. Uống nhiều nước khiến thận bị trương nở, không có khả năng lọc thải độc ra ngoài, thì việc đi tiểu trắng không có gì lạ, đơn giản chỉ là tuồn thải nước dư thừa ra khỏi cơ thể để tự dương hóa. Ngoài ra còn một phương pháp để kiểm tra lượng nước nữa là kiểm tra độ ẩm của bàn tay và bàn chân, nếu thường xuyên ướt nhèm có nghĩa là thận đã quá tải. Những ai bị hù một cách bất ngờ, thường hoảng hốt, giật bắn mình, tim đập loạn nhịp, hồ hôi lạnh toát cũng là dấu hiệu của uống thừa nước gây yếu thận…Đồng thời, những ai uống nhiều nước chắc chắn thần kinh sẽ không minh mẫn, thường hay hoang tưởng, sợ sệt lung tung, trí nhớ kém, hay suy nghĩ rời rạc…

    Thực đơn quân bình bao gồm ngũ cốc, rau củ, đậu, rong biển, miso, tamari…là chủ đạo sẽ khiến bạn cắt cảm giác khát nước và thói quen uống nhiều nước khi nó không tạo quá nhiều axit trong máu. Đối với người mới đến với Thực dưỡng, khi máu còn chưa được tẩy sạch khi chuyển chế độ ăn, họ vẫn cần một nước để cân bằng độc tố trong máu trước khi đưa chúng thải ra ngoài. Tuy nhiên, các loại nước Thực dưỡng khuyên dùng là các loại gần quân bình, giàu khoáng chất, giúp hỗ trợ thải độc hiệu quả đồng thời góp phần phục hồi khả năng hoạt động của các cơ quan.

    – Trà gạo lứt, trà lúa mạch là những loại trà rất tốt cho tỳ vị, tim, gan

    – Trà bồ công anh là loại trà giúp thải độc gan rất tốt, giúp cho các trường hợp bị nóng trong mà không làm hạ huyết áp.

    – Trà sắn dây-mơ muối giúp trị các chứng về cảm lạnh, sốt cũng như các chứng về đường ruột.

    – Trà củ sen giúp trị các chứng về hô hấp suyễn, phế quản…

    – Trà đậu đỏ-phổ tai giúp phục hồi năng lực thận một cách kì diệu. (xem cách nấu)

    – Trà bancha, hay trà 3 năm giúp trị các chứng về đường ruột và thần kinh.

    – Yannoh, hay Cà phê thực dưỡng là loại đồ uống từ ngũ cốc rang và xay thành bột giúp thay thế cà phê, tiêu thực và tăng khả năng tập trung. Nature Cuppa’s

    Trà Mu là một loại trà thảo dược với nhiều vị thuốc được tiên sinh Ohsawa chế ra, rất dương, giúp làm ấm thận và tăng cường khả năng phán đoán.

    Tùy từng thể trạng, có người hợp với loại trà này, có người hợp với loại trà khác. Mình khuyên các bạn nên sử dụng một loại trà duy nhất trong suốt quá trình ăn uống để hồi phục sức khỏe.

    Tóm lại, khi ăn thực dưỡng, ta cần tránh hai cực đoan: nhịn khátuống quá nhiều. Nếu khát quá, bạn hãy nhai kĩ hơn, sử dụng mơ muối vào buổi sáng, giảm lượng muối (nhưng tuyệt đối không được bỏ muối ra khỏi bữa ăn vì đó là nhân tố dương hóa cơ thể). Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức cái ngon của trà, một đến khi hết khát thì ngưng.. Như vậy bạn sẽ không thể và không có nhu cầu uống nhiều như trước. Nguyên tắc lượng giết phẩm, có nghĩa là uống nhiều vẫn có thể gây âm hóa cơ thể, nên các loại trà này, dù dương cũng không phải ngoại lệ. Không nên tự giới hạn cho mình một lượng nước cố định trong ngày, bởi lẽ cơ thể bạn và môi trường xung quanh bạn luôn biến đối. Nếu bạn đổ nhiều mồ hôi hay thời tiết nắng nóng, bạn có thể uống nước để bù lại; nếu đang giữa mùa đông thì nhu cầu nước cũng không nhiều như mùa hè. Hãy cứ thực hành linh hoạt như vậy rồi bạn sẽ dần dần làm chủ lượng nước của mình.

    Xem thêm:

    Hiểu Về Nước – Nguyên Liệu Nấu Cơ Bản

    Huy Phạm

    bhuypham@gmail.com

    Gửi

    Bài viết liên quan