Cũng giống như người lớn, khi ăn ra khỏi phạm vi, trẻ cũng sẽ dễ bị mất cân bằng và gây ra những biểu hiện bất thường, nhạy cảm hơn người lớn chúng ta. Mất cân bằng có thể quá dương hoặc quá âm từ các thứ mẹ cho trẻ ăn quá nhiều. Không phải tốt thì ăn nhiều sẽ tốt hơn, mà cần vừa phải, điều độ và cả sự quan sát tinh tế phản ứng của con từ cha mẹ. Vì những dấu hiệu này rất quan trọng và cần được chú ý ngay lập tức nếu chúng xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình nuôi con. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng quá dương nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:
- Bé có dấu hiệu đói liên tục hoặc rất muốn ăn.
- Bé khóc thét lên. Khi một đứa trẻ hét lên, nó thường là một dấu hiệu của một tình trạng quá dương. Còn tiếng khóc nhai nhải ở trẻ thì ngược lại với khóc thét, nó có nghĩa là một đứa trẻ quá âm.
- Căng thẳng, trẻ thiếu linh hoạt, hoặc ít cử động.
- Mất khả năng bò hoặc đi.
- Trong quá trình lớn lên, chân bị cong, giống còi xương.
- Khó phát triển. Không tính trẻ thiếu kí khi mới sinh (2,5-2,7kg) . Trẻ nhỏ hơn thường có sức sống và khả năng sinh trưởng cao hơn những em bé quá lớn. Tuy nhiên, sau khi sinh, trẻ em thường phát triển rất nhanh. Ăn quá nhiều muối có thể ức chế sự phát triển và làm cho trẻ nhỏ và bị co lại.
- Lưu thông trong cơ thể không tốt. Muối có thể làm các mao mạch ngoại biên co lại và ức chế lưu thông máu. Làm cho cánh tay, bàn tay trẻ lạnh hoặc màu nhạt.
- Trọng lượng bất thường. Không có tỷ lệ cố định đối với tăng cân ở trẻ em.
Chiều cao chuẩn và biểu đồ trọng lượng thường được sử dụng ngày nay thường không đáng tin cậy. Tốc độ tăng trưởng trên các biểu đồ này có xu hướng phản ánh trung bình đối với những đứa trẻ uống sữa công thức. Cân nặng chuẩn đối với trẻ bú mẹ, hoặc đối với trẻ em ăn thực dưỡng thì chưa được quy định cụ thể. Một số trẻ tăng cân nhanh, một số trẻ chậm hơn. Trẻ nhỏ khi sinh có khuynh hướng tăng nhanh hơn, trong khi trẻ lớn hơn thường có xu hướng tăng chậm hơn. Khi trẻ lớn hơn, tỷ lệ tăng trưởng thể chất có xu hướng chậm lại trước tuổi vị thành niên.
Khi trẻ ăn ngon trong các bữa, cha mẹ không cần phải quá quan tâm đến cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ trở nên ốm hơn hoặc mập lên bất thường, đó có thể là một dấu hiệu của quá nhiều muối hoặc dấu hiệu của sự mất cân bằng yếu tố nào đó trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Việc ăn quá nhiều muối có thể khiến trẻ bị nhỏ lại và trở nên ngày càng gầy. Trong một số trường hợp, trẻ có thể giữ nước, chất béo, và các chất khác và trở nên thừa cân béo phì.
- Da khô hoặc không láng mịn. Trẻ em khỏe mạnh thường có da mềm và mịn.
10. Phân trẻ bị tối màu và cứng. Phân là một trong những điều quan trọng nhất cần kiểm tra khi xác định xem tình trạng của một đứa trẻ quá âm, quá dương, hoặc cân bằng.
Màu sắc và độ rắn lỏng là hai yếu tố chính cần xem xét. Phân mềm, màu vàng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đang bú. Khi trẻ lớn hơn, phân thường có màu vàng nâu và rắn hơn. Nếu trẻ thường xuyên đi phân xanh và lỏng, tình trạng này thường bị do mất cân bằng. Một đứa trẻ ăn thực dưỡng bình thường sẽ đi tiêu mỗi ngày và không có mùi khó chịu.
- Trong một số ít trường hợp, sốt cao cũng là 1 triệu chứng nhưng không phổ biến.
- Ăn không ngon miệng. Như đã nêu ở trên, muối có thể khiến trẻ ăn quá nhiều. Tuy nhiên, muối cũng có thể làm giảm sự thèm ăn vì tác dụng của nó lên các cơ quan tiêu hóa.
Khi có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng đã liệt kê, hoặc nếu bạn nghi ngờ tình trạng mất cân bằng ở trẻ (các triệu chứng này cũng có thể do sử dụng quá nhiều các loại bột đã qua quá trình chế biến hoặc do thiếu nhiều chất khác – bao gồm rau tươi, lá xanh trong chế độ ăn), chế độ ăn uống của trẻ cần được điều chỉnh ngay. Bước đầu tiên hướng tới sự cân bằng tự nhiên hơn là hạn chế việc trẻ ăn nhiều thức ăn quá dương. Thử giảm hoặc tạm thời tránh sử dụng muối khi nấu món ăn cho trẻ. Các loại gia vị chứa muối có thể được thay thế những loại không có muối.
Hương vị tự nhiên từ thức ăn có thể được sử dụng nhiều hơn bình thường. Các loại ngũ cốc như gạo nếp hoặc yến mạch (có độ béo cao hơn gạo lứt, lúa mạch, hoặc kê) có thể được bao gồm thường xuyên hơn. Nếu cần thiết, khi chế biến các món ăn ngũ cốc của trẻ có thể cho thêm nước nhiều hơn bình thường, để tạo sự mềm mịn và đặc như kem. Đôi khi, một lượng nhỏ lúa mạch lúa mạch, xi rô gạo, rượu gạo amazaké, hay nho khô có thể được thêm vào ngũ cốc ăn sáng.
Thỉnh thoảng cũng có thể cho trẻ ăn cốm bỏng các loại ngũ cốc nguyên hạt (Puffed whole grain cereals) với rượu gạo amazaké. có thể cho trẻ ăn các loại rau như cà rốt, bí, bắp cải, củ cải Nhật và hành tây – vào khẩu phần hàng ngày, như rau xanh hấp nhẹ, và xà lách ép hoặc luộc. Một lượng nhỏ umeboshi hoặc giấm gạo lứt có thể được sử dụng làm gia vị khi cần.
Nấm đông cô Nhật – Shiitake cũng có thể được nấu với rau củ, hoặc thường được sử dụng trong món súp. Thỉnh thoảng có thể sử dụng trà shiitake vài lần trong tuần cho một tháng hoặc lâu hơn.
Tốt hơn hết làm cho trẻ các món rau nấu chín nhẹ để giúp trẻ khôi phục cân bằng lượng trái cây, và các chất tạo ngọt nhân tạo. Bằng cách này, đứa trẻ dễ dàng trở lại trạng thái cân bằng hơn mà không bị quá dương hay quá âm. Nấu chín một ít táo, lê hoặc trái cây khác để lấy nước ép, hoặc làm thạch kanten táo. Có thể sử dụng những lại trái cây theo mùa. Tốt nhất là chỉ ăn lượng vừa phải.
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, trẻ nên được tắm nước nóng hàng ngày. Giúp cơ thể thải ra muối và khoáng chất dư thừa.
Muối mè – Gomashio là một gia vị rất tốt cho trẻ em. Nó được làm từ mè và muối biển. Khi làm ở nhà, bạn có thể tự do điều chỉnh tỷ lệ mè với muối cho phù hợp với tuổi hoặc tình trạng của trẻ. Khi làm muối mè cho trẻ, nghiền mè nhuyễn hơn một chút thay vì để nguyên cho người lớn.
Mè nghiền nhỏ thì dễ tiêu hóa. Cho mè vào cối suribachi và nghiền nát khoảng 75%. Tỷ lệ muối so với mè có thể 1 muối 25 mè. Khi trẻ lớn hơn, dần dần điều chỉnh tỷ lệ mè và muối. Khi trẻ lớn đến mười tuổi tỷ lệ muối mè có thể là 1 muối 15 mè. thức ăn với cơm có thể làm mà không có muối. Mè nướng không hoặc hạt hướng dương nướng cũng rất thích hợp cho trẻ.
Hay rang mè cùng một ít rong wakame. Rang thơm sau đó nghiền nát chúng trong cối suribachi tương tự như làm muối mè.
Mơ muối – Umeboshi có thể được sử dụng cho trẻ em hay gặp vấn đề ở dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Nên cho một miếng rất nhỏ vào ngũ cốc của trẻ. Nên lưu ý về lượng umeboshi mà trẻ ăn. Ngay cả khi 5 hoặc 6 tuổi, tốt hơn là nên ăn hạn chế vào khoảng nửa quả. Giống như các loại gia vị khác, nếu chúng ta nhận thấy trẻ bất ổn, nên cho trẻ ngưng ăn mơ muối cho đến khi tình trạng của chúng trở lại bình thường.
Thi thoảng vẫn nên cho trẻ ăn một ít mặn, trẻ ăn một miếng dưa chua thì cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Nhưng cần quan sát trẻ để xem ổn hay không.
Gia vị rong biển Đây là loại thức ăn kèm dịu nhẹ, dễ ăn và tốt cho trẻ. Có thể được tăng vị ngọt cho Nori bằng cách thêm một ít mạch nha lúa mạch. Hãy chắc chắn rằng trẻ chỉ sử dụng một lượng nhỏ. Nấu cho trẻ một ít bắp cải muối chua kiểu Đức (sauerkraut) cũng rất tốt; khi nấu, cải sẽ bớt mặn và dịu hơn. Gừng và các gia vị khác có hương vị quá mạnh không thích hợp với trẻ em.
Snacks Trẻ em gặp khó khăn khi tiêu hóa món có dầu. Vì vậy, tốt nhất là không cho trẻ ăn những thức ăn vặt có dầu. Tốt hơn hết chỉ cho trẻ em ăn những thứ như vậy trong những dịp đặc biệt. Bánh quy thì có thể lâu lâu được ăn một lần nhưng không nên thường xuyên. Đối với các món bánh nướng từ bột, khi ăn trẻ sẽ nhai nhiều, gây khó khăn cho trẻ. Ngoài ra, những món này còn làm cho trẻ mau khát và làm cho chúng uống nhiều hơn bình thường. Bánh gạo tốt hơn bánh quy, và đôi khi có thể thưởng thức cùng một ít bơ táo. Hãy cẩn thận không cho trẻ ăn quá nhiều bơ đậu phộng hoặc bơ mè (tahini). Hạt và đậu phộng ăn vào rất khó tiêu hóa nếu không nhai kỹ, vì thế không ăn thường xuyên. Thi thoảng có thể cho trẻ ăn một ít nho khô nguyên chất.. Nhưng tốt hơn là nấu chúng với một chút sắn dây hoặc trái cây như một món tráng miệng. Thỉnh thoảng nấu nho khô trong ngũ cốc cũng rất ổn.
Những món ăn nhẹ lý tưởng cho trẻ sử dụng thường xuyên là các loại thực phẩm như gạo, rau, hoặc sushi cuộn mì, cà rốt và cần tây, mì sợi hay salad mì sợi, bánh gạo hoặc các loại thực phẩm khác. Các món ăn nhẹ khác thì cho ăn ít là tốt nhất.
Thói quen ăn uống-Thức ăn làm cho trẻ nên thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu trẻ không đói thì đừng bắt buộc trẻ em phải ăn. Nếu chúng ta làm như vậy, con sẽ không ăn chú tâm và hay chơi với thức ăn. Tốt nhất là cho trẻ ăn một lượng nhỏ thức ăn để chúng không lãng phí. Nếu cúng muốn nhiều hơn cho thêm phần nhỏ để trẻ ăn xong hết những gì có trên đĩa. Hãy nhớ rằng lượng thức ăn cho trẻ không giống người lớn. Khuyến khích trẻ cảm ơn trước và sau mỗi bữa ăn. Học cách thưởng thức thức ăn và khám phá thế giới tự nhiên là cách giúp trẻ phát triển tốt nhất.
-Aveline Kushi-